Giáo dục Việt Nam từ xưa tới nay vẫn coi trọng việc dạy người, ta thấy vào bất cứ nhà trường nào cũng thấy “Tiên học lễ - Hậu học văn” đó là chân lý của Người Việt. Cũng như Bác Hồ đã dạy “Có tài mà không có đức là vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” điều đó cho ta thấy dạy người phải hài hoà giữa đức và tài. Theo đạo lý đó, những nhà biên soạn sách giáo nói chung và chương trình sách giáo khoa Tiểu học nói riêng đã phát huy được điều đó. Tức là phù hợp với trình độ nhận thức cũng như kinh tế của đất nước. Bởi kết quả giáo dục của Việt nam chúng ta cũng không thua kém các nước trên thế giới. Chúng ta đã thừa hưởng tinh hoa của nhân loại và vận dụng linh hoạt vào cho người Việt. Từ trước nước ta đã vận dụng của Liên Xô,gần đây tham khảo các nước phát triển như Xanh-ga-bo, Pháp, . để xây dựng chương trình. Bản thân tôi là một giáo viên đã trên chục năm trực tiếp giảng dạy toàn cấp tiểu học và cũng được ngành bồi dưỡng giáo dục về nội dung, phương pháp phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nói chung sự cố gắng của các nhà quản lý giáo dục đã thể hiện rõ nét thông qua các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên. Nhưng quan điểm của giáo dục tiểu học thì theo bản thân tôi luôn hướng tới dạy người rồi mới dạy chữ nhưng phải xây dựng được nội dung và phương pháp mở để chuyển tải đến cho người học bằng con đường ngắn nhất mà người học thích thú chứ không mang tính áp đặt. Tôi lấy một vài ví dụ như dạy lịch sử thì mục đích cuối cùng của bài là để học sinh biết được về lịch sử để trân trọng và yêu quý, tự hào, tự tôn dân tộc. Nhưng để làm được điều đó đến với người học quả thực khó, bởi phương pháp dạy lịch sử theo nội dung chương trình của chúng ta thì vẫn nặng về truyền thống chưa đột phá được như những nước tiên tiến trên thế giới. Ta thấy giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ không chỉ là nhiệm vụ của các nhà trường mà cả toàn xã hội. Tôi thấy một sự thật đáng buồn là học sinh Việt Nam lại biết nhiều nhân vật lịch sử Trung Quốc nhiều hơn.
2 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập làm văn 5 - Bài viết: Dạy người trước hay dạy chữ trước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Đại Sơn 2
GV: Nguyễn Hải Đường
Bài viết
Dạy người trước hay dạy chữ trước ?
Giáo dục Việt Nam từ xưa tới nay vẫn coi trọng việc dạy người, ta thấy vào bất cứ nhà trường nào cũng thấy “Tiên học lễ - Hậu học văn” đó là chân lý của Người Việt. Cũng như Bác Hồ đã dạy “Có tài mà không có đức là vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” điều đó cho ta thấy dạy người phải hài hoà giữa đức và tài. Theo đạo lý đó, những nhà biên soạn sách giáo nói chung và chương trình sách giáo khoa Tiểu học nói riêng đã phát huy được điều đó. Tức là phù hợp với trình độ nhận thức cũng như kinh tế của đất nước. Bởi kết quả giáo dục của Việt nam chúng ta cũng không thua kém các nước trên thế giới. Chúng ta đã thừa hưởng tinh hoa của nhân loại và vận dụng linh hoạt vào cho người Việt. Từ trước nước ta đã vận dụng của Liên Xô,gần đây tham khảo các nước phát triển như Xanh-ga-bo, Pháp, ... để xây dựng chương trình. Bản thân tôi là một giáo viên đã trên chục năm trực tiếp giảng dạy toàn cấp tiểu học và cũng được ngành bồi dưỡng giáo dục về nội dung, phương pháp phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nói chung sự cố gắng của các nhà quản lý giáo dục đã thể hiện rõ nét thông qua các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên. Nhưng quan điểm của giáo dục tiểu học thì theo bản thân tôi luôn hướng tới dạy người rồi mới dạy chữ nhưng phải xây dựng được nội dung và phương pháp mở để chuyển tải đến cho người học bằng con đường ngắn nhất mà người học thích thú chứ không mang tính áp đặt. Tôi lấy một vài ví dụ như dạy lịch sử thì mục đích cuối cùng của bài là để học sinh biết được về lịch sử để trân trọng và yêu quý, tự hào, tự tôn dân tộc. Nhưng để làm được điều đó đến với người học quả thực khó, bởi phương pháp dạy lịch sử theo nội dung chương trình của chúng ta thì vẫn nặng về truyền thống chưa đột phá được như những nước tiên tiến trên thế giới. Ta thấy giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ không chỉ là nhiệm vụ của các nhà trường mà cả toàn xã hội. Tôi thấy một sự thật đáng buồn là học sinh Việt Nam lại biết nhiều nhân vật lịch sử Trung Quốc nhiều hơn. Đó là mâu thuẩn mà tất cả các nhà giáo dục phải trăn trở, day dứt. Vì thế mà bản thân tôi xin được mạo muội trao đổi những trăn trở để kính trình lên các nhà quản lý giáo dục, các nhà biên soạn nội dung chương trình một số trăn trở sau: Một là chương trình phổ thông cho học sinh tiểu học phải phù hợp với tình độ chuẩn, ngoài ra còn có nội dung chương trình riêng phù hợp với từng vùng miền để phát huy tối đa tính giáo dục mở. Hai là khi biên soạn chương trình cũng cần soi vào nguồn giáo viên hiện có của chúng ta. Bởi sự ăn mòn và hằn sâu vào tiềm thức của con người khó có thể thay đổi. Thầy được học cái gì thì thầy sẽ dạy cái đó thậm chí còn thiếu huống chi mới tập huấn dăm ba ngày mà tiếp thu cả một chương trình hoàn toàn mới. Vì thế mà phải phân hóa học sinh, phân hóa giáo viên, phân hóa trường học để phát huy tối đa năng lực của người học và người dạy. Ba là nội dung chương trình phải mang tính ổn định, chính xác có hướng mở để cho từng trường cũng như từng giáo viên và học sinh tự phát huy như ước mơ khám phá bầu trời, không giới hạn, gò bó. Bốn là chương trình mang tính đa năng người dạy có thể áp dụng bất cứ phương pháp nào sở trường của mình để mang lại hiệu quả là được, chứ không gò bó cứ phải phương pháp này phương pháp kia Bởi lẽ cái mà chưa hiểu, chưa rõ thì làm sao mà làm việc đem lại hiệu quả cao được. Trên đây là những hiểu biết hèn mọn của bản thân qua những năm giảng dạy và học tập đồng nghiệp. Rất mong được cảm thông chia sẻ, xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
File đính kèm:
- Bai viet ve day nguoi truoc hay day chu truoc.doc