Tập đọc: Thắng biển

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhận giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê giữ gìn cuộc sống bình yên. Trả lời được các câu hỏi 2, 3, 4 trong SGK.

* KNS: Rèn kĩ năng giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông. Ra quyết định, ứng phó. Đảm nhận

trách nhiệm.

*BVMT: Trồng cây gây rừng, không chặt phá rừng, giữ môi trường đất không ô nhiễm .

 

docx3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6041 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập đọc: Thắng biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc PPCT: 51 THẮNG BIỂN (KNS- BVMT: GT) I. MỤC TIÊU: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhận giọng các từ ngữ gợi tả. - Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê giữ gìn cuộc sống bình yên. Trả lời được các câu hỏi 2, 3, 4 trong SGK. * KNS: Rèn kĩ năng giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông. Ra quyết định, ứng phó. Đảm nhận trách nhiệm. *BVMT: Trồng cây gây rừng, không chặt phá rừng, giữ môi trường đất không ô nhiễm….. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1-GV:Tranh trong SGK. Bảng phụ ghi câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc . 2- HS: SGK III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: * Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe ? * Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ. -GV nhận xét, cho điểm. 3.Bài mới: a) Khám phá - Bức tranh miêu tả cảnh gì? - Lòng dũng cảm của con người không chỉ được bộc lộ trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, trong đấu tranh vì lẽ phải mà còn được bộc lộ trong cuộc đấu tranh chống thiên tai. Bài văn Thắng biển các em học hôm nay khắc họa rõ nét lòng dũng cảm ấy của con người trong cuộc vật lộn với con bão biển hung dự, cứu sống quãng đê. b) Kết nối *Luyện đọc: Cho HS đọc nối tiếp. -GV chia đoạn: 3 đoạn. + Đoạn 1: Từ đầu … nhỏ bé. + Đoạn 2: Tiếp theo … chống giữ. + Đoạn 3: Còn lại. -Luyện đọc những từ ngữ khó đọc và giải nghĩa từ. * GV đọc diễn cảm cả bài( giọng chậm rãi ở đoạn 1, đoạn 2 đọc với giọng gấp gáp hơn. Cần nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh, hình ảnh so sánh nhân hoá) * Tìm hiểu bài: -Cho HS đọc lướt cả bài. * Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào ? Đoạn 1: Cho HS đọc đoạn 1. * Tìm từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển trong đoạn 1. Đoạn 2: Cho HS đọc đoạn 2. * Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2 ?hs khá giỏi. * Trong Đ1+Đ2, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả? * Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì ? Đoạn 3: HS đọc đoạn 3. * Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển ? c. Thực hành Đọc diễn cảm: Cho HS đọc nối tiếp. -GV dán phiếu hd hs đọc d cảm đoạn 3. -Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 3. -GV nhận xét, khen những HS đọc hay. d. Vận dụng * Em hãy nêu ý nghĩa của bài này. + Chúng ta cần làm gì để chống bão lũ ? BVMT: Để chống bão lũ chúng ta cần phải trồng cây gây rừng, không chặt phá rừng, giữ môi trường đất không ô nhiễm….. -Dặn HS về nhà đọc trước bài TĐ tới. - GV nhận xét tiết học. -2 HS: đọc thuộc bài thơ Tiểu đội xe không kính, trả lời câu hỏi. Qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính vì bom giật bom rung, tác giả ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước. -Miêu tả cảnh những người dàn ơng đang vật lộn với sĩng biển. -HS lắng nghe. -3Hs tiếp nối đọc 3 đoạn 2 lượt -HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK. -HS luyện đọc từ ngữ theo sự hướng dẫn của GV và giải nghĩa từ. - HS lắng nghe -HS đọc lướt cả bài 1 lượt. * Cuộc chiến đấu được miêu tả theo trình tự: Biển đe doạ (Đ1); Biển tấn công (Đ2); Người thắng biển (Đ3). -HS đọc thầm Đ1. * Những từ ngữ, hình ảnh đó là: “Gió bắt đầu mạnh”; “nước biển càng dữ … nhỏ bé”. -HS đọc thầm Đ2. * Cuộc tấn công được miêu tả rất sinh động. Cơn bão có sức phá huỷ tưởng như không gì cản nổi: “như một đàn cá voi … rào rào”. * Cuộc chiến đấu diễn ra rất dữ dội, ác liệt: “Một bên là biển, là gió … chống giữ”. * Tác giả sử dụng biện pháp so sánh và biện pháp nhân hoá. * Có tác dụng tạo nên hình ảnh rõ nét, sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ. -1 HS to, lớp đọc thầm đoạn 3. * Những từ ngữ, hình ảnh là: “Hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi .. sống lại”. -3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn, lớp lắng nghe tìm giọng đọc từng đoạn, bài. -Cả lớp luyện đọc. -Một số HS thi đọc. -Lớp nhận xét. * Bài văn ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ đê biển. + Trồng cây gây rừng, không chặt phá rừng, giữ môi trường đất không ô nhiễm…..

File đính kèm:

  • docxthang bien.docx
Giáo án liên quan