Năm học 2010-2011 là năm thứ ba kể từ khi phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013. Liên đội Trường tiểu học Hòa Hưng. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị của Bộ GDĐT và Kế hoạch Liên ngành. Tất cả các Liên đội trong toàn Huyện nói chung cũng như Liện đội trường TH Hòa Hưng nói riêng, đã tiến hành tổ chức sinh hoạt, vui chơi thành công và phong phú, đã góp phần không nhỏ vào kết quả giáo dục của Nhà trường và thành tích của Liên đội.
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3050 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trường Tiểu Học Hòa Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoặc nhàm chán về tinh thần (chẳng hạn như chơi trò chơi tĩnh quá dài)…
Thể chất và tuổi tác: Nếu trong nhóm các em mà sức khỏe không đồng đều thì không thể cho các em chơi những trò chơi động hoặc không thể cho lớp nhỏ chơi chung lớp lớn được. Hai yếu tố này phải được áp dụng cân bằng nếu không chênh lệch nhau quá sẽ phản tác dụng hoặc không công bằng.
Thời gian-thời tiết, địa điểm:
* Thời gian, thời tiết: Đây là yếu tố mà người thiết kê phải biết chọn lựa đặc tính trò chơi thích hợp để quyết định cường độ chơi.Ví dụ: giữa trưa hè oi bức mà sử dụng trò chơi động quá lâu, hoặc một sáng mùa đông mà sử dụng trò chơi tĩnh tại….
* Địa điểm: Có thể sử dụng bất kỳ nơi nào nhưng phải thích nghi với đặc thù trò chơi ví dụ: Muốn tổ chức các trò chơi leo trèo, ẩn nấp thì không thể tổ chức trong phòng hoặc trên sân trường mà phải tổ chức ở vườn cây rộng, sạch sẽ
an toàn…tránh những lùm cây hoang dại nhiều cỏ rác đề phòng rắn rết cắn khi ẩn nấp hoặc tránh tổ chức trò chơi ném bóng gần nơi có cửa kiếng…
Tính an toàn, tuyệt đối:
Tính an toàn là yếu tố then chốt có ảnh hưởng không ít đến sự thành bại của một buổi sinh hoạt tập thể. Xác suất rũi ro càng ít càng tốt. Tránh xảy ra xung đột, tranh cãi khi phân định thắng, thua, thứ hạng cao thấp. Đồng thời cũng nên trang bị một túi cấp cứu đầy đủ dụng cụ y tế dự phòng những bất trắc, rũi ro ngoài ý muốn.
Quy trình sinh hoạt trò chơi: bao gồm 6 bước cơ bản:
Ổn định:
Bước này nhằm tập trung sự chú ý của các em. Có thể sử dụng dáng điệu ngộ nghĩnh, duyên dáng, hoặc sử dụng các yếu tố phản xạ để thu hút sự chú ý của các em.
Giới thiệu trò chơi.
Lồng ghép ý nghĩa các câu chuyện vui, cổ tích, ngắn gọn và hấp dẫn để hướng các em vào trò chơi.
Hướng dẫn, giải thích cách chơi và luật chơi.
Đây là bước căn bản trong quy trình thực hiện trò chơi. Tùy theo mỗi trò chơi mà quản trò linh động hướng dẫn, ngắn gọn, dễ hiểu. Giải thích luật chơi rõ ràng.
Chơi nháp.
Tùy theo mức độ khó, dễ của trò chơi mà ta vận dụng bước này. Nếu trò chơi đơn giản mà cho chơi nháp thì sẽ gây nên sự nhàm chán. Còn nếu trò chơi tương đối phức tạp mà không chơi thử hoặc chơi thử quá ít thì các em không nắm được cách chơi. Việc thực hiện sẽ không thuận lợi như mong muốn.
Tiến hành chơi.
Một số lưu ý khi tiến hành trò chơi:
Người quản trò nên cùng tham gia.
Phải luôn di động để nhìn được mọi người.
Phải luôn tạo sự chú ý của người chơi.
Khi bắt lỗi những bạn bị phạm qui phải khách quan, chính xác, dứt khoác, công bằng
Quan sát tinh tế các em (bạn) để phát hiện và điều chỉnh hết sức khéo léo, tế nhị kịp thời những hành vi sai trái trong quá trình chơi.
Mục đích của trò chơi là vui tươi, lành mạnh, có thưởng, có phạt, những em phạm quy sẽ phải làm trò cười. Đây là điều tế nhị, Tất nhiên khi tham gia thì phải tôn trọng luật chơi, nhưng chắc chắn sẽ có một vài em do tâm lý bất ổn hoặc ám thị, tự kỷ thì ngay lúc này đây người quản trò phải nhạy bén tùy tình thế nhất thời có thể linh động, xử lý tình huống công bằng, khách quan, không thiên vị, không dễ dãi, nhưng khéo léo,vị tha dẫn dắt các em tiếp tục trò chơi, đừng quá nguyên tắc, khô cứng mà làm mất không khí vui tươi.
Phải biết dừng trò chơi đúng lúc, khi thấy dấu hiệu mệt mõi, chán nản hoặc khi trò chơi đã có kết quả thắng thua rõ ràng
Kết thúc- nhận xét:
- Kết thúc trò chơi ( có thể thông qua kinh nghiệm quan sát hoặc kinh nghiệm chơi) để đảm bảo sức khỏe cho các em (bạn), tạo sự luyến tiếc mong muốn được chơi lần sau. Đừng để các em (bạn) nhàm chán, mệt mỏi và ngán chơi.
- Công bố kết quả, động viên, khen thưởng và rút kinh nghiệm cho lần chơi sau.
Giai đoạn 3: ( Từ 13/09/2010 – 13/03/2011) Tiến hành triển khai, bồi dưỡng năng khiếu.
Lên kế hoạch bồi dưỡng: Bồi dưỡng trái buổi cho các em vào các ngày 3,4,6 hàng tuần,.
Nội dung bồi dưỡng:
Bồi dưỡng cho các em về lý thuyết. Cho các em ghi chép lý thuyết về nội dung các trò chơi đã được sưu tầm, cách lựa chọn trò chơi và quy trình một buổi sinh hoạt trò chơi
(Trong moät buoåi boài döôõng lyù thuyeát)
3) Áp dụng, thực hành:
Các em vận dụng những vấn đề đã lĩnh hội được áp dụng ngay vào giờ giải lao của các buổi hoc chính khóa. Mỗi em chịu trách nhiệm sinh hoạt một lớp( căn cứ theo danh sách phân công của ban chủ nhiệm câu lạc bộ đã phân công từ đầu năm, ngay sau khi câu lạc bộ được thành lập.)
(Caùc em thöïc haønh vaøo caùc giôø giaûi lao)
2.2/ Yêu cầu, đặc điểm và cấu trúc chung của một trò chơi dân gian.
Khi sưu tầm 1 trò chơi dân gian hay cải biên hoặc tự thiết kế đều phải tuân thủ theo một số yêu cầu cơ bản về đặc điểm, cấu trúc chung của một trò chơi mang tính chất dân gian.
Yêu cầu chung:
Đảm bảo 4 không:
+ Không phức tạp về phương tiện và vật dụng chơi.
+ Không cầu kỳ, phức tạp về hình thức.
+ Không quá dài về nội dung.
+ Không sử dụng sức lực hoặc trí óc quá nhiều.
Đảm bảo 4 phải:
+ Phải phù hợp với điều kiện địa điểm, sân bãi, thời tiết-thời gian.
+ Phải đơn giản, nội dung gọn nhẹ,dễ hiểu, dí dởm.
+ Phải gây được cảm giác hứng thú, vui tươi, thoải mái.
+ Phải phù hợp với đặc điểm tâm-sinh-lý, thể lực và trí óc.
Đặc điểm và cấu trúc chung của một trò chơi dân gian phải đảm bảo các yêu cầu sau đây.
1/ Mục tiêu:
+ Vận dung được trò chơi và luật chơi vào thực tế cuộc sống.
+ Phải đảm bảo khả năng định hướng phát triển về kỹ năng sống, có giá trị rèn luyện các tố chất nhanh nhẹn, khéo léo, khả năng phản xạ tốt về ý thức cũng như cảm giác bên ngoài.
+ Mang tính giáo dục toàn diện. Biết trân trọng những di sản văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, thân thiện và đoàn kết. Giúp cho các em rút ra được ý nghĩa
giáo dục thông qua trò chơi.
2/ Chuẩn bị:
+ Địa điểm- sân bãi
+ Thời gian- thời tiết
+ Dung cụ, số lượng người chơi
3/ Phương pháp
Quản trò sẽ sử dụng thể loại : vận động hay tĩnh tại, thị phạm (làm mẫu) hay thuyết trình.
4/ Tiến trình chơi:
Bao gồm 6 bước cơ bản (như đã nêu ở trang 7&8 quy trình trò chơi).
5/ Rút kinh nghiệm:
Nêu những mặt đạt được và những mặt còn tồn tại .
3. kết quả nghiên cứu:
a) Kết quả khảo sát sau khi áp dụng đề tài:(Tính đến 10/03/2011)
b) Bảng so sánh đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài:
C.KEÁT LUAÄN.
Baøi hoïc kinh nghieäm:
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện giải pháp. Tôi nhận thấy muốn tăng cường tổ chức trò chơi dân gian cho thiếu nhi trong nhà trường thì bản thân một mình Tổng phụ trách không thể đảm đương nổi với một số lượng lớn học sinh trong cùng một lúc được, mà phải có một lực lượng nòng cốt thay mặt Tổng phụ trách làm công tác sinh hoạt trò chơi dân gian cho tất cả các bạn học sinh trong nhà trường. Vai trò của Tổng Phụ trách trong lúc này là cố vấn chỉ đạo, Biến các em thành những người quản trò “tí hon” thực thi sứ mệnh.
Thật vậy, ngay từ khi thành lập câu lạc bộ phụ trách thiếu nhi, tôi đã phải chú ý nhiều đến quá trình hoạt động của câu lạc bộ, Thöôøng xuyeân gaàn guõi, theo doõi, trao ñoåi giuùp ñôõ caùc em ñeå caùc em phaùt huy ñöôïc vai troø vaø traùch nhieäm của người quản trò “nhỏ”. Hổ trợ phát huy những mặt mạnh, nhìn nhận những yếu kém tồn tại để từng bước khắc phục, để các em hoàn thành sứ mệnh được giao. Goùp phaàn naâng cao chaát löôïng giáo dục cuûa toaøn tröôøng, laøm cho phong traøo hoaït ñoäng Ñoäi TNTP Hoà Chí Minh vaø hoaït ñoäng ngoaøi giôø leân lôùp cuûa Lieân Ñoäi tieåu hoïc Hoøa Höng thaät söï laø một sân chơi bổ ích coù taùc duïng giaùo duïc cao.
2. Höôùng nghieân cöùu, aùp duïng vaø phoå bieán cuûa giaûi phaùp:
- Qua vận dụng và kết quả đạt được, tôi nhận thấy:Chất lượng hoạt động của câu lạc bộ phụ trách thiếu nhi đạt được hiệu quả rất cao.Vì vậy, giải pháp sẽ được tiếp tục nghiên cứu áp dụng cho thiếu nhi toàn trường trong năm học sắp tới (2011-2012) và nếu có thể sẽ được vận dụng vào các Liên đội trong cùng khu vực, từng bước nâng cao chất lương giáo dục trong toàn khu vực xã nhà.
- Giải pháp chỉ mang tính chủ quan của bản thân nên chắc chắn sẽ còn nhiều điều thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân thành của Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Giáo dục đào tạo Huyện Trảng Bàng, và các bạn đồng nghiệp xa, gần để giải pháp ngày càng được hoàn thiện hơn.
3. Kieán nghò:
- Để tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia vui chơi an toàn, lành mạnh tôi đề nghị nhà trường, lãnh đạo địa phương quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất, nhất là sân chơi của trường tiểu học Hòa Hưng chưa được đảm bảo an toàn, cần phải được lát xi-măng bằng phẳng, cao ráo hơn.
Hòa Hưng, ngày 10 tháng 03 năm 2011
Người viết
Hà Cao Thắng
Taøi lieäu tham khaûo
ÐËÑ
1. Búp măng xinh - NXB thanh niên 1995
2. Hướng dẫn tổ chức hoạt động vui chơi thiếu nhi - NXB thanh niên 1998
3. Người phụ trách thiếu nhi cần biết - NXB thanh niên 1997
4. Kỹ năng nghiệp vụ công tác đội - NXB thanh niên 1993
5. Phương pháp tổ chức công tác Đội TNTP hồ Chí Minh – NXB Giáo dục tháng 11 năm 2006
6. Các tạp chí giáo dục , Thế giới trong ta xuất bản năm 2005,2006 &2007
7. Báo măng non; Báo thiếu nhi dân tộc.
8. Webside Tổng đoàn Sao Bắc Đẩu (Trường đoàn Lý Tự Trọng)
MUÏC LUÏC
A. Phần mở đầu trang 01
I. Lý do chọn đề tài.
II. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
III. Phạm vi nghiên cứu.
IV. Phương pháp nghiên cứu .02
1/ Nghiên cứu tài liệu .
2/ Thăm dò thực tế .
3/ Giả thuyết khoa học .
B. Nội dung .
I/ Cơ sở lý luận .
II/ Cơ sở thực tiển .04
1/ Thực trạng và nguyên nhân .
2/ Vị trí và vai trò của đề tài .05
III/ Nội dung vấn đề .06
1/ Vấn đề đặt ra .
2/ Giải pháp chứng minh .
2.1/ Thời gian và các giai đoạn tiến hành giải pháp
2.2/ Yêu cầu, đặc điểm và cấu trúc chung của một trò chơi dân gian .11
3/ Kết quả nghiên cứu .12
C. Kết luận .13
YÙ kieán nhaän xeùt ñaùnh giaù cuûa Hoäi ñoàng khoa hoïc
Cấp trường:
1/ Đánh giá:
2/ Xếp loại:
Chủ tịch Hội đồng khoa học
Hiệu trưởng
YÙ kieán nhaän xeùt ñaùnh giaù cuûa Hoäi Ñoàng Khoa hoïc
Cấp ngành:
1/ Đánh giá:
2/ Xếp loại:
Chủ tịch Hội đồng khoa học
Trưởng phòng
File đính kèm:
- skkn doi(1).doc