Tại sao tâm lý người có bản chất xã hội-lịch sử? Lấy 1 ví dụ trong tâm lý học sinh tiểu học để minh họa.
a) Tâm lý người mang bản chất xã hội-lịch sử:
+Tâm lý người mang bản chất xã hội-lịch sử có nghĩa là tâm lý người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội nơi mà cá nhân đó sống và khi điều kiện sống thay đổi thì tâm lý người cũng đổi theo
19 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 9462 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tâm lý tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u học, tưởng tượng của các em đã có tổ chức, có tính chủ định và ngày càng sát với hiện tượng khách quan hơn. Tính trực quan rạng dần, các em đã biết sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện trong quá trình tưởng tượng nên tưởng tượng của các em sáng tạo hơn. Các hình ảnh tưởng tượng mang tính khái quát và trừu tượng hơn.
+Những môn học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển trí tường tượng của học sinh tiểu học:
-Môn Mỹ thuật là môn học mà sự tưởng tượng của học sinh tiểu học được thể hiện rõ qua từng nét vẽ. Khi vẽ bức tranh gia đình thì có đủ ông bà, cha mẹ, những ngừơi thân yêu của em. Trong tranh của các em thể hiện rõ tình cảm yêu ghét được qua các nhân vật trong tranh, yêu thì vẽ vào tranh hoặc vẽ đẹp, còn ghét thì không vẽ hoặc vẽ xấu. Thông thường các hình tượng trong tranh chịu ảnh hưởng bởi trí tưởng tượng của các em. Em có tưởng tượng phong phú thì tranh có nhiều hình tượng, em có tưởng tượng kém thí tranh vẽ đơn điệu.
-Môn kỹ thuật ( Thủ công) ở tiểu học cũng cần thiết để giúp các em sáng tạo và phát triển tưởng tượng, thể hiện qua các bài học về nặn, cắt dán …
-Môn kể chuyện giúp cho các em có niềm tin vào các hình tượng đạo đức trong các nhân vật, cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác. Môn kể chuyện làm giàu tính nhân văn trong tâm hồn các em.
+Kết luận sư phạm:
-Trong nhà trường, cần tổ chức cho học sinh quan sát nhiều vật thật và mô hình và làm phong phú vốn biểu tượng trong trí nhớ của trẻ.
-Khéo léo kết hợp giữa ngôn ngữ của người giáo viên với việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học.
-Ngôn ngữ của giáo viên phải phong phú, giàu hình ảnh, hình tượng.
-Trong nhà trường tiểu học cần phải coi trọng đúng mức các bộ môn vẽ, thủ công như cắt, dán, nặn …
Đề 22:
Câu 1: Tại sao giáo viên tiểu học cần phải quan tâm đến việc hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học ghi nhớ có ý nghĩa?
+Trí nhớ: Là sự ghi lại, giữ lại và làm hiện lại những gì cá nhân đã thu nhận trong quá trình sống của mình.
+Các đặc điểm trí nhớ của học sinh tiểu học:
-Đối với học sinh tiểu học, các em thường ghi nhớ tốt các sự vật hiện tượng cụ thể trực quan, gắn liền với cảm xúc hơn là cái trừu tượng và khái quát.
-Ở những lớp đầu bậc tiểu học, cả 2 loại trí nhớ không chủ định và có chủ định đều phát triển, trong đó trí nhớ không chủ định chiếm ưu thế. Ở giai đoạn nầy, loại hình ghi nhớ máy móc cũng chiếm ưu thế.
-Đến những lớp cuối bậc tiểu học, học sinh tiểu học đã biết tổ chức quá trình ghi nhớ nên ghi nhớ có ý nghĩa đã giữ vai trò chủ đạo.
Vậy việc ghi nhớ có ýnghĩa là sự phát triển cao hơn trong loại hình ghi nhớ của học sinh tiểu học. Ở những lớp cao hơn, nhiệm vụ học tập nặng nề hơn thì đòi hỏi các em phải biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa. Mặt khác, việc phát triển ghi nhớ có ý nghĩa cho học sinh tiểu học còn nhằm phát triển khả năng phân tích, tư duy trừu tượng, giúp các em có tâm thế tốt hơn trong quá trình nhận thức, làm phát triển trí nhớ học sinh.
+Kết luận sư phạm:
-Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh tiểu học để tạo ra tâm lý ghi nhớ tốt. Giáo viên phải dạy cho các em thủ thuật ghi nhớ, tái hiện.
-Tạo điều kiện cho học sinh tri giác tốt tài liệu học tập.
-Tạo tâm thế để các em ghi nhớ lâu dài và bền vững đối với tài liệu học tập.
-tạo điều kiện cho học sinh nổ lực ý chí trong quá trình ghi nhớ và tái hiện tài liệu. Đặc biệt là phải huy động nhiều giác quan, nhiều thủ thuật trong quá trình ghi nhớ.
Câu 2: Phân biệt nhiệm vụ học tập và nhiệm vụ thực hành cụ thể trong một tiết học của học sinh tiểu học.
-Nhiệm vụ học tập và nhiệm vụ thực hành trong một tiết học là một hệ thống của hoạt động học. Nhiệm vụ học tập là hình thức cụ thể hóa nội dung học thành mục đích và phương tiện đạt mục đích đó trong hoạt động của trẻ. Nói khác đi, nhiệm vụ học là yêu cầu trẻ em phải đạt được những mục đích định trước dưới sự tổ chức, hướng dẫn của thầy giáo, còn trẻ em (học sinh) tự tạo ra cho mình sản phẩm giáo dục. Nhiệm vụ học tập bao giờ cũng hướng vào việc tạo ra năng lực mới, còn nhiệm vụ thực hành cụ thể thường hướng vào việc giải quyết các tình huống, các bài tập cụ thể.
-Thực hiện nhiệm vụ thực hành trong một tiết học được thể hiện thông qua các hoạt động thực hành của học sinh , đó là thực hiện các bài luyện tập, thực hành trên lớp, trong phòng thí nghiệm… Mục đích của hoạt động nầy là biến tri thức của nhân loại ( hệ thống tri thức mới ) thành của bản thân học sinh. Muốn vậy, học sinh phải vận dụng một cách thành thạo những tri thức đã lĩnh hội ở mức độ kỹ năng và kỹ xảo.
Ví dụ: Trong tiết học toán lớp một: Phép cộng trong phạm vi 5: nhiệm vụ học tập của trẻ là nắm được khái niệm mới là những công thức cộng trong phạm vi 5 như:
1 + 4 = 5; 4 + 1 = 5; 2 + 3 = 5; 3 + 2 = 5
Còn nhiệm vụ thực hành cụ thể là vận dụng các công thức trên vào việc luyện tập giải các bài toán như: ‘ Lan có 1 bông hoa, thêm 4 bông hoa nữa, Lan được mấy bông hoa; hoặc: ‘Bạn An có 2 viên bi, bạn Hùng có 3 viên bi. Hỏi cả 2 bạn có mấy viên bi”…
Trong các tiết học Tập đọc, nhiệm vụ học cung cấp cho các em những tín hiệu nghệ thuật trong bài văn, cách đọc, hiểu những từ khó …nhiệm vụ thực hành yêu cầu các em đọc trôi chảy, đạt yêu cầu tốc độ, vận dụng cách dùng từ, đặt câu vào các bài luyện tập, các tiết tập làm văn …
+Kết luận sư phạm:
-Trong dạy học ở tiểu học cần đảm bảo hướng dẫn cho học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ thực hành để hình thành và phát triển tri thức đã học thành kỹ năng, kỹ xảo. Nó sẽ củng cố cho các em nắm vững hơn những điều đã học để tiếp tục tiếp thu tri thức mới và vận dụng tốt vào đời sống thực tiễn sau nầy.
Đề 23:
Câu 1: Đề xuất 4 biện pháp cụ thể hướng vào việc hình thành và phát triển ghi nhớ có ý nghĩa ở học sinh tiểu học?
--Đối với học sinh tiểu học, các em thường ghi nhớ tốt các sự vật hiện tượng cụ thể trực quan, gắn liền với cảm xúc hơn là cái trừu tượng và khái quát.
-Ở những lớp đầu bậc tiểu học, cả 2 loại trí nhớ không chủ định và có chủ định đều phát triển, trong đó trí nhớ không chủ định chiếm ưu thế. Ở giai đoạn nầy, ghi nhớ máy móc cũng chiếm ưu thế.
-Đến những lớp cuối bậc tiểu học, học sinh tiểu học đã biết tổ chức quá trình ghi nhớ nên ghi nhớ có ý nghĩa đã giữ vai trò chủ đạo.
Với ảnh hưởng của hoạt động học tập, trí nhớ của học sinh tiểu học được phat triển theo 2 hướng:
-Tăng cường hình thức ghi nhớ từ ngữ logic, sau mới ghi nhớ từ ngữ trực quan hình tượng.
-Tăng cường khả năng điều khiển có ý thức đối với các quá trình trí nhớ như ghi nhớ, nhận lại, nhớ lại .
Do những đặc điểm trên, việc hình thành và phát triển ghi nhớ có ý nghĩa ở học sinh tiểu học bằng những biện pháp sau:
-Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh tiểu học để tạo ra tâm lý ghi nhớ tốt. Giáo viên phải dạy cho các em thủ thuật ghi nhớ, tái hiện.
-Rèn luyện kỹ năng nhận biết và phân biệt các nhiệm vụ ghi nhớ, hiểu mục đích ghi nhớ và tạo điều kiện cho học sinh tri giác tốt tài liệu học tập.
-Tạo tâm thế để các em ghi nhớ lâu dài và bền vững đối với tài liệu học tập. Chỉ cho các em đâu là điểm chính, điểm quan trọng của bài học, tránh để các em ghi nhớ máy móc, chỉ học vẹt.
-Tạo điều kiện cho học sinh nổ lực ý chí trong quá trình ghi nhớ và tái hiện tài liệu. Đặc biệt là phải huy động nhiều giác quan, nhiều thủ thuật trong quá trình ghi nhớ.
Đề 24:
Câu 2: Nêu vắn tắt bản chất tâm lý học của việc hình thành khái niệm ở học sinh tiểu học.
+Khái niệm là toàn bộ tri thức của loài người về một loại sự vật, hiện tượng, quan hệ nào đó đã được khái quát hóa từ các dấu hiệu chung bản chất của chúng.
+Bản chất tâm lý của quá trình hình thành khái niệm: Quá trình hình thành khái niệm ở học sinh là quá trình lĩnh hội nắm vững, hiểu biết bản chất của khái niệm và vận dụng được khái niệm. Trình độ lĩnh hội khái niệm của học sinh tiểu học có thể ở các mức sau:
-Mức độ mô tả-tái hiện: học sinh nắm được dấu hiệu bề ngoài cùng với kinh nghiệm bản thân nhưng chưa phân biệt được các dấu hiệu thuộc tính bản chất, chung với riêng.
-Mức độ giải thích-vận dụng: học sinh nắm được dấu hiệu bản chất, khái niệm nhưng chỉ vận dụng trong những trường tình huống thuộc .
-Mức độ chỉ dẫn-biến hóa: học sinh nắm vững khái niệm, biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào tính huống mới.
+Kết luận sư phạm:
-Lựa chọn hiện tượng, sự vật, các ví dụ điển hình để hình thành khái niện cho học sinh tiểu học.
-Tổ chức cho trẻ quan sát, phân tích sự vật để tìm ra những đặc điểm chủ yếu, bản chất, so sánh với những nét không bản chất.
-Cần chú ý đến trình độ nắm khái niệm của trẻ.
-Rèn luyện để học sinh biết vận dụng khái niệm đã học.
File đính kèm:
- tamlytieuhoc.doc