Tài liệu Tìm hiểu về nghiên cứu tác động trong giáo dục

‰ Mở đầu

‰Tác động + Nghiên cứu

‰Chu trình nghiên cứu tác động

‰ Mục tiêu của khoá tập huấn

‰ Khung nghiên cứu tác động

‰ Ví dụ1: Tăng tỉlệhoàn thành bài tập

‰ Thảo luận 1.1: Điều chỉnh nghiên cứu nhưthếnào cho phù hợp?

‰ Ví dụ2: Dạy học sinh nhận biết từ

‰ Thảo luận 1.2: Làm thếnào đểthu hút học sinh tham gia nghiên cứu?

‰ Mục tiêu của nghiên cứu tác động quy mô lớp học

‰ Mô hình Suy nghĩ- Thửnghiệm - Kiểm chứng

‰ Các bước nghiên cứu tác động

‰ Hoạt động 1.2: Xây dựng giải pháp thay thế

pdf94 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Tìm hiểu về nghiên cứu tác động trong giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười nghiên cứu. Do đó, việc cố gắng thay đổi hoàn cảnh gia đình của học sinh trong khuôn khổ một nghiên cứu tác động là không có tính thực tiễn. Các câu hỏi kiểm tra lại kế hoạch nghiên cứu trong phần này bao gồm: • Hiện trạng có được mô tả rõ ràng không? • Vấn đề có được xác định rõ không? • Vì sao nghiên cứu này quan trọng?  Hướng dẫn 2: Giải pháp thay thế Sau khi xác định các nguyên nhân của kết quả không mong muốn, người nghiên cứu nghĩ đến các cách để thay đổi chúng. Đó chính là các giải pháp thay thế, những phương pháp dạy học mới, các dạng bài tập hoặc nhiệm vụ mới, thay đổi trong việc bố trí lớp học, hoặc một hoạt động mới. Thông thường, người nghiên cứu có thể nghĩ ra các giải pháp thay thế qua việc tham dự các hội thảo, đọc các bài báo, dự hội nghị chuyên đề hay đọc sách. Những nguồn này cung cấp lý thuyết và các hoạt động diễn ra tại những nơi khác. Người nghiên cứu có thể điều chỉnh một số hoạt động cho phù hợp để trở thành giải pháp thay thế trong nghiên cứu tác động. 6 Hướng dẫn 2: Giải pháp thay thế ổ ế Phân tích Đo lường Thiết kế 1. Mô tả giải pháp thay thế - tác động dự kiến, tài liệu cần sử dụng, hoặc quy trình thực hiện. 2. Xác định khung thời gian thực hiện giải pháp thay thế. 3. Cân nhắc những sắp xếp đặc biệt cần thực hiện. 4. Lập giả thuyết nghiên cứu. Giải pháp thay thế Hiện trạng 89 Đây là thời điểm người nghiên cứu lập giả thuyết nghiên cứu, vì giả thuyết là câu trả lời giả định cho vấn đề nghiên cứu cần được kiểm chứng bằng dữ liệu. Đó có thể là một giả thuyết có định hướng dự đoán về sự tiến bộ được mong đợi. Người nghiên cứu cần luôn ghi nhớ rằng có thể kiểm nghiệm giả thuyết bằng không bằng các dữ liệu sẵn có. Các câu hỏi kiểm tra lại kế hoạch nghiên cứu trong phần này là: • Giải pháp thay thế có được mô tả đầy đủ không? • Việc thực hiện giải pháp thay thế có tính thực tiễn không? • Giả thuyết có được trình bày rõ ràng không? • Khung thời gian có khả thi không?  Hướng dẫn 3: Thiết kế Trong phần này người nghiên cứu quyết định số lượng và đặc điểm của khách thể nghiên cứu, đó là những thành viên của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Thiết kế của một nghiên cứu tác động cần xem xét các hạn chế của trường học hoặc lớp học. Một thiết kế quá lý tưởng có thể không đạt hiệu quả trong bối cảnh thực tế của lớp hoặc trường học. Trong nhiều trường hợp, cần giảm bớt một số kỳ vọng để đảm bảo tính khả thi của nghiên cứu. Chúng tôi gợi ý sử dụng thiết kế hiệu quả nhất là thiết kế chỉ có bài kiểm tra sau tác động với nhóm ngẫu nhiên. Chúng ta đã bàn về nội dung này trong phần trước. Do việc chọn nhóm ngẫu nhiên trong lớp học không phải lúc nào cũng thuận lợi hoặc khả thi, có thể thay thế bằng thiết kế hiệu quả thứ hai là thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm tương đương. Đôi khi người nghiên cứu không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm duy nhất. Khi đó cần tìm cách giảm các nguy cơ đối với nhóm duy nhất. Khi giải thích các kết quả, người nghiên cứu cần lưu ý rằng khi thực hiện bài kiểm tra trước tác động, nhóm duy nhất có vai trò như nhóm đối chứng. Khi thực hiện bài kiểm tra sau tác động, nhóm lại có vai trò như nhóm thực nghiệm. Trong trường hợp này vẫn có thể nói đến khái niệm nhóm đối chứng. Các câu hỏi kiểm tra lại kế hoạch nghiên cứu trong phần này là: 7 Hướng dẫn 3: Thiết kế Phân tích Đo lường 1. Mô tả đặc điểm các nhóm học sinh tham gia. 2. Đảm bảo có nhóm đối chứng. 3. Sử dụng một trong các thiết kế sau: (a) Kiểm tra trước và sau tác động với nhóm duy nhất (b) Kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương (c) Kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên (d) Chỉ kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên 4. Thiết kế (a) không được khuyến khích sử dụng do Các nguy cơ với nhóm duy nhất. Thiết kế Giải pháp thay thế Hiện trạng 90 • Có nhóm đối chứng không? • Làm thế nào để kiểm tra sự tương đương giữa các nhóm? • Có thể chọn nhóm ngẫu nhiên không? • Có những nguy cơ nào đối với độ giá trị?  Hướng dẫn 4: Đo lường Các bài tập, nhiệm vụ hằng ngày của học sinh là các công cụ đo tốt để đánh giá hiệu quả của tác động. Các công cụ đo này không tạo thêm công việc cho giáo viên và có giá trị liên hệ bối cảnh cao hơn. Chỉ cần sử dụng các công cụ đo bổ sung khi không có các công cụ đo thông thường trong lớp. Ví dụ, thang đo hứng thú đọc trong nghiên cứu nâng cao khả năng đọc hiểu của học sinh là một công cụ đo mới. Công cụ mới này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn liệu học sinh có thích đọc hơn sau khi thực hiện tác động hay không. Chúng ta có thể kiểm tra độ tin cậy của các điểm số bằng cách nhờ một giáo viên khác chấm một bài kiểm tra mẫu. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các phương pháp khác để kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu. Tương quan giữa kết quả bài kiểm tra nghiên cứu và các bài kiểm tra bình thường trên lớp của các môn học cung cấp hiểu biết sâu hơn về hiệu quả của tác động. Các hệ số tương quan này có thể sử dụng để làm bằng chứng của độ giá trị dự đoán hoặc độ giá trị đồng quy của điểm số các bài kiểm tra. Các câu hỏi kiểm tra lại kế hoạch nghiên cứu trong phần này bao gồm: • Có thể thu thập dữ liệu thuận lợi không? • Dữ liệu có phải là các chỉ số đáng tin cậy không? • Có cần có các phép đo mới không?  Hướng dẫn 5: Phân tích Người nghiên cứu cần lựa chọn các phép kiểm chứng thích hợp để phân tích các dữ liệu thu thập được. Có thể sử dụng các dữ liệu thu thập được trước và sau khi 8 Hướng dẫn 4: Đo lường Tổng hợp kết quả Phân tích 1. Sử dụng các bài tập, nhiệm vụ hằng ngày, để đảm bảo độ giá trị về mặt bối cảnh. Chỉ sử dụng các phép kiểm chứng và thang đo bổ sung trong trường hợp cần thiết. 2. Tổ chức chấm điểm và kiểm tra chéo các bài tập/ nhiệm vụ mẫu để kiểm chứng độ tin cậy. 3. Tính độ tương quan giữa điểm các bài tập/ nhiệm vụ thông thường với điểm của các bài kiểm tra có liên quan để đảm bảo độ giá trị đồng quy. Đo lường Thiết kế Giải pháp thay thế Hiện trạng Hướng dẫn 5: Phân tích Tổng hợp kết quả Sử dụng các phép kiểm chứng phù hợp: • Phép kiểm chứng t-test độc lập • Phép kiểm chứng t-test phụ thuộc • Mức độ ảnh hưởng • Phép kiểm chứng "Khi bình phương" • Độ tương quan Phân tích Đo lường Thiết kế Giải pháp thay thế Hiện trạng 91 thực hiện tác động cho một số mục đích khác nhau: Phép kiểm chứng Mục đích 1. Phép kiểm chứng t-test độc lập • Kiểm tra sự tương đương của các nhóm trước khi thực hiện tác động • Đánh giá ý nghĩa của tác động đối với hai nhóm khác nhau 2. Phép kiểm chứng t-test phụ thuộc Đánh giá ý nghĩa của tác động đối với nhóm duy nhất 3. Mức độ ảnh hưởng Đánh giá độ lớn ảnh hưởng của tác động 4. Phép kiểm chứng Khi bình phương Đánh giá ý nghĩa của tác động giữa hai nhóm có dữ liệu rời rạc 5. Hệ số tương quan Tìm ra mức độ của mối quan hệ tuyến tính giữa hai phép đo trong cùng một nhóm Các câu hỏi kiểm tra lại kế hoạch nghiên cứu trong phần này là: • Kỹ thuật thống kê được chọn có phù hợp không?  Hướng dẫn 6: Tổng hợp kết quả Giáo viên - người nghiên cứu tác động cần báo cáo trung thực các kết quả nghiên cứu, cho dù kết quả là tốt hay không tốt. Nhìn rộng ra, các kết quả không tốt cung cấp thông tin hữu ích giúp các nhà nghiên cứu biết được tác động không hiệu quả trong một bối cảnh nhất định. Người nghiên cứu cần đánh giá các nguyên nhân của các kết quả không tốt đó. Người nghiên cứu cần hướng tới người đọc khi viết báo cáo. Điều này sẽ ảnh hưởng tới ngôn ngữ và văn phong khi trình bày nội dung báo cáo. Các câu hỏi kiểm tra lại kế hoạch nghiên cứu trong phần này gồm: • Các kết quả nghiên cứu là gì? • Ai sẽ quan tâm đến các kết quả đó? 10 Hướng dẫn 6: Tổng hợp kết quả 1. Báo cáo trung thực: các kết quả không có ý nghĩa cũng chứa đựng thông tin – không nên làm gì. 2. Kết quả không có ý nghĩa là do: (1) Quy mô nhóm quá nhỏ (2) Phép đo không đủ nhạy (3) Sử dụng phép kiểm chứng kém hiệu quả (4) Giải pháp (tác động) không có ảnh hưởng 3. Hướng tới độc giả khi viết báo cáo. Tổng hợp kết quả Phân tích Đo lường Thiết kế Giải pháp thay thế Hiện trạng 92 • Các kết quả sẽ được báo cáo cho ai? • Báo cáo ở đâu? Hoạt động 6.1: Lập kế hoạch nghiên cứu tác động ____________________________________________________________ 1. Sử dụng bảng các bước lập kế hoạch để lập kế hoạch nghiên cứu tác động mà bạn quan tâm. Đánh giá kế hoạch này dựa trên các nội dung đã học. 93  Lời kết Chúng ta đã tìm hiểu một cách hệ thống về nghiên cứu tác động. Chúng ta đã thấy được việc học cách thực hiện một nghiên cứu tác động không quá phức tạp. Sau khi hiểu rõ các khái niệm và kỹ thuật, cùng với các bài tập thực hành và các công cụ mà cuốn sách này hướng dẫn, chúng tôi tin rằng các bạn sẽ trở thành những người nghiên cứu thành công. Với việc lập kế hoạch tốt và thực hiện các hoạt động một cách hệ thống, nghiên cứu tác động có thể trở thành một công cụ đắc lực phục vụ việc dạy học của chúng ta. Chúng ta biết cách thực hiện nghiên cứu tác động để giải quyết các vấn đề trong dạy và học. Chúng ta có một phương pháp khách quan để đánh giá các tác động và nhiệm vụ. Chúng ta có khả năng chiêm nghiệm lại quá trình nghiên cứu và tự đánh giá tốt hơn. Chúng ta có cam kết cao hơn về sự tiến bộ không ngừng. Chúng ta biết cách báo cáo các tác động một cách thuyết phục. Chúng ta không còn chấp nhận các lý thuyết, các nội dung và chương trình đổi mới một cách thụ động. Đối mặt với các thách thức của thế kỷ 21, chúng tôi mong ước cuốn sách này góp phần tăng cường chuyên môn cho các bạn. Chúng tôi cũng mong muốn hoạt động nghiên cứu tác động trở nên phổ biến hơn đối với giáo viên các nhà giáo dục. Hoạt động nghiên cứu tác động này cũng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy, học, quản lý và nghiên cứu trong ngành giáo dục.

File đính kèm:

  • pdfTim hieu ve nghien cuu tac dong trong giao duc.pdf
Giáo án liên quan