Tài liệu Thống nhất trọng tâm giảng dạy môn Giáo dục công dân cấp THCS lớp 8

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

1. Kiến thức:

 Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.

 Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng phải.

 Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.

 Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội.

2. Kĩ năng:

Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải

3. Thái độ:

 Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải

 Không đồng tình những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Thống nhất trọng tâm giảng dạy môn Giáo dục công dân cấp THCS lớp 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng lực hành vi đầy đủ, từ 18 tuổi trở lên. Người chưa có năng lực hành vi đầy đủ có thể thông qua người đại diện hợp pháp. Người khiếu nại là người có quyền, lợi ích hợp pháp có liên quan trực tiếp đến quyết định hành chính, hành vi hành chính mình khiếu nại. Người tố cáo là mọi công dân, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp. Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Bài này có tính lí thuyết cao, nhiều khái niệm chuyên môn, do đó giáo viên cần sử dụng phương pháp diễn giải để giải thích vấn đề, phân tích các khái niệm, đồng thời xây dựng các nội dung thảo luận để học sinh tranh luận, làm sáng tỏ vấn đề. IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: Dựa vào tình huống như trong Sách giáo khoa hoặc sử dụng Bài tập 2 trang 52 để giúp học sinh phân biệt được nội dung của quyền khiếu nại và quyền tố cáo. Sử dụng biểu bảng so sánh 2 quyền này (Sách Giáo viên trang 99). V. NỘI DUNG BÀI HỌC: 1. Quyền khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính, khi có căn cứ cho rằng, quyết định hành chính đó trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình 2. Quyền tố cáo là quyền của công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức (hoặc cho học sinh ghi lại biểu bảng so sánh) 3. Hình thức: Khiếu nại: trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Tố cáo: trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền. 4. Quyền khiếu nại và tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật. 5. Trách nhiệm: Nhà nước: + Ban hành Luật khiếu nại, tố cáo; + Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo. Công dân + Trung thực, khách quan, thận trọng; + Không được lợi dụng để vu khống, vu cáo làm hại người khác. * Gợi ý giảng thêm: Giải thích thêm điều 4, điều 5, điều 6 Luật khiếu nại, tố cáo. VI. BÀI TẬP: 1. Bài tập làm tại lớp : bài 2 và 3 trang 52 SGK. 2. Bài tập về nhà : lựa chọn trong các bài 2, 4, 5 sách thực hành. BÀI 19: QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Nêu được thế nào là quyền tự do ngôn luận. Nêu được những qui định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận. Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân. 2. Kĩ năng: Phân biệt được tự do ngôn luận đúng đắn với lợi dụng ngôn luận để làm việc xấu. Thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận. 3. Thái độ: Tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mọi người. Phê phán những hiện tượng vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân. II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG Giúp học sinh hiểu và sử dụng đúng đắn quyền tự do ngôn luận là phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội. Phân tích điều 69 Hiến pháp 92 và điều 2, điều 10 Luật Báo chí (GDCD 8 – Sách Giáo viên trang 105). III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giáo viên có thể tổ chức dạy học bằng hình thức đàm thoại, thảo luận, nêu vấn đềđể giúp học sinh phát biểu bày tỏ suy nghĩ của mình IV. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngoài sử dụng tình huống như trong Sách giáo khoa, giáo viên nêu thêm tình huống 2 và bài tập trang 80 “Câu chuyện và tình huống pháp luật 8” để phân tích, tìm hiểu nội dung bài học. V. NỘI DUNG BÀI HỌC: 1. Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. 2. Công dân có quyền : Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền được thông tin theo qui định của pháp luật Quyền sử dụng quyền tự do ngôn luận; 3. Trách nhiệm của Nhà nước: tạo điều kiện thuận lợi để công dân và báo chí phát huy đúng vai trò của mình * Gợi ý giảng thêm: Giáo viên giúp cho học sinh nhận biết để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận thì việc nâng cao trình độ nhận thức, vốn hiểu biết rộng và quyền được thông tin là hết sức quan trọng VI. BÀI TẬP: 1. Bài tập làm tại lớp : bài 2 và 3 trang 54 SGK. 2. Bài tập về nhà : lựa chọn trong các bài 5, 6, 8 sách thực hành. BÀI 20: (2 tiết) HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Nêu được Hiến pháp là gì? Vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật. Biết được một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Kĩ năng: Biết phân biệt giữa Hiến pháp với các văn bản pháp luật khác 3. Thái độ: Có trách nhiệm trong học tập, tìm hiểu về Hiến pháp. Có ý thức tự giác sống và làm việc theo Hiến pháp. II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: Nhận biết Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước. Tìm hiểu một số nội dung chủ yếu về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước. Nhắc lại bộ máy nhà nước đã học ở lớp 7, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn (Bộ - Sở - Phòng – Ban), từng lĩnh vực trong hệ thống cơ quan quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Đây là bài khó, nội dung kiến thức nhiều, do đó, giáo viên cần bám sát mục tiêu và nội dung bài học để lựa chọn nội dung kiến thức cần thiết Phương pháp chính là thuyết trình, giảng giải, đàm thoại, thảo luận nhóm. Giáo viên dặn dò mỗi nhóm học sinh chuẩn bị một quyển Hiến pháp để nghiên cứu. IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: Sử dụng như trong Sách giáo khoa để phân tích, làm rõ nội dung bài học. Giáo viên có thể sử dụng các điều khoản nhưng lưu ý phải có mối liên hệ các điều khoản giữa Hiến pháp và pháp luật. V. NỘI DUNG BÀI HỌC: 1. Hiến pháp: Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng trên cơ sở các qui định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. 2. Nội dung Hiến pháp qui định: Những vấn đề nền tảng; Những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước trên mọi lĩnh vực. 3. Hiến pháp do Quốc hội xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục được qui định trong Hiến pháp. 4. Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật. * Gợi ý giảng thêm: Từ khi thành lập nước (tháng 9/1945) đến nay, Nhà nước ta đã ban hành 4 Hiến pháp: Hiến pháp 1946 - Hiến pháp 1959 - Hiến pháp 1980 - Hiến pháp 1992. Mỗi bản Hiến pháp ra đời đánh dấu một thời kì, một giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam: + Hiến pháp 1946: Hiến pháp của cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân; + Hiến pháp 1959: Hiến pháp của thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà; + Hiến pháp 1980: Hiến pháp của thời kì quá độ lên chủ nghĩa trên phạm vi cả nước; + Hiến pháp 1992: Hiến pháp của thời kì đổi mới. Giáo viên cho học sinh đọc lời nói đầu của Hiến pháp 1992, đọc “Hệ thống pháp luật” trang 22 Câu chuyện và tình huống pháp luật 8. VI. BÀI TẬP: 1. Bài tập làm tại lớp : bài 2 và 3 trang 57 - 58 SGK. 2. Bài tập về nhà : Bài tập 1 trang 88 “Câu chuyện và tình huống pháp luật 8”, Nhà xuất bản Hà Nội 2004. Lựa chọn trong các bài 4, 6, 7 sách thực hành. BÀI 21: (2 tiết) PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Nêu được pháp luật là gì? Nêu được đặc điểm, bản chất và vai trò của pháp luật. Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Kĩ năng: Biết cách đánh giá các tình huống pháp luật xảy ra hàng ngày ở trường, ngoài xã hội. Biết vận dụng một số qui định pháp luật đã học vào cuộc sống hàng ngày. 3. Thái độ: Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật. Phê phán các hành vi, việc làm vi phạm pháp luật. II. TRỌNG TÂM BÀI GIẢNG: Bên cạnh chú ý phân tích đặc điểm, bản chất của pháp luật. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đi sâu phân tích vai trò của pháp luật để hiểu sự cần thiết của pháp luật trong cuộc sống. Từ đó học sinh có ý thức tìm hiểu pháp luật và tuân thủ pháp luật trong cuộc sống. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Giáo viên cần sử dụng phương pháp diễn giải, thảo luận nhóm để phân tích và chứng minh các nội dung kiến thức. IV. ĐẶT VẤN ĐỀ: Giáo viên nên dựa vào các điều khoản của Luật Hình sự hoặc Luật Giao thông đường bộ theo ba nội dung: các điều khoản nói về quyền, điều khoản nói về nghĩa vụ, điều khoản nói về cưỡng chế của pháp luật và bài tập 2 Sách giáo khoa để giúp học sinh phân tích tìm hiểu đặc điểm của pháp luật – bản chất pháp luật – vai trò của pháp luật. V. NỘI DUNG BÀI HỌC: 1. Pháp luật là gì? Pháp luật là: Các qui tắc xử sự chung; Có tính bắt buộc; do nhà nước ban hành và bảo đảm thi hành bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. 2. Đặc điểm của pháp luật: a. Tính quy phạm phổ biến: Các quy định của pháp luật là : Khuôn mẫu, thước đo hành vi của mọi người; Những qui tắc xử sự chung mang tính phổ biến. b. Tính xác định chặt chẽ: Điều luật phải rõ ràng, chính xác, chặt chẽ. c./ Tính cưỡng chế: Mang tính quyền lực Nhà nước; Mọi người đều phải tuân theo; Nếu vi phạm sẽ bị xử lí. 3. Bản chất pháp luật: Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; Pháp luật thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực. 4. Vai trò của pháp luật: Là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân * Gợi ý giảng thêm: Làm rõ sự giống và khác nhau giữa Đạo đức và pháp luật (theo bài tập 4 Sách giáo khoa) Hoặc giải thích thêm về tính giai cấp của pháp luật, vì sao pháp luật của nước ta cũng thể hiện ý chí và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. VI. BÀI TẬP: 1. Bài tập làm tại lớp : bài 1 và 2 trang 60 - 61 SGK. 2. Bài tập về nhà : bài 7 sách thực hành.

File đính kèm:

  • docbai 1 lop 6.doc