PHẦN LÝ LUẬN CHUNG:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.
I. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ TRƯỜNG THCS.
1. Vì sao phải đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lý và mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) môn Địa lý THCS.
1.1. Vì sao phải đổi mới phương pháp dạy học Địa lý.
Trước những yêu cầu của xã hội, thời đại và sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, mục tiêu dạy học của môn Địa lý ngày nay không đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh (HS), mà qua đó phải góp phần cùng với các môn học khác đào tạo ra những con người có năng lực hành động; tính sáng tạo, năng động, tính tự lực và trách nhiệm; năng lực cộng tác làm việc, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết những tình húông, vấn đề của cuộc sống, xã hội.
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2590 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu tập huấn: Đổi mới phương pháp và đánh giá kết quả học tập Môn Địa lý THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương pháp khác.
d. Một số lưu ý:
PPDH phát hiện và giải quyết vấn đè là PPDH đặt ra trước HS các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, đưa HS vào tình huống có vấn đề, kích thích họ tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề. Mẫu chốt của PPDH giải quyết vấn đề là tạo ra các tình huống có vấn đề phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Tình huống đặt ra nếu quá dễ hoặc quá khó đều không đưa lại sự ham muốn giải quyết vấn đề và vì thế nó không trở thành tình huống có vấn đề. Việc tạo tình huống có vấn đề kết thúc ở chỗ vấn đề được neu lên dưới hình thức câu hỏi nêu vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi về điều chưa biết, nó thường xuất phát từ phía HS hơn là từ phía GV.
e. Ví dụ minh hoạ.
Sử dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề để dạy mục “Khí hậu Châu Phi” (Địa lý lớp 7).
- Bước 1: Đặt vấn đề.
Vì sao Châu Phi được bao bọc xung quanh bởi các biển và đại dương, nhưng lại là Châu lục có khí hậu nóng và khô vào bậc nhất thế giới?
- Bước 2: Giải quyết vấn đề:
+ HS nêu các giả thuyết về nguyên nhân làm cho khí hậu Châu Phi nóng và khô vào loại bậc nhất thế giới: do vị trí châu Phí nằm ở vĩ độ thấp (đói nóng), do Châu Phi có kích thước rộng lớn, lục địa dạng hình khối, do ảnh hưởng của gió mậu dịch và khối khí lục địa khô nóng…
+ GV hướng dẫn HS thảo luận. Mỗi HS (hoặc nhóm HS) nêu lí lẽ để bảo vệ giả thuyết của mình.
+ GV cho HS quan sát và phân tích bản đồ Tự nhiên châu Phi kết hợp với kiến thức đã học để tìm ra nguyên nhân làm cho Châu Phi có khí hậu khô và nóng (do vị trí, kích thước rộng lớn, bờ biển ít bị cắt xẻ; ảnh hưởng của dòng biển lạnh, gió mậu dịch Đông Bắc, khối khí lục địa)…
- Bước 3: Kết luận.
Sự phối hợp tác động của tất cả các nhân tố trên là nguyên nhân làm cho khí hậu châu Phi khô và nóng.
Như vậy, trong dạy học giải quyết vấn đề, GV đưa HS vào tình huống có vấn đề rồi giuúp HS giải quyết vấn đề đặt ra. Thông qua việc giải quyết vấn đề, HS vừa lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng, vừa nắm được phương pháp nhận thức, lại vừa phát triển tư duy tích cực, sáng tạo.
2.2. PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ.
Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ có nhiều ưu điểm nổi bật đến mức phương pháp này đã trở thành đặc trưng căn bản của dạy học hiện đại, thực tế dạy học ở các nước phát triển đã chứng tỏ rằng hoạt động nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ làm tăng đáng kể chất lượng của bài học, hình thành và rèn luyện năng lực hợp tác cho HS.
a. Bản chất.
PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ chức cho HS học tập theo các nhóm nhỏ để giải quyết các vấn đề/ thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến nội dung bài học.
b. Quy trình thực hiện:
- Bước 1: Hình thành các nhóm làm việc;
Bước này bao gồm các công việc cụ thể sau đây:
+ Tổ chức nhóm: Nhóm thông thương có từ 4-8 người, mỗi nhóm có một nhóm trưởng và một thư ký.
+ Chỉ định chỗ làm việc của các nhóm (nếu GV quyết định bố trí lại cách kê bàn ghế trong lớp thì phải nêu rõ yêu cầu trước khi cho HS xê dịch bàn ghế).
+ Giao nhiệm vụ cho các nhóm (nhiệm vụ được viết ra và cách thực hiện phải được hướng dẫn rõ ràng).
- Bước 2: Các nhóm thực hiện công việc:
+ Nhóm thoả thuận các công việc cần thực hiện, cách thực hiện và phân công công việc trong nhóm.
+ Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao (trường hợp tất các nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ) hoặc các thành viên trong nhóm báo cáo cho nhóm về nội dung và cách trình bày cho những thành viên trong nhóm khác (nếu các nhóm không thực hiện cùng một nhiệm vụ).
+ Phối hợp các công việc của các cá nhân thành “sản phẩm chung” của nhóm.
+ Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp (Trường hợp tất cả các nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ) hoặc với các nhóm khác (nếu các nhóm không thực hiện cùng một nhiệm vụ).
- Bước 3: Tổng hợp kết quả của các nhóm.
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm; các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Bước 4: GV tóm tắt ý kiến phản hồi từ các nhóm, sau đó cùng thảo luận với cả lớp để chốt lại những nội dung chủ yếu của bài học. Cuối cùng, GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm và tổng kết.
c. Ưu điểm và nhược điểm:
- Ưu điểm: PPDH hợp tác tạo thuận lợi cho HS được giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ để trình bày những hiểu biết của mình cho bạn đọc nghe, đồng thời được lắng nghe và bàn bạc về những nội dung bạn trình bày. Nhờ vào việc học trong nhóm, HS phát triển được năng lực tự đánh giá (trong khi so sánh ý kiến của mình và của các bạn trong nhóm với ý kiến của GV) và sự tự tin ở bản thân. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp GV đánh giá được kiến thức, kỹ năng, phương pháp làmviệc và thái độ của HS.
Khi làm việc theo nhóm, HS sẽ xử lý các tài liệu mới, tự mình tìm hiểu và cùng các bạn trong nhóm thảo luận xoay quanh một bài cụ thể. Hoạt động thảo luận làm cho việc học theo nhóm thường sôi nổi và trong môi trường học tập đó, ngay cả các Hs nhút nhát, ít phát biểu trong lớp cũng sẽ mạnh dạn tham gia xay dựng bài. Như vậy, hoạt động nhóm mang lại cho HS những cơ hội thuận lợi để làm quen với nhau, gắn bó với nhau bởi hoạt động tập thể và tạo nên động cơđể HS tích cực hoạt động, đặc biệt khi có yếu tố cạnh tranh (thi đua). Hơn thế nữa, hầu hết các hoạt động nhóm đều mang trong nó cơ chế tự sửa lỗi và HS dạy lẫn nhau, HS sẽ sửa các lỗi hiểu sai của nhau trong bầu không khí rất thoải mái. Với hoạt động làm việc nhóm, HS có thể cùng nhau hoàn thành một nhiệm vụ, đạt được những điều mà các em không thể làm được một mình.
- Nhược điểm:
+ Sử dụng phương pháp này thường mất nhiều thời gian.
+ Phương pháp này chỉ thực sự có hiệu quả khi dung lượng kiến thức trong một bài không quá nhiều, số lượng HS trong một lớp không quá đông…. và GV phải theo dõi sát sao hoạt động của các nhóm.
d . Một số lưu ý:
- Trong quá trình dạy học địa lý các GV thường áp dụng phương pháp “tìm việc theo nhóm” trong các bài học lĩnh hội kiến thức mới. Tuy nhiên, ngay cả trong những bài thực hành GV cũng có thể áp dụng phương pháp tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- Không phải bài học nào cũng thích hơp với phương pháp tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. Vì vậy, trước khi quyết định áp dụng phương pháp nàyvào một bài học cụ thể. GV cần phải cân nhắc kỹ và trả lời được hai câu hỏi quan trọng sau đây:
+ Phương pháp “làm việc theo nhóm” có phù hợp với mục tiêu và nội dung của bài học và điều kiện dạy học (trình độ HS, lớp học, phương tiện dạy học) không ?
+ áp dụng phương pháp này ở mức độ nào là thích hợp cho một phần của bài học hay cho toàn bộ bài học?
- Lớp học được chia thành các nhóm từ 4 đến 6 người. Tuỳ thuộc mục đích sư phạm và yêu cầu của nội dung học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hoặc được giao những nhiệm vụ khác nhau.
- Cần lưu ý trách nhiệm cá nhân trong nhóm, mỗi thành viên trong nhóm phải thực hiện một nhiệm vụ nhỏ trong nhiệm vụ chung của cả nhóm. Muốn vậy, GV (hay nhóm trưởng) cần phân công công việc thật cụ thể cho các thành viên trong nhóm.
e. Ví dụ minh hoạ
Tìm hiểu về các loại hình quần cư ở nước ta (bài 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư - địa lý lớp 9).
GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm với trình tự sau:
- Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Phương án 1 (Tất cả các nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ như sau):
Nhiệm vụ: Dựa vào hình 3.1, kênh chữ ở mục 2 trong SGK, tranh ảnh, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân, hãy:
- Cho biết nước ta có mấy loại hình quần cư? So sánh và giải thích sự khác nhau giữa các loại hình quần cư đó.
- Nhận xét và giải thích sự phân bố các đô thị của Việt Nam.
Phương án 2 (Các nhóm thực hiện các nhiệm vụ khác nhau: các nhóm số lẻ làm câu a, b, các nhóm số chẵn làm câu c và d).
Nhiệm vụ: Dựa vào hình 3.1, kênh chữ ở mục 2 trong SGK, tranh ảnh, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân hãy:
a. Nêu đặc điểm của quần cư nông thôn (tên gọi, hoạt động kinh tế chính, cách bố trí không gian nhà ở …).
b. Trình bày những thay đổi của hình thức quần cư nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá đất nước. Lấy ví dụ ở địa phương em.
c. Trình bày đặc điểm của quần cư thành thị (mật độ dân số, cách bố trí không gian nhà ở, phương tiện giao thông, hoạt động kinh tế…)
d. Nhận xét và giải thích sự phân bố các đô thị của Việt Nam.
- Bước 2: Các nhóm thực hiện công việc (phân công công việc trong nhóm, cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm và hoàn thành nhiệm vụ được giao, cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm).
- Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm; các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Bước 4: GV tóm tắt ý kiến phản hồi từ các nhóm, sau đó cùng thảo luận với cả lớp để chốt lại những nội dung chủ yếu của bài học.
+ Quần cư nông thôn.
Quan điểm dân cư ở cách xa nhau, nhà ở và tên gọi điểm dan cư có khác nhau giữa các vùng miền, các dân tộc.
Quần cư nông thôn đang có nhiều thay đổi cùng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
+ Quần cư thành thị.
Nhà cửa san sát, kiểu nhà hình ống khá phổ biến.
Các đô thị tập trung ở đồng bằng và ven biển.
Lời kết:
- Trong khuôn khổ của tài liệu này chỉ đề cập đến một số PPDH được sử dụng thường xuyên, có hiệu quả trong dạy học địa lý. Đồng thời tài liệu còn nêu một số gợi ý đổi mới cách vận dụng các PPDH truyền thống và giới thiệu một số PPDH mới (một cách tương đối) cần thiết, có thể vận dụng được trong dạy học địa lý ở trường THCS nhằm đáp ứng được định hướng đổi mới PPDH địa lý nêu trên.
- Không có PPDH nào chỉ toàn có ưu điểm, ngược lại cũng không có PPDH nào toàn là nhược điểm, vì vậy trong quá trình dạy học, ngay cả trong một bài dạy cần sử dụng phối hợp nhiều PPDH để làm sao có thể phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của PPDH. Tuy nhiên, việc vận dụng và phối hợp các PPDH như thế nào còn tuỳ thuộc vào nội dung bài dạy, đối tượng HS, điều kiện dạy và học , năng lực của GV.
File đính kèm:
- Tai lieu tap huan giao vien THCS.doc