I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Khung Phân phối chương trình (KPPCT) này áp dụng cho các lớp cấp THPT từ năm học 2008-2009, gồm 2 phần: (A) Hướng dẫn sử dụng KPPCT; (B) Khung PPCT.
1. Về Khung phân phối chương trình
KPPCT quy định thời lượng dạy học cho từng phần của chương trình (chương, phần, bài học, môđun, chủ đề,.), trong đó có thời lượng dành cho luyện tập, bài tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành và thời lượng tiến hành kiểm tra định kì tương ứng với các phần đó. Thời lượng nói trên quy định tại KPPCT áp dụng trong trường hợp học 1 buổi/ngày (thời lượng dành cho kiểm tra là không thay đổi, thời lượng dành cho các hoạt động khác là quy định tối thiểu). Tiến độ thực hiện chương trình khi kết thúc học kì I và kết thúc năm học được quy định thống nhất cho tất cả các trường THPT trong cả nước. Căn cứ KPPCT, các Sở GDĐT cụ thể hoá thành PPCT chi tiết, bao gồm cả chủ đề tự chọn nâng cao (nếu có) cho phù hợp với địa phương, áp dụng chung cho các trường THPT thuộc quyền quản lí. Các trường THPT có điều kiện bố trí giáo viên và kinh phí chi trả giờ dạy vượt định mức (trong đó có các trường học nhiều hơn 6 buổi/tuần), có thể đề nghị để Sở GDĐT phê chuẩn điều chỉnh PPCT tăng thời lượng dạy học cho phù hợp (lãnh đạo Sở GDĐT phê duyệt, kí tên, đóng dấu).
14 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu phân phối chương trình THPT môn Sinh Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trò của phân bón, phát hiện diệp lục và carôtenôit, phát hiện hô hấp ở thực vật, đo một số chỉ tiêu sinh lý của người, hướng động, xem phim về tập tính động vật, xem phim về sinh trưởng phát triển ở động vật, nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép.
+ Lớp 11 nâng cao là 08 tiết (có thể bố trí vào 03 buổi) với các nội dung: Thoát hơi nước và bố trí thí nghiệm về phân bón, tách chiết sắc tố từ lá và tách các nhóm sắc tố bằng phương pháp hóa học, chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt, tìm hiểu hoạt động của tim ếch, hướng động, xem phim về tập tính một số động vật, quan sát sinh trưởng phát triển của một số động vật, nhân giống giâm, chiết, ghép ở thực vật.
+ Lớp 12 là 03 tiết (có thể bố trí vào 01 - 02 buổi) với các nội dung: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời, lai giống, quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
+ Lớp 12 nâng cao là 06 tiết (có thể bố trí vào 02 - 03 buổi) với các nội dung: Xem phim về cơ chế nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã. Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định. Lai giống. Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người. Khảo sát vi khí hậu của một khu vực. Tính độ phong phú của loài và kích thước quần thể theo phương pháp đánh bắt thả lại.
– Các nội dung lí thuyết và thực hành phải được dạy học theo đúng trình tự ghi trong phân phối chương trình (PPCT) do Sở GDĐT quy định cụ thể dựa trên Khung PPCT của Bộ GDĐT.
– Cuối mỗi học kì, có 1 tiết ôn tập, 1 tiết kiểm tra học kì.
– Các tiết Bài tập, Ôn tập, Sở GDĐT cần quy định nội dung cụ thể, căn cứ tình hình thực tế để định ra những nội dung cho các tiết Bài tập, Ôn tập đảm bảo đủ các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Nên lựa chọn, xây dựng nội dung cho các tiết Bài tập và Ôn tập nhằm mục đích củng cố kiến thức hay rèn luyện kĩ năng, hình thức có thể là làm bài tập trên lớp học và giao bài tập cho học sinh làm thêm ở nhà.
– Tuỳ tình hình thực tế, có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời lượng giảng dạy đã được phân cho một nội dung nào đó (thời lượng thực hành không được rút ngắn). Tuy nhiên, việc kéo dài hoặc rút ngắn vẫn phải đảm bảo dạy đủ các nội dung kiến thức cơ bản được quy định trong chuẩn kiến thức.
– Đối với các học sinh giỏi, giáo viên chọn các bài đọc thêm trong sách giáo khoa, xây dựng thêm các Bài tập và thực hành, để củng cố, hệ thống và nhất là chuẩn xác hoá các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Đồng thời trong tiết Bài tập và thực hành giáo viên nên phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để học sinh có thể giúp đỡ nhau nâng cao hiệu quả của tiết học.
– Ở một số nội dung, việc học lí thuyết sẽ hiệu quả hơn nếu sử dụng máy vi tính, phần mềm, tranh, ảnh, sơ đồ trực quan. Bộ đã cung cấp các đĩa CD về nội dung Sinh học 10; Sinh học 11; Sinh học 12 nên các đơn vị cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Sinh học.
2. Kiểm tra, đánh giá
– Phải thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, khi ra đề kiểm tra (dưới 1 tiết, 1 tiết, học kì) phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình. Giáo viên kiểm tra tự luận và trắc nghiệm trong quá trình dạy học để đánh giá và quan trọng hơn là giúp học sinh tự đánh giá quá trình học tập. Khi kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan không nên chỉ dùng một hình thức duy nhất là sử dụng câu hỏi đa lựa chọn mà sử dụng nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan khác nhau.
– Trong cả năm học phải dành 04 tiết để kiểm tra. Trong đó có 02 tiết dành cho kiểm tra học kì (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết); 02 tiết kiểm tra một tiết (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết); kiểm tra thực hành được đánh giá trong tất cả các bài thực hành.
Đánh giá bài thực hành của học sinh bao gồm 2 phần:
+ Phần đánh giá kỹ năng thực hành, kết quả thực hành;
+ Phần đánh giá báo cáo thực hành.
Điểm của bài thực hành bằng trung bình cộng điểm của hai phần trên.
Giáo viên có thể tính điểm bình quân các bài thực hành trong mỗi học kì hoặc lấy điểm bài đạt điểm cao nhất của học sinh nhưng phải đảm bảo mỗi học kì có ít nhất một điểm. Sau mỗi tiết Bài tập và thực hành phải có đánh giá và cho điểm. Phải dùng điểm này làm ít nhất 1 điểm (hệ số 1) trong các điểm để xếp loại học lực của học sinh.
– Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra thực hành, kiểm tra học kì như trong PPCT.
– Phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, cả lí thuyết và thực hành và phải theo nội dung, mức độ yêu cầu được quy định trong chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình môn học.
– Sở GDĐT hướng dẫn về kiểm tra miệng, kiểm tra dưới 45 phút để đảm bảo đủ số lượng điểm kiểm tra theo quy định.
– Việc kiểm tra học kì phải được thực hiện ở cả hai nội dung lý thuyết và thực hành. Tỉ lệ điểm phần lí thuyết và điểm phần thực hành của bài kiểm tra học kì có thể cân đối: lí thuyết 60-70% và thực hành 30-40%. Giáo viên tự lựa chọn một trong hai tỉ lệ nêu trên cho phù hợp với tình hình thực tế. Việc kiểm tra học kì có thể được tiến hành theo 1 trong 2 cách sau:
+ Cách 1: Nếu có đủ điều kiện, thì tiến hành kiểm tra cả lí thuyết và thực hành trong tiết kiểm tra học kì. Giáo viên tự phân chia hợp lí thời lượng của tiết kiểm tra học kì cho phần lí thuyết và phần thực hành (kiểm tra thực hành trên giấy).
+ Cách 2: Trong tiết kiểm tra học kì chỉ kiểm tra và lấy điểm phần lí thuyết, còn điểm phần thực hành được lấy bằng cách tính trung bình điểm các bài thực hành trong học kì.
– Do đặc trưng của môn học thuận lợi cho việc áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan nên giáo viên cần lưu ý tận dụng ưu thế này để tăng cường sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên cần có kế hoạch phối hợp cả 2 hình thức để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
B. KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
LỚP 10
Cả năm: 37 tuần - 35 tiết
Học kì I: 19 tuần - 19 tiết
Học kì II: 18 tuần - 16 tiết
Nội dung
Số tiết
Lí thuyết
Bài tập
Thực hành
Ôn tập
Kiểm tra
Phần I. Giới thiệu chung về thế giới sống
02
-
-
-
-
Phần II. Sinh học tế bào
Chương I. Thành phần hóa học của tế bào
03
-
-
-
-
Chương II. Cấu trúc của tế bào
04
01
01
-
01
Chương III. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
04
-
01
01
01
Chương IV. Phân bào
02
-
01
-
-
Phần III. Sinh học vi sinh vật
Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
02
-
01
-
-
Chương II: Sinh trưởng và phát triển ở vi sinh vật
02
-
01
-
01
Chương III: Vi rút – Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
03
01
-
01
01
Tổng cộng
22
02
05
02
04
LỚP 10 (NÂNG CAO)
Cả năm: 37 tuần - 52 tiết
Học kì I: 19 tuần - 27 tiết
Học kì II: 18 tuần - 25 tiết
Nội dung
Số tiết
Lí thuyết
Bài tập
Thực hành
Ôn tập
Kiểm tra
Phần I. Giới thiệu chung về thế giới sống
03
-
01
-
-
Phần II. Sinh học tế bào
Chương I. Thành phần hóa học của tế bào
05
-
01
-
-
Chương II. Cấu trúc của tế bào
06
01
02
-
01
Chương III. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
06
-
01
01
01
Chương IV. Phân bào
03
01
01
0
0
Phần III. Sinh học vi sinh vật
Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
02
-
02
-
-
Chương II: Sinh trưởng và phát triển ở vi sinh vật
04
01
01
-
01
Chương III: Vi rút – Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
04
-
01
01
01
Tổng cộng
33
03
10
02
04
LỚP 11
Cả năm: 37 tuần - 52 tiết
Học kì I: 19 tuần - 27 tiết
Học kì II: 18 tuần - 25 tiết
Nội dung
Số tiết
Lí thuyết
Bài tập
Thực hành
Ôn tập
Kiểm tra
Phần IV : Sinh học cơ thể
Chương I. Chuyển hoá vật chất và năng lượng
15
01
04
-
01
Chương II. Cảm ứng
09
-
02
01
01
Chương III. Sinh trưởng và phát triển
06
-
01
-
01
Chương IV. Sinh sản
06
01
01
01
01
Tổng cộng
36
02
08
02
04
LỚP 11 (NÂNG CAO)
Cả năm : 37 tuần - 52 tiết
Học kì I: 19 tuần - 27 tiết
Học kì II: 18 tuần - 25 tiết
Nội dung
Số tiết
Lí thuyết
Bài tập
Thực hành
Ôn tập
Kiểm tra
Phần IV : Sinh học cơ chế
Chương I. Chuyển hoá vật chất và năng lượng
15
01
04
-
01
Chương II. Cảm ứng
09
-
02
01
01
Chương III. Sinh trưởng và phát triển
06
-
01
-
01
Chương IV. Sinh sản
06
01
01
01
01
Tổng cộng
36
02
08
02
04
LỚP 12
Cả năm : 37 tuần - 52 tiết
Học kì I: 19 tuần - 27 tiết
Học kì II: 18 tuần - 25 tiết
Nội dung
Số tiết
Lí thuyết
Bài tập
Thực hành
Ôn tập
Kiểm tra
Phần năm. DI TRUYỀN HỌC
Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị
06
-
01
-
-
Chương II. Tính quy luật của hiện tượng di truyền
06
01
01
-
01
Chương III. Di truyền học quần thể
02
-
-
-
-
Chương IV. Ứng dụng di truyền học
03
-
-
-
-
Chương V. Di truyền học người
02
-
-
01
01
Phần sáu. TIẾN HOÁ
Chương I. Bằng chứng và cơ chế tiến hoá
08
-
-
-
-
Chương II. Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất
03
-
-
-
01
Phần bảy. SINH THÁI HỌC
Chương I. Cá thể và quần thể sinh vật
05
-
-
-
-
Chương II. Quần xã sinh vật
02
-
-
-
-
Chương IV. Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường
04
01
01
02
01
Tổng cộng
40
02
03
03
04
LỚP 12 (NÂNG CAO)
Cả năm: 37 tuần - 70 tiết
Học kì I: 19 tuần - 36 tiết
Học kì II: 18 tuần - 34 tiết
Nội dung
Số tiết
Lí thuyết
Bài tập
Thực hành
Ôn tập
Kiểm tra
Phần năm. DI TRUYỀN HỌC
Chương I. Cơ chế di truyền và biến dị
07
01
02
-
-
Chương II. Tính quy luật của hiện tượng di truyền
07
01
01
-
01
Chương III. Di truyền học quần thể
02
-
-
-
-
Chương IV. Ứng dụng di truyền học
05
-
-
-
-
Chương V. Di truyền học người
03
01
-
01
-
Phần sáu. TIẾN HOÁ
Chương I. Bằng chứng tiến hoá
03
-
-
-
01
Chương II. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá
08
-
-
-
-
Chương III. Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất
03
-
01
-
01
Phần bảy. SINH THÁI HỌC
Chương I. Cơ thể và môi trường
03
-
01
-
-
Chương II. Quần thể sinh vật
04
-
-
-
-
Chương III. Quần xã sinh vật
04
-
01
-
-
Chương IV. Hệ sinh thái, sinh quyển và sinh thái học với quản lí tài nguyên thiên nhiên
04
01
-
02
01
Tổng cộng
53
04
06
03
04
File đính kèm:
- Sinh-THPT-08-09.doc