Tài liệu ôn tập địa lí 10 học kỳ 2

BÀI 21: ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA

1. Nước ta có nền nghiệp nhiệt đới

a. ĐKTN và TNTN => phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới

* Thuận lợi:

- Sản phẩm nông nghiệp đa dạng

- Khả năng xen canh, tăng vụ lớn

- Thế mạnh khác nhau giữa các vùng

* Khó khăn:

- Ảnh hưởng của thiên tai

- Tăng thêm tính bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp.

- Dịch bệnh, sâu bệnh.

b) Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới

- Thay đổi cây trồng, vật nuôi phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.

- Thay đổi cơ cấu mùa vụ.

- Đẩy mạnh giao thông vận tải và cơ sở chế biến.

- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu

2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nền nông nghiệp nhiệt đới : Nước ta đang tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hiện đại.

* Ý nghĩa của việc phát triển NN hàng hóa: làm cho cơ cấu nông nghiệp trở nên năng động hơn, thích ứng nhanh hơn với điều kiện thị trường, đồng thời khai thác hợp lý hơn

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu ôn tập địa lí 10 học kỳ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát triển tổng hợp kinh tế biển. Tiềm năng Thực trạng Nghề cá -Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá, lớn nhất ở các tỉnh cực NTB và ngư trường Hoàng Sa-Trường Sa. -Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm, phá thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản. --Sản lượng thuỷ sản năm 2005 đạt trên 600.000 tấn (cá biển > 400.000 tấn). -Nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển nhất là ở Phú Yên, Khánh Hòa. -Hoạt động chế biến ngày càng đa dạng, nổi tiếng là nước mắm Phan Thiết. Du lịch biển -Có nhiều bãi biển nổi tiếng như: Mỹ Khê , Sa Huỳnh Nha Trang, Cà Ná ,Mũi Né … -Nha Trang, Đà Nẵng là các trung tâm du lịch lớn ở nước ta. -Đẩy mạnh phát triển du lịch biển gắn với du lịch đảo kết hợp nghỉ dưỡng, thể thao… Dịch vụ hàng hải Nhiều vũng, vịnh để xây dựng các cảng nước sâu. - Có nhiều cảng tổng hợp lớn. - đang xây dựng cảng nước sâu Dung Quất , vịnh Vân Phong ( Khánh Hòa) sẽ hình thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta. Khai khoáng và SX muối -Thềm lục địa có dầu khí. - Nhiệt độ cao, vùng biển có độ mặn lớn. - Khai thác dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận) - Sản xuất muối ở Cà Ná, Sa Huỳnh… III/Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng: 1/Phát triển công nghiệp: - Hình thành các trung tâm công nghiệp ven biển: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết với các ngành chủ yếu là cơ khí, chế biến nông-lâm-thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng. - Hình thành các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất. - Công nghiệp năng lượng đang được tăng cường: sử dụng điện từ đường dây 500KV, xây dựng các nhà máy thuỷ điện quy mô trung bình: thuỷ điện sông Hinh (Phú Yên), Hàm Thuận-Đa Mi (Bình Thuận), Vĩnh Sơn (Bình Định), A Vương (Quảng Nam), dự kiến xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở nước ta tại vùng này. -Với việc hình thành vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nhất là Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất, Nhơn Hội góp phần thúc đẩy công nghiệp của vùng ngày càng phát triển. 2/Phát triển giao thông vận tải: - Quốc lộ 1, đường sắt Bắc – Nam đang được nâng cấp giúp đẩy mạnh sự giao lưu kinh tế giữa vùng với các vùng khác trong cả nước. - Các tuyến đường ngang (đường 19, 26…) nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu của vùng, ngoài ra còn đẩy mạnh quan hệ với khu vực Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan. - Các sân bay cũng được hiện đại hóa: sân bay quốc tế Đà Nẵng, nội địa có sân bay: Chu Lai, Quy Nhơn, Cam Ranh… 37.I/Khái quát chung: Vị trí địa lý và lãnh thổ: gồm 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. -Diện tích: 54,7 nghìn km2 (16,5% diện tích cả nước). -Tiếp giáp: Duyên hải NTB, ĐNB, Campuchia và Lào. Đây là vùng duy nhất không giáp biển à thuận lợi giao lưu liên hệ với các vùng, có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và xây dựng kinh tế. II/Phát triển cây công nghiệp lâu năm: 1.Tiềm năng: -Đất đỏ badan, giàu chất dinh dưỡng, có tầng phong hóa sâu, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn có thể hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn. -Khí hậu có tính chất cận xích đạo, mùa khô kéo dài thuận lợi phơi sấy, bảo quản các sản phẩm, đồng thời có sự phân hóa theo độ cao, có thể trồng cây công nghiệp nhiệt đới & cận nhiệt. 2. Thực trạng +Cây cà phê chiếm 4/5 diện tích trồng café cả nước (450.000 ha). Đắc Lắc là tỉnh có diện tích trồng lớn nhất (259.000 ha). +Chè trồng trên các cao nguyên cao hơn ở Lâm Đồng, Gia Lai & được chế biến tại các nhà máy chè Biển Hồ (Gia Lai), Bảo Lộc (Lâm Đồng). Lâm Đồng có DT trồng chè lớn nhất nước. +Cao su lớn thứ 2 sau ĐNB, tập trung ở Gia Lai, Đắc Lắk. + Thu hút lao động từ các vùng khác, tạo tập quán SX mới cho đống bào dân tộc ở đây. + Bên cạnh các nông trường, còn có các mô hình kinh tế vườn trồng cây CN lâu năm. 3. Biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất: -Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp, mở rộng diện tích có kế hoạch, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thuỷ lợi. -Đa dạng hoá cơ cấu cây công nghiệp. Phát triển mô hình KT vườn… để nâng cao hiệu quả sản xuất. -Đẩy mạnh các cơ sở chế biến, xuất khẩu. III/Khai thác và chế biến lâm sản: - Rừng chiếm 36% diện tích đất có rừng & 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước. -Có hàng chục lâm trường khai thác, chế biến & trồng rừng -Sản lượng khai thác gỗ giảm dần, hiện nay đạt 200.000-300.000m3/năm. -Cần có biện pháp ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác hợp lý đi đôi với trồng rừng mới, đẩy mạnh giao đất, giao rừng, chế biến tại địa phương và hạn chế xuất khẩu gỗ tròn. IV/Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi: 1. Thực trạng - Đã xây dựng một số nhà máy thuỷ điện: Đa Nhim, Đrây-H’ling, Yaly . - Đã xây dựng thêm: Xê-Xan 3, Xê-Xan 3A, Xê-Xan 4, Plây Krông(sông Xê-Xan). -Trên sông Xrê-Pôk :…,Trên hệ thống sông Đồng Nai … (Atlat, bản đồ CN năng lượng) -Hình thành các bậc thang thủy điện trên các sông. 2. Ý nghĩa: Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH của vùng, đặc biệt việc khai thác & chế biến quặng bô-xit của vùng. Các hồ thuỷ điện còn đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô và có thể khai thác phục vụ du lịch và nuôi trồng thuỷ sản. V. Phát triển chăn nuôi gia súc lớn: 1.Tiềm năng: Diện tích rộng; có một số đồng cỏ ở các cao nguyên cao 500 -600m, các đồng cỏ ở Đơn Dương, Đức Trọng… Có khí hậu cận xích đạo phù hợp với điều kiện sinh thái của bò. 2.Thực trạng: -Đàn bò của vùng chiếm 11,1% và đàn trâu chiếm 2,5% của cả nước. Bò thịt nuôi nhiều ở Đắc Lắc, Gia Lai, bò sữa nuôi nhiều ở Lâm Đồng. - Chăn nuôi bò phát triển chưa cân xứng với tiềm năng của vùng. 39.Bài 39 - VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ 1. Khái quát chung: -Gồm 5 tỉnh và TP.HCM, diện tích nhỏ, dân số thuộc loại trung bình -Là vùng kinh tế dẫn đầu cả nước về GDP (42%), giá trị sản xuất công nghiệp và hàng hóa xuất khẩu -Sớm phát triển nền kinh tế hàng hóa -Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề kinh tế nổi bật của vùng. 2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng:  A,Thế mạnh *Vị trí địa lí: Giáp với đồng sông Cửu Long, Tây Nguyên là những vùng nguyên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp chế biến *Điều kiện tự nhiên và TNTN:  - Đất đai: đất badan chiếm 40% diện tích của vùng , đất xám bạc bạc màu trên phù sa cổ, thoát nước tốt - Khí hậu : cận xích đạo à hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả cận nhiệt đới qui mô lớn - Thủy sản: gần các ngư trường lớn, nguồn hải sản phong phú à phát triển ngư nghiệp - Rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản nước lợ. Có vườn quốc gia Cát Tiên, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ - Khoáng sản: dầu khí với trữ lượng lớn, sét, cao lanh à thúc đẩy ngành công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng. Sông: hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn. * Kinh tế - xã hội:  - Nguồn lao động: có chuyên môn cao  - Cơ sở vật chất kĩ thuật: có sự tích tụ lớn, có nhiều trung tâm công nghiệp lớn. Cơ sơ hạ tầng: thông tin liên lạc và mạng lưới GT phát triển, là đầu mối của các tuyến đường bộ, sắt, biển, hàng không. B,Hạn chế  - Mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt. - Diện tích rừng tự nhiên ít. - Ít chủng loại khoáng sản.  3. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu: a. Công nghiệp:  *Biện pháp: -Tăng cường cơ sơ hạ tầng -Cải thiện cơ sở năng lượng -Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng -Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài *Kết quả- Phát triển nhiều ngành công nghiệp đầu tư cho các ngành công nghệ cao - Hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất,… Giải quyết tốt vấn đề năng lượng b. Dịch vụ *BP:-Hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ. -Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ -Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài *KQ:Vùng ĐNB dẫn đầu cả nước về tăng nhanh và phát triển hiệu quả các ngành dịch vụ c.Nông – lâm nghiệp: *BP:-Xây dựng các công trình thủy lợi -Thay đổi cơ cấu cây trồng -Bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu sông. Bảo vệ các vùng rừng ngập mặn, các vườn quốc gia *KQ:- Công trình thủy lợi dầu Tiếng là công trình thủy lợi lớn nhất nước - Dự án Phước hào cung cấp nước sạch cho các ngành dịch vụ. d.Kinh tế biển:*BP:Phát triển tổng hợp: khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa, khai thác và nuôi trồng hải sản, phát triển du lịch biển và GTVT *KQ:-Sản lượng khai thác dầu tăng khá nhanh, phát triển các ngành công nghiệp lọc dầu, dịch vụ khai thác dầu khí, … - Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát triển - Cảng Sài Gòn lớn nhất nước ta, cảng Vũng Tàu - Vũng Tàu là nơi nghỉ mát nổi tiếng Bài 41 - VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1. Các bộ phận hợp thành ĐBSCL: - ĐBSCL gồm 13 tỉnh/thành phố - Vị trí địa lí:  + Bắc giáp ĐNB + Tây BẮc giáp Campuchia + Tây giáp vịnh Thái Lan + Đông giáp biển Đông - Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, bao gồm:  + Phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu (thượng châu thổ và hạ châu thổ):  + Phần nằm ngoài phạn vi tác động trực tiếp của 2 sông trên. 2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu:  a) Thế mạnh: · Đất  - Có 3 nhóm: + Đất phù sa: + Đất phèn + Đất mặn + Các loại đất khác: · Khí hậu  Cận xích đạo, thuận lợi cho phát triển, sản xuất nông nghiệp · Sông ngòi: - Chằng chịt - Thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt  · Sinh vật - Thực vật: rừng tràm, rừng ngập mặn… - Động vật: cá và chim… · Tài nguyên biển:nhiều bãi cá, tôm… · Khoáng sản: đã vôi, than bùn,… b) Hạn chế: - Thiếu nước về mùa khô - Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn - Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước… - Tài nguyên khoáng sản bị hạn chế… 3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông CL * Sự cần thiết phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL: - ĐBSCL có nhiều thế mạnh về tự nhiên để PT LTTP nhất là cây lúa nước. - ĐBSCL cũng là đồng bằng có nhiều khó khăn và han chề về tự nhiên như đất nhiễm mặn nhiễm phèn rất lớn. * Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông CL - Có nhiều ưu thế về tự nhiên - Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách + Cần có nước ngọt để tháo chua rửa mặn vào mùa khô + Duy trì và bảo vệ rừng + Chuyển dịch cơ cấu nhằm phá thế độc canh + Kết hợp khai thác vùng đất liền với mặt biển, đảo, quần đảo + Chủ động sống chung với lũ

File đính kèm:

  • docdia.doc