I. Gen
- Là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.
- Gen cấu trúc gồm:
+ Vùng điều hòa: nằm ở đầu 3’ gốc, khởi động và kiểm soát phiên mã.
+ Vùng mã hóa: mang thông tin mã hóa aa.
+ Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5’ gốc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
- Gen không phân mảnh: sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục.
- Gen phân mảnh: phần lớn sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục gồm êxôn (mã hóa) và intron (không mã hóa). [Gen phân mảnh chỉ có ở sinh vật nhân thực, nhưng không phải tất cả các sinh vật nhân thực đều có gen phân mảnh]
- Gen gồm gen cấu trúc (tạo nên thành phần cấu trúc và chức năng tế bào) và gen điều hòa (kiểm soát hoạt động).
II. Mã di truyền
- Trình tự nu quy định trình tự aa.
- MDT là mã bộ ba: vì 43 = 64 sẽ dư để mã hóa cho 20 loại aa.
40 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu luyện thi Đại học Môn Sinh học 2014 - Phạm Quốc Huy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao phối. B. Quần thể này có tính đa hình về di truyền rất thấp.
C. Khi điều kiện sống thay đổi, quần thể này dễ bị tuyệt diệt. D. Đây là quần thể của một loài tự phối hoặc loài sinh sản vô tính.
Câu 19: Trong kĩ thuật di truyền, thể truyền thường được sử dụng để chuyển gen vào vi khuẩn là
A. plasmit hoặc NST B. plasmit hoặc ARN C. plasmit hoặc virut D. enzim cắt giới hạn
Câu 20: Cho các phương pháp
(1) dung hợp tế bào trần (2) cấy truyền phôi (3) nhân bản vô tính
(4) nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa (5) tự thụ phấn liên tục từ 5 đến7 đời
Các phương pháp được sử dụng để tạo dòng thuần chủng là
A. 1,2,3,4,5 B. 2,3,4 C. 3,4,5 D. 4,5
Câu 21: Liệu pháp gen là
A. chữa trị các bệnh di truyền bằng phương pháp tư vấn. B. nhằm khác phục những sai hỏng di truyền.
C. chuyển gen từ loài sinh vật này sang loài sinh vật khác. D. tạo ra tế bào có những nguồn gen rất khác xa nhau.
Câu 22: Một đột biến có hại và chỉ sau một thế hệ đã bị loại ra khỏi quần thể khi nó là
A. đột biến gen trội B. đột biến gen lặn C. đột biến đa gen D. đột biến gen ở tế bào chất
Câu 23: Cho sơ đồ phả hệ sau:
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là
A. 1/3 B. 1/6 C. ¼ D. 1/8.
Câu 24: Một phân tử mARN có 1200 đơn phân và có tỉ lệ A : U : G : X = 1: 3: 2: 4. Số nuclêotit loại G của mARN này là
A. 120 B. 600 C. 240 D. 480
Câu 25: Hãy chọn phát biểu đúng
A. Mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.
B. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại A, T, G, X.
C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là mêtiônin.
D. Phân tử mARN có cấu trúc mạch kép.
Câu 26: Về cấu tạo, ADN và prôtêin có điểm chung nào?
A. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, có tính đa dạng và đặc thù.
B. Đều có đơn phân giống nhau và liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
C. Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết photphođieste.
D. Đều có thành phần nguyên tố hóa học giống nhau.
Câu 27: Một bazơ nitơ của gen trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân đôi của ADN sẽ làm phát sinh dạng đột biến
A. thêm một cặp nu B. mất 1 cặp nu C. thêm 2 cặp nu D. thay thế một cặp nu
Câu 28: Bản chất của quy luật phân li là
A. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 trội : 1 lặn B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu gen với tỉ lệ 1 : 2 : 1
C. tính trạng trội át chế tính trạng lặn D. sự phân li của các cặp alen trong giảm phân
Câu 29: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về sự di truyền của tính trạng?
A. Trên cùng một cơ thể, các tính trạng di truyền liên kết với nhau.
B. Tính trạng chất lượng thường do nhiều gen tương tác cộng gộp.
C. Khi gen bị đột biến thì quy luật di truyền của tính trạng sẽ bị thay đổi.
D. Mỗi tính trạng chỉ di truyền theo một quy luật xác định và đặc trưng cho loài.
Câu 30: Để tạo ra giống lúa mang gen chống hạn (có nguồn gốc từ cây cỏ dại) thì người ta sử dụng phép lai nào?
A. lai cải tiến B. lai xa C. lai tế bào D. kĩ thuật di truyền
Câu 31: Ở người, trường hợp nào sau đây không liên quan đến đột biến gen?
A. Bệnh mù màu B. Bệnh bạch tạng C. Bệnh hồng cầu hình liềm D. Hội chứng Đao
Câu 32: Hoán vị gen có vai trò
(1) làm xuất hiện các biến dị tổ hợp (2) lập bản đồ di truyền
(3) làm thay đổi cấu trúc NST (4) tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp lại với nhau
Các phương án đúng là
A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 3, 4
Câu 33: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình phiêm mã mà không có ở quá trình tái bản ADN?
A. có sự tham gia của enzim polimeraza. B. mạch polinucleotit được kéo dài theo chiều 5’ – 3’
C. sử dụng nu loại (U) cho quá trình tổng hợp D. chỉ diễn ra trên mạch gốc của từng gen riêng rẽ
Câu 34: Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa hồng : 3 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Cặp tính trạng này di truyền theo quy luật
A. tương tác át chế B. tương tác bổ trợ C. tương tác cộng gộp D. phân li độc lập, trội hoàn toàn
Câu 35: Trong quá trình tái bản ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn là
A. mạch được kéo dài theo chiều 5’ – 3’ so với chiều tháo xoắn.
B. mạch có chiều 5’ – 3’ so với chiều trượt của enzim tháo xoắn.
C. mạch có chiều 3’ – 5’ so với chiều trượt của enzim tháo xoắn.
D. mạch có trình tự các đơn phân giống như mạch gốc.
Câu 36: Ở vi khuẩn, khi gen bị đột biến thì loại phân tử do gen tổng hợp luôn bị thay đổi là
A. gen, mARN, chuỗi polipeptit B. gen, mARN C. gen, chuỗi polipeptit D. mARN, chuỗi polipeptit
Câu 37: Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen ở 2 giới như sau:
Giới đực: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa Giới cái: 0,64AA : 0,32 Aa : 0,04 aa
Sau khi quần thể trên trở nên trạng thái cân bằng thì kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tần số alen của quần thể này sau 5 thế hệ tự thụ phấn là
A. p = 0,8 ; q = 0,2 B. p = 0,5; q= 0,5 C. p = 0,73; q = 0,27 D. p = 0,88; q = 0,12
Câu 38: Cho phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd. Đời con có tỉ lệ kiểu hình mang ít nhất một tính trạng trội chiếm tỉ lệ
A. 27/256 B. 255/256 C. 3/256 D. 175/256
Câu 39: Trung bình mỗi quả đậu có 7 hạt. Nếu các cây có hạt trơn dị hợp tự thụ thì xác suất để mỗi quả đậu có 5 hạt trơn, 2 hạt nhăn chiếm tỉ lệ
A. 13,5% B. 31,5% C. 29,5% D. 33,5%
Câu 40: Bệnh mù màu do một alen lặn nằm trên NST giới tính X gây ra. Cho biết trong một quần thể người, tần số nam bị mù màu là 0,08. Tỉ lệ 3 loại kiểu gen XAXA; XAXa; XaXa của nữ trong quần thể đó lần lượt chiếm tỉ lệ
A. 0,8464; 0,1472; 0,0064 B. 0,0064; 0,1472; 0,8464
C. 0,0064; 0,8464; 0,0064 D. 0,8464; 0,0064; 0,1472
Câu 41: Nguyên nhân làm cho tính trạng do gen nằm trong tế bào chất di truyền theo một cách thức rất đặc biệt là
A. gen nằm trong tế bào chất của giao tử cái luôn trội hơn so với gen trong giao tử đực.
B. giao tử đực không đóng góp gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử.
C. ADN trong tế bào chất thường là dạng mạch vòng.
D. giao tử cái đóng góp lượng gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử nhiều hơn so với giao tử đực.
Câu 42: Nếu cho cây có kiểu gen AaBbCc tự thụ phấn thì xác suất để 1 hạt mọc thành cây có chiều cao cây thuộc loại cao nhất là bao nhiêu? Biết rằng các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau và các gen tương tác với nhau theo kiểu tác động cộng gộp qui định chiều cao của cây.
A. 0,046 B. 0,035 C. 0,028 D. 0,016
Câu 43: Cho các khâu sau:
1. Trộn 2 loại ADN với nhau và cho tiếp xúc với enzim ligaza để tạo ADN tái tổ hợp.
2. Tách thể truyền (plasmit) và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
3. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận.
4. Xử lí plasmit và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzim cắt giới hạn.
5. Chọn lọc dòng tế bào có ADN tái tổ hợp.
6. Nhân các dòng tế bào thành các khuẩn lạc.
Trình tự các bước trong kĩ thuật di truyền là
A. 1,2,3,4,5,6 B. 2,4,1,5,3,6 C. 2,4,1,3,5,6 D. 2,4,1,3,6,5
Câu 44: Cho biết màu sắc quả di truyền tương tác kiểu: A-bb, aaB-, aabb: màu trắng; A-B-: màu đỏ. Chiều cao cây di truyền tương tác kiểu: D-ee, ddE-, ddee: cây thấp; D-E-: cây cao.
P: x và tần số hoán vị gen 2 giới là như nhau: f(A/d) = 0,2; f(B/E) = 0,4.
Đời con F1 có kiểu hình quả đỏ, cây cao (A-B-D-E-) chiếm tỉ lệ:
A. 20,91% B. 32,08% C. 28,91% D. 30,09%
Câu 45: Điểm khác nhau trong quá trình sao chép của ADN ở sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ là
1. sự sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn có thể xảy ra đồng thời trên nhiều phân tử ADN.
2. ở sinh vật nhân chuẩn, có nhiều điểm khởi đầu sao chép trên mỗi phân tử ADN, còn sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm.
3. các đoạn Okazaki được hình thành trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ dài hơn các đoạn Okazaki ở sinh vật nhân chuẩn.
4. mạch ADN mới của sinh vật nhân chuẩn được hình thành theo chiều 5’- 3’ còn ở sinh vật nhân sơ là 3’ – 5’.
Phương án đúng là
A. 1,2 B. 2,3 C. 1,2,3 D. 1,2,3,4
Câu 46: Ở người, xét 4 gen: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên NST thường, các gen 2 và 3 mỗi gen đều có 2 alen nằm trên NST X (không có alen trên Y) các gen trên X liên kết hoàn toàn với nhau. Gen thứ 4 có 3 alen nằm trên NST giới tính Y (không có alen trên X). Theo lý thuyết số kiểu gen tối đa về các lôcut trên trong quần thể người là
A. 142 B. 84 C. 132 D. 115
Câu 47: Ở một loài thực vật: Gien A qui định tính trạng quả màu đỏ , a qui định quả vàng; B qui định quả tròn, b qui định quả bầu dục; D qui định thân cao , d qui định thân thấp, biết rằng các gien trội là trội hoàn toàn . Cho giao phấn cây quả đỏ, tròn, thân cao với cây quả vàng , bầu dục, thân thấp thu được con lai có 4 kiểu hình tỷ lệ : 1/4cây quả đỏ, tròn thấp: 1/4cây quả đỏ,bầu dục, thân thấp : 1/4cây quả vàng, tròn, thân cao : 1/4cây vàng bầudục, thân cao. Nếu các gien liên kết hoàn toàn, sơ đồ lai nào sau đây phù hợp với phép lai trên?
A. Bb x bb B. Dd x dd
C. Aa x aa D. Dd x dd
Câu 48: Một quần thể ngẫu phối lưỡng bội , xét một gen có 2 alen (A và a) qui định chiều cao cây , tần số alen A ở giới ♂ là 0,6, ở giới ♀ là 0,8, tần số alen a ở giới ♂ là 0,4, ở giới ♀ là 0,2 , biết rằng các gen nằm trên NST thường. Xác định thành phần kiểu gen của quần thể trong điều kiện không có đột biến, không có chọn lọc tự nhiên
A. 0,48 AA + 0,44Aa +0,08aa =1 B. 0,49 AA + 0,42Aa +0,09aa =1
C. 0,36 AA + 0,48Aa +0,16aa =1 D. 0,64 AA + 0,32Aa +0,04aa =1
Câu 49: Sự di truyền nhóm máu A,B,AB,O ở người do 3 alen chi phối IA IB IO.Kiểu gen IAIA, IAIOquy định nhóm máu A;kiểu gen IBIB, IBIO quy định nhóm máu B;kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB; kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O.Trong một quần thể người, nhóm máu O chiếm 4%,nhóm máu A chiếm 45%,nhóm máu B có tỷ lệ là
A. 0,4 B. 0,25 C. 0,54 D. 0,21
Câu 50: Một quần thể có 1375 cây AA, 750 cây Aa, 375 cây aa. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Alen A có tần số 0,7; alen a có tần số 0,3.
B. Sau một thế hệ giao phối tự do, kiểu gen Aa có tỉ lệ 0,48.
C. Quần thể chưa cân bằng về mặt di truyền.
D. Sau một thế hệ giao phối tự do, quần thể sẽ đạt cân bằng di truyền.
File đính kèm:
- Tai lieu LTDH 2014Sinh CB.doc