NỘI DUNG ÔN TẬP G ỒM:
Phần I : Địa lý tự nhiên.
Phần II : Địa lý dân cư.
Phần III : Địa lý các ngành kinh tế.
Phần IV : Địa lý các vùng kinh tế.
Phần V : Hướng dẫn kĩ năng vẽ biểu đồ, sử dụng atlat.
Phần VI : Gợi ý một số đề thi thử.
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1570 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hướng dẫn ôn thi Tốt nghiệp năm 2014 - Môn Địa Lí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện cho vùng có được nguồn tài nguyên chất xám lớn, Có TP Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật : là vùng có cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện nhất ở phía nam
- Đông Nam Bộ là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn, thu hút nhiều dự án hợp tác đầu tư nước ngoài.
* Hạn chế mùa khô kéo dài 4-5 tháng nên thường xảy ra thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
2. Trình bày sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm chính ở Đông nam Bộ. Vì sao Đông Nam Bộ là vùng trồng nhiều cao su nhất nước
- cao su: Đồng Nai,Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước.
- cà phê: Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, ngoại vi TP Hồ Chí Minh.
- Điều: Bà Rịa-Vũng Tàu, ngoại vi TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.
- Hồ tiêu: Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai.
Đề số 11
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 ĐIỂM)
Câu I (3 điểm)
1. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta.
2. Tại sao nói việc làm đang là vấn đề kinh tế xã hội lớn của nước ta hiện nay? Nêu phương hướng giải quyết việc làm.
Câu II ( 2 điểm) Cho bảng số liệu sau:
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VN THỜI KỲ 2000-2007
Năm
Số dự án
Vốn đăng ký (triệu USD)
2000
391
2838,9
2001
555
3142,8
2002
808
2998,8
2003
791
3191,2
2004
811
4547,6
2005
970
6839,8
2006
987
12004,0
2007
1544
21347,8
a. Tính số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trung bình tại Việt Nam qua các năm
b. Vẽ biểu đồ kết hợp (cột-đường) thể hiện số dự án, vốn đăng ký thời kỳ 2000-2007
Câu III ( 3 điểm)
1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày tình hình sản xuất lương thực (lúa) ở nước ta từ năm 2000 đến nay
2.
II. PHẦN RIÊNG ( 2 điểm) Thí sinh chỉ được chọn 1 trong hai câu (IV a hoặc IV b)
Câu IV. a Trình bày thực trạng cơ sở vật chất ngành giao thông vận tải đường bộ (ôtô) và đường sắt ở nước ta.
Câu IV. b
1. Chứng minh cơ cấu công nghiệp theo ngành nước ta tương đối đa dạng và đang có sự chuyển biến rõ rệt. Tại sao có sự chuyển biến đó?. Nêu phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.
2. Tại sao phải khai thác tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo?
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ 11
Câu I (3 điểm)
1. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta.
a. Ý nghĩa tự nhiên
- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- Nước ta tiếp giáp với biển Đông nên khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên giữa các vùng miền.
- Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán.
b. Ý nghĩa kinh tế văn hoá- xã hội quốc phòng
- Về kinh tế, nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng với nhiều cảng và sân bay quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu với các nước.
- Về văn hoá xã hội, vị trí liền kề với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá xã hội và mối giao lưu lâu đời tạo thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển vơi các nước trong khu vực.
- Về quốc phòng, nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.
2. Vấn đề việc làm đang là vấn đề kinh tế xã hội lớn, theo số liệu điều tra, năm 2005, tính trung bình cả nước , tỉ lệ thất nghiệp là 2,1 %, tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1 %. Ở khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3 % , ở nông thôn là 1,1 %, tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 4,5 % ở nông thôn là 9,3 %
- Giải quyết việc làm cho người lao động góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giảm đi các vấn đề khó khăn về xã hội.
* Phương hướng giải quyết việc làm
- Phân bố lại dân cư và lao động
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.
- Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất. Tăng cường hợp tác, liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
- Mở rộng , đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh xuất khẩu lao động..
Câu II a. Tính
Năm
Số vốn đầu tư TB của các dự án (triệu USD)
2000
7,26
2001
5,66
2002
3,71
2003
2004
2005
2006
2007
b) Vẽ (cột-đường)
Câu III.
1. Trình bày sản xuất lương thực (lúa) ở nước ta từ 2000 đến nay.
Diện tích gieo trồng có xu hướng giảm từ 7.6 triệu ha(2000) xuống còn 7.3 triệu ha(2005) và 7.2 (2007)
Năng xuất lúa tăng nhanh 42tạ/ha(1980) lên 49 tạ/ha(2007)
Sản lượng lúa tăng mạnh từ 32.5 triệu tấn(2000) lên 35.8 triệu tấn(2005) và 35.9 (2007)
Đảm bảo đủ lương thực cho nhân dân, tham gia vào các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới 3 – 4 triệu tấn/ năm
Bình quân lương thực đầu người > 422kg/năm
- Đồng bằng Sông Cửu Long là nguồn sản xuất lương thực lớn nhất chiếm trên 50% diện tích và trên 50% sản lượng của cả nước. 0.25đ . Trong đó tỷ trọng diện tích trồng lúa so với diện tích diện tích trồng cây LT ở các tỉnh ĐBSCL đều trên 90% .
- Đồng bằng Sông Hồng là vùng lớn thứ 2 về sản xuất lương thực nhưng là vùng có năng xuất lúa cao nhất nước .
Câu IV. a Trình bày thực trạng cơ sở vật chất ngành giao thông vận tải đường bộ (ôtô) và đường sắt ở nước ta.
*Đường bộ (ôtô)
- Mạng lưới đường bộ trong những năm gần đây đã được mở rộng và hiện đại hóa, về cơ bản đã phủ kín các vùng.
- Hai trục đường bộ xuyên quốc gia là quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh (đang xây dựng). Quốc lộ 1 chạy suốt từ Lạng Sơn đến Cà Mau dài 2300 km, là tuyến đường xương sống của nước ta.
* Đường sắt
- Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143 km. Tuyến đường sắt Thống Nhất dài 1726 km là trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc- Nam. Các tuyến đường khác là: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên… Mạng đường sắt xuyên Á đang được xây dựng, nâng cấp
Câu IV b (2 điểm)
1.
- Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng và đang có sự chuyển biến rõ rệt, có 3 nhóm (Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước ) với 29 ngành công nghiệp.
- Trong cơ cấu các ngành CN hiện nay đang nổi lên một số ngành trọng điểm (kể tên)
- Cơ cấu CN theo ngành đang có sự chuyển biến theo hướng giảm tỉ trọng CN khai thác , CN SX và phân phối điện, khí đối nước; tăng tỉ trọng CN chế biến
* Nguyên nhân: Do kết quả của đường lối CNH và nhằn thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thi trường khu vực và TG.
- Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp: Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước, thích ứng với nền kinh tế thế giới. Đẩy mạnh phát triển các ngành trọng điểm. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
2. Phải khai thác tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo vì:
- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng, chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
- Môi trường biển là không chia cắt được. Bởi vậy, một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh.
- Môi trường đảo, do sự biệt lập nhất định của nó, không giống như trên đất liền, lại có diện tích nhỏ nên nhạy cảm trước tác động của con người.
II. CÁC BÀI TẬP
Bài 1: Tình hình dân số và sản lượng lương thực nước ta.
Năm
1980
1985
1988
1990
1995
1997
2000
Dân số (nghìn người)
53.772
59.872
63.727
66.107
71.996
74.307
77.686
Sản lượng lương thực (nghìn tấn)
14.406
18.200
19.583
21.489
27.571
31.584
35.463
a.Tính bình quân lương thực theo đầu người qua các năm.
b.Vẽ biểu đồ đường để so sánh tốc độ phát triển dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người thời kỳ trên.
c.Rút ra kết luận.
Bài Tập 2: Tình trạng việc làm phân theo vùng nước ta năm 1996. Đơn vị: nghìn người
Vùng
Lực lượng lao động
Số người chưa có
việc làm thường xuyên
Cả nước
35886
965.5
-Trung du-miền núi phía Bắc
-Đồng bằng sông Hồng
-Bắc Trung Bộ
-Nam Trung Bộ
-Tây Nguyên
-Đông Nam Bộ
-Đồng bằng sông Cửu Long
6433
7383
4664
3805
1442
4391
7748
87.9
182.7
123.0
122.1
15.6
204.3
229.9
a) Hay vẽ tÝnh tû lÖ ngêi cha cã viÖc lµm thường xuyên cña c¸c vïng
b) VÏ biểu đồ cột thể hiện tû lÖ người chưa có việc làm thường xuyên cña c¸c vïng.
c) Nhận xét.
Bài 3. Dựa vào bảng số liệu sau đây về giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của nước ta ( Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
2000
2005
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thủy sản
Tổng
129140,5
7673,9
26498,9
163313,3
183342,4
9496,2
63549,2
256387,8
a. Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản
b. Nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản
c. Vẽ biểu đồ tròn so sánh giá trị sản xuất của ngành nông lâm nghiệp và thủy sản trong 2 năm 2000 và 2005
Bài 4. Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta năm 1999 và 2009 ( Đơn vị:%)
Năm
1999
2009
0 tuổi đến 14 tuổi
15 tuổi đến 59 tuổi
60 tuổi trở lên
33,5
58,4
8,1
25,0
66,0
9,0
Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện sự thay đổi cơ cấu theo độ tuổi của nước ta trong 2 năm 1999 và 2009.
Nêu những nhận xét
Cho biết cơ cáu trên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển KT-XH
Bài 5. Dựa vào bảng số liệu sau đây về cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 2000-2005 (Đơn vị: %)
Năm
2000
2002
2004
2005
Nông lâm ngư
Công nghiệp-xây dựng
Dịch vụ
65,1
13,1
21,8
61,9
15,4
22,7
58,8
17,3
23,9
57,3
18,2
24,5
Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của nước ta thời kì 2000-2005
Nêu nhận xét và giải thích
Bài 6: Dựa vào bảng số liệu sau đây về tình hình đô thị hoá ở nước ta:
Năm
Số dân thành thị ( Triệu người)
Tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân (%)
1990
12.9
19.5
1995
14.9
20.8
2000
18.8
24.2
2003
20.9
25.8
2005
22.8
27.1
a. Hãy vẽ biểu đồ kết hợp để thể hiện tình hình đô thị hoá ở nước ta.
b. Nêu nhận xét và giải thích
File đính kèm:
- Huong dan on thi tot nghiep 2014.doc