Bài giảng Lịch sử phát triển địa chất đại trung sinh

Triat: Có tuổi tuyệt đối từ 248 đến 213 triệu năm.

Tên gọi Trias được Friedrich Von Alberti (1834) đặt từ ba tầng đá khác biệt rõ ràng (trias có nghĩa là nhóm ba), đó là các tầng đá đỏ, đá phấn, đá phiến sét - được tìm thấy ở nhiều nơi tại Đức và Tây Bắc châu Âu.

 

ppt42 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lịch sử phát triển địa chất đại trung sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD : Thầy Châu Hồng Thắng Nhóm thực hiện: Huỳnh Thị Hoàng Cúc Ngô Thị lệ Hằng Nguyễn Thị Mai Nguyễn Ngọc Năm. I. KỈ TRIAT Triat: Có tuổi tuyệt đối từ 248 đến 213 triệu năm. Tên gọi Trias được Friedrich Von Alberti (1834) đặt từ ba tầng đá khác biệt rõ ràng (trias có nghĩa là nhóm ba), đó là các tầng đá đỏ, đá phấn, đá phiến sét - được tìm thấy ở nhiều nơi tại Đức và Tây Bắc châu Âu. 1- Kiến tạo: Chu kỳ Hecxini đã vào pha cuối cùng: núi non đã ổn định và ngoại lực bắt đầu bào mòn địa hình. Khuynh hướng chung ở giai đoạn này là Pangea tan rã. Cimmeri, Kazakhstan, Siberi sát nhập lại với nhau. Đầu kỷ, mảng Cimmeri bắt đầu di chuyển về phía Bắc, hướng về Laurasia. Cuối Triat thì Cimmeri đã va chạm với Siberi làm đóng lại đại dương Paleo - Tethys. Các vật liệu trầm tích ở các vùng biển nông giữa các khối lục địa của Cimmeria bị nén ép nâng cao tạo thành núi và gắn kết các khối lục địa của Cimmeria, Siberi, Kazakhstan tạo nên một khối lục địa rông lớn hơn: khối lục địa Asia. Nguồn (www.jan.ucc.nau.edu) Nguồn (www.Paleoportal.org) Quá trình tạo núi ở trên được gọi là chu kỳ kiến tạo Indosini. Hình thành phần lớn lãnh thổ Việt Nam, Lào, Myanma, Thái lan và Vân Nam - Trung Quốc (hiện nay). Chu kỳ tạo núi Indosini nâng gần như toàn bộ lãnh thổ nước ta lên khỏi mặt biển. Sau vận động này, ở Việt Nam chỉ còn lại: + Eo biển: Lạng Sơn, sông Đà, Nghệ An + Máng biển: Sầm Nưa, sông Cả, + Vịnh Nam Bộ. Chu kỳ tạo núi Indosini cũng tạo nên hiện tượng phun trào núi lửa ở nhiều nơi, để lại ngày nay nhiều vùng đất đỏ ba dan trù phú. 2- Khí hậu: Phân chia thành các khu vực khô nóng, ẩm ướt rõ rệt. Những khu vực thuộc Cimmeria có tính chất ẩm và ướt (ở dọc theo đường xích đạo). Những khu vực thuộc Pangea mang tính chất khô nóng rõ rệt thể hiện ở những trầm tích màu đỏ. Nguồn (www.vi.wikipedia.org) 3- Sinh vật: Động vật: phân bố khắp bề mặt Trái Đất: Lưỡng cư đã suy giảm nhanh chóng. Bò sát giai đoạn này phát triển rất nhanh và phong phú. Một số nhóm bò sát đã tiến hoá theo cách thích nghi với điều kiện sống thứ sinh (hoặc là quay lại sống dưới nước, hoặc là thích ứng với đời sống bay lượn). TL cổ dài Nguồn (mahdito.persianblog.ir) Thằn lằn cổ ngắn Nguồn (www.plesiosauria.com) Thằn lằn cá Nguồn (www.healthstones.com) Xuất hiện động vật Hữu nhũ nhưng kích thuớc còn bé, đẻ trứng và có túi. Dưới nước các loài cá có sụn giảm dần, thay thế bằng cá có xương sống. Xuất hiên Cúc đá, đặc trưng của kỉ Triat, tiến hóa từ loài Tiễn thạch còn sót lại trong biển sau biến cố cuối kỉ Pecmi. Nguồn (www.photobucket.com) Sự tiến hóa của Cúc Đá Thực vật : Đầu Triat hệ thực vật nghèo hẳn đi so với hệ thực vật Pecmi Cuối Triat khí hậu trở nên ẩm, hệ thực vật lúc này mang đậm tính của hệ thực vật MZ. Các cây Hạt trần đã bắt đầu phát triển mạnh cùng với sự xuất hiện của Á Tuế và Dương xỉ. Nguồn (www.tuoitrecuoi.com) Hình thành 3 hệ thực vật đặc trưng: Lepidopteris: ở châu Âu và Greenland Thinnfeldia: ở khu vực Gondwana Bắc Kỳ: rất đa dạng bao gồm các yếu tố hoàn toàn châu Á. II. KỶ JURA Kỷ Jura có tuổi tuyệt đối từ 213 triệu đến 145 triệu năm Tên gọi kỷ Jura do Alecxandre Brogniart đặt cho các lớp đá vôi rộng lớn có nguồn gốc từ đại dương của dãy núi Jura, trong khu vực mà Đức, Pháp, Thuỵ Sỹ giáp giới. 1- Kiến tạo: Nguồn (www.Paleoportal.org) Vào Jura (180 tr năm) một đới rift phát triển dọc theo bờ Đông Nam của Bắc Mỹ, kèm theo núi lửa hoạt động mãnh liệt. Kết quả là phần giữa của Đại Tây Dương được hình thành. Đến cuối Jura, rift đó tiếp tục mở rộng và Đại Tây Dương được mở rộng thêm ở vùng trung tâm và hệ quả là:  Tách Pangea ra làm 2 phần: Laurasia và Gondwana Lực tách đã đẩy Laurasia xoay ngược chiều kim đồng hồ và Gondwana xoay cùng chiều kim đồng hồ về phía tây. Xuất hiện đới cuốn hút theo kiểu lục địa - đại dương ở phía Tây của Bắc Mỹ. Khối đại dương ở Bắc Mỹ từ suốt cổ sinh đến lúc này cũng bắt đầu hoạt động mạnh mẽ hình thành nên dãy núi Coocdie. Các phần lộ ra quan trọng thuộc kỉ Jura cũng được tìm thấy ở Nga, Ấn Độ, Nam Mỹ, Nhật Bản, Australasia, Vương Quốc Anh hiện nay. Ngoài ra, khi phần giữa của Đại Tây Dương mở rộng làm thành vùng vịnh ở giữa nó (tức vùng vịnh Mêhicô hiện nay) nối liền Đại Tây Dương với Tethys. Riêng ở Việt Nam, đến kỉ Jura đại bộ phận đất đai đã nổi lên khỏi mặt nước biển, chỉ còn sót lại vài vùng đất trũng thấp ở trong nội địa. Đây cũng là thời kì có nhiều hoạt động phun trào làm khí hậu nước ta trở nên khô nóng kéo dài. 2- Khí Hậu: Mang tính chất kế thừa của khí hậu cuối Triat. Khí hậu ẩm  TV ưa ẩm phát triển mạnh mẽ làm hình thành nhiều mỏ than lớn có tuổi Jura ở Trung Quốc, Siberi, Đông Âu. 3- Sinh vật: + Trong biển: Cúc đá bắt đầu phát triển mạnh. Chân rìu, da gai, san hô vẫn phát triển ngày càng phong phú. Hoá thạch Cúc Đá Trên cạn: Bò sát phát triển cực thịnh, xuất hiện đủ các môi trường: cạn, nước, trên không và đủ các loài ăn thịt, cỏ. Nguồn (www.thefeltsource.com) Cuối Jura, xuất hiện đại biểu đầu tiên của lớp chim nhưng vẫn còn giống với bò sát. Nguồn (www.Photobucket.com Cuối Jura xuất hiện thực vật hạt kín TV hạt trần vẫn phát triển phong phú, đa dạng như cây Cù tùng Xêcôia cao đến 150m, đường kính thân cây tới 12m, Thông đỏ, Thủy tùng, Thông hai lá dẹt …cũng rất phát triển. III- KỶ KRETA Kỷ Kreta có tuổi tuyệt đối : 145tr - 65tr năm Kỷ Kreta có nguồn gốc từ tiếng Latinh : Kreta với nghĩa là đá phấn (phấn trắng) được nhà địa chất người Bỉ Jean d’Omalius d’tlaloy định nghĩa năm 1822, sử dụng các địa tầng trong lòng chảo Paris và đặt tên cho các tầng đá phấn trải rộng được tìm thấy trong các tầng đá Thượng Creta của lục địa châu Âu và quần dảo Anh 1- Kiến tạo: Nguồn (www.Paleoportal.org) Đầu Kreta, Pangea bị tan rã bởi một đới rift phát triển dọc theo rìa phía Đông của Nam Mỹ làm tách Nam Mỹ ra khỏi châu Phi  hình thành Nam Đại Tây Dương . Muộn hơn một chút, Ấn Độ và Madagasca tách khỏi Gondwana. Hình thành Ấn Độ Dương nối liền với nam Đại Tây Dương và Thái Bình Dương và đồng thời thu hẹp Tethys. Mảng Cimmeria va chạm với Laurasia khoảng 200 - 190 Ma. Sự va chạm của nó hình thành ra các dãy núi và rãnh Tethys. ~100 mya (Trung Phấn trắng) Cùng lúc đó ở Lausasia cùng xuất hiện đới rift lục địa tách Bắc Mỹ, Greenland và Baltica  hình thành nên Bắc Đại Tây Dương. Cuối Kreta, Đại Tây Dương đã được nối liền từ Bắc đến Nam; Ấn Độ và Madagasca cũng tách ra xa nhau kèm theo là hoạt động phun trào của núi lửa diễn ra mãnh liệt; hình thành nên một số vùng cao nguyên rộng lớn thuộc Ấn Độ hiện nay( Decan). 2- Khí Hậu: Mang tính phân Đới rõ, vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm mở rộng và nhiệt độ trung bình trong kỉ Krera cao hơn hiện nay khoảng 10oC. Cuối kỷ Kreta, nhiệt độ giảm đột ngột: 6-8o C Trong giai đoạn này, biển tiến ở nhiều nơi trên toàn cầu mạnh nhất là ở Âu- Á và Bắc Mĩ. 3- Sinh Vật: Do biển tiến, nhiệt độ lớn, khí hậu ấm áp nên khuê tảo phát triển nhiều tạo nên những tầng đá phấn dày ở nhiều nơi. Cúc đá phát triển cực thịnh đạt đến kích thước khổng lồ. Bò sát cũng đạt những kích thước to lớn. Tuy nhiên cuối kỷ Kreta, trong sinh vật có sự suy giảm to lớn, bởi sự sụt giảm của số lượng giống nòi. Do một biến cố xảy ra cuối Kreta. Sự hủy diệt một số giống loài sau kỉ Kreta Những loài bị tận diệt là Cúc đá, bò sát khổng lồ (nước, cạn, bay). Thay thế vào đó là sự xuất hiện một đại biểu mới thuộc lớp Trùng lỗ là Trùng tiền. Thực vật hạt kín xuất hiện từ kỷ Jura đến cuối kreta bắt đầu phát triển mạnh và chiếm ưu thế đến ngày nay. CÁC KHOÁNG SẢN QUAN TRỌNG HÌNH THÀNH TRONG ĐẠI MZ Các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh: Than, Dầu mỏ & khí đốt, Sắt, Nhôm, Phốt pho rít – Apatit , Muối Kali. Các khoáng sản có nguồn gốc nội sinh: Vonfram, Niken, Môlipden, Khoáng sản đa kim, Thiếc, Thủy ngân, Antimoan, Vàng, Fluorit, Kim cương. Tài liệu tham khảo Nguyễn Hữu Danh, Tìm hiểu trái đất thời tiền sử, 2000, NXB Giáo Dục. Trần Văn Thành, Giáo trình: Địa chất lịch sử, 2002, ĐHSP.TP.HCM. Website: www.vi.wikipedia.org/wiki/Đại_Trung_Sinh - 44k. Cùng các tài liệu tham khảo khác.

File đính kèm:

  • pptLỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VỎ TRÁI ĐẤT TRONG 2.ppt
Giáo án liên quan