Tài liệu Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Địa lí cấp trung học cơ sở

MỤC LỤC

Trang

Phần I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

I. Kiến thức cơ bản về BĐKH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

1. Bi ểu hiện, đặc điểm và nguyên nhân chính của sự BĐKH

toàn cầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

2. Tác động của sự BĐKH đối với tự nhiên và mọi mặt hoạt động

của con người . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

3. Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4. Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5. Giáo dục, tuy ên truy ền phổ biến rộng rãi các gi ải pháp l àm giảm thiểu

BĐKH và thích ứng với những hậu quả do BĐKH tại các địa ph ương .

II. Giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THCS . . . . . . . .

1. Vai trò, nhiệm vụ của giáo dục phổ thông đối với giáo dục ứng phó

với biến đổi khí hậu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

2. Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường THCS . . . . . .

3. Định hướng, yêu cầu của giáo dục ứng phó với BĐKH

trong trường THCS . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4. Tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong trư ờng THCS . . . . . . . . . .

Phần II. TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ

VỚI BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN ĐỊA LÍ . . . . . . . . . . . . .

1. Mục tiêu về giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Địa lí . . . . . . . . . .

2. Khả năng tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH vào môn Địa lí . . . . .

3. Giới thiệu địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH

vào môn Địa lí . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4. Gợi ý về tổ chức dạy học tích hợp nội dung giáo dục ứng phó

với BĐKH vào môn Địa lí . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

5. Một số bài soạn tích hợp nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH

trong môn Địa lí . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Lớp 6. Bài 27 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Lớp 7. Bài 21 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Bài 47 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Lớp 8. Bài 14 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Bài 38 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Lớp 9. Bài 9 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

6. Giới thiệu một số câu hỏi và bài tập tích hợp nội dung giáo dục

ứng phó với BĐKH trong môn Địa lí . . . . . . . . .

pdf118 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7474 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Địa lí cấp trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe doạ sự phát triển bền vững của khu vực nhất là ở những nơi rừng bị khai thác kiệt quệ. 111 − Ở nhiều thành phố, các trung tâm công nghiệp, nguồn nước và không khí bị ô nhiễm nặng bởi các chất phế thải… Câu 9. Một số thiên tai hay xảy ra ở vùng ven biển nước ta : − Bão kèm theo gió to và mưa lớn (xảy ra hằng năm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10). − Hiện tượng lũ lụt xảy ra ở các đồng bằng ven biển vào mùa mưa; nạn cát bay ở ven biển miền Trung. − Gió mùa đông bắc và sương mù trên biển. − Triều cường và xâm nhập mặn… Câu 10. − Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi. − Hiện nay, một số khoáng sản nước ta được khai thác, vận chuyển và sử dụng không hợp lí đã làm suy giảm nhanh chóng nguồn tài nguyên và làm ô nhiễm MT. Câu 11. − BĐKH làm tăng nguy cơ lũ lụt, hạn hán đối với các khu vực đồng bằng của nước ta. − Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị thu hẹp diện tích do nước biển dâng. − Các đồng là bằng đều là những khu vực đất thấp, tập trung đông dân cư, có nhiều thành phố lớn, là vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm. Vì vậy, nước biển dâng, làm thu hẹp diện tích đồng bằng sẽ là nguy cơ đối với nước ta. Câu 12. − Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh: năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão... − Những năm gần đây, sự biến đổi của khí hậu càng làm cho sự thất thường gia tăng. 112 − Sự thất thường của khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất của các ngành nông nghiệp, giao thông vận tải, du lịch… và đời sống của con người, nhiều khi gây hậu quả nặng nề. Câu 13. − Những thuận lợi : Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, cây trồng, vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt quanh năm. Sự phân hoá của khí hậu đã làm đa dạng hoá nông sản. − Những khó khăn : Có nhiều thiên tai, thời tiết diễn biến phức tạp. Vì vậy, chúng ta phải luôn sẵn sàng, tích cực chủ động phòng chống thiên tai, bảo vệ đời sống và sản xuất. Câu 14. Hạn chế của sông ngòi: − Sự chênh lệch lượng nước mùa lũ, mùa cạn : Mùa lũ chiếm 80% lượng nước nên dễ gây ra lũ lụt, mùa cạn chỉ chiếm 20% lượng nước nước nên dẫn đến khô hạn. − Đa số các sông lớn đều bắt nguồn từ nước ngoài; chất lượng nguồn nước sông đang bị ô nhiễm… − Hướng khắc phục: Chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn lợi từ sông ngòi. Câu 15. − Do tác động của con người, diện tích rừng ở nước ta ngày càng suy giảm, hiện chỉ còn 35−38% diện tích đất tự nhiên. Điều này gây tác động xấu tới MT. − 3/4 diện tích nước ta là đồi núi, mưa tập trung theo mùa với cường độ lớn nên mất rừng sẽ làm tăng quá trình xói mòn đất ở miền núi, lũ lụt ở đồng bằng. − Mất rừng sẽ làm giảm sự đa dạng sinh học, một số loài động, thực vật sẽ tuyệt chủng. − Bảo vệ rừng là một trong những biện pháp chống lại sự BĐKH. Câu 16. Bên cạnh những mặt thuận lợi, miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ thường xảy ra một số thiên tai như : xói mòn đất, khô hạn ở các vùng núi ; lũ quét ở các khu vực đất dốc, ven sông suối ; ngập lụt ở vùng đồng bằng; mưa đá, rét đậm rét hại, gây ảnh hưởng tới đời sống và hoạt động sản xuất… Câu 17. 113 − Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thường có nhiều thiên tai. Tại các vùng núi, thiên tai là sương muối, giá rét, lũ bùn, lũ quét... Tại vùng duyên hải là bão lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng... − Phải luôn có biện pháp sẵn sàng và chủ động phòng chống thiên tai để giảm nhẹ thiệt hại về người và tài sản. Câu 18. − Mùa khô kéo dài, nhiều nơi bị hạn hán gay gắt nhất là ở Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. Ở đồng bằng sông Cửu Long có hiện tượng nước biển mặn xâm nhập sâu vào trong đất liền. − Xói mòn và thoái hoá đất ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. − Mùa lũ có thể gây ngập úng, nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. − Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ giảm diện tích khi nước biển dâng do BĐKH. LỚP 9 Câu 1. Hậu quả dân số đông và tăng nhanh. − Việc tăng nhanh dân số sẽ làm cho kinh tế không theo kịp với mức tăng của dân số. − Tăng nhanh dân số sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm, cho việc phát triển văn hoá, y tế, giáo dục, gây ách tắc giao thông, vấn đề nhà ở, ... − Tăng nhanh dân số sẽ đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên, do đó nhanh chóng làm suy giảm tài nguyên và gây ô nhiễm MT. Câu 2. C Câu 3. Những nguyên nhân tự nhiên gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nước ta. − Khí hậu nóng ẩm làm cho sâu bệnh phát triển nhanh. − Thiên tai như hạn hán, lũ lụt, sương muối, giá rét. − Thiếu nước về mùa khô ảnh hưởng tới năng suất cây trồng... Câu 4. D 114 Câu 5. Lợi ích của trồng rừng, chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng vì : − Việc trồng rừng góp phần nâng cao độ che phủ rừng, giảm diện tích đất trống, đồi núi trọc, vừa cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp gỗ cho dân sinh đồng thời rừng còn hạn chế xói mòn đất, giữ nước ngầm, hạn chế lũ lụt, góp phần chống BĐKH. − Chúng ta vừa khai thác rừng, vừa phải bảo vệ rừng vì nếu khai thác mà không bảo vệ rừng thì rừng sẽ giảm rất nhanh, không những phá vỡ cân bằng sinh thái mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của các ngành kinh tế. Câu 6. − Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động đến sự phát triển các ngành kinh tế khác. − Tuy nhiên, việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm cũng sẽ gây ô nhiễm MT, cạn kiệt tài nguyên, nhất là ngành công nghiệp khai thác. Câu 7. Đối với ngành công nghiệp điện, việc khai thác nguồn năng lượng vô tận (sức gió, năng lượng Mặt Trời...), thay thế nguồn năng lượng hoá thạch (dầu mỏ, than...) là rất cần thiết, vì nó sẽ góp phần hạn chế việc suy giảm tài nguyên, bảo vệ MT. Câu 8. − Giao thông vận tải là ngành gây ô nhiễm MT. Các phương tiện giao thông vận tải đã phát thải một lượng khí độc hại vào MT. Đồng thời, ngành giao thông vận tải còn tiêu tốn nhiều tài nguyên (dầu mỏ, than, quặng...). − Việc tạo ra các phương tiện giao thông vận tải sử dụng ít nhiên liệu, sử dụng năng lượng mặt trời là rất cần thiết. Sử dụng phương tiện giao thông vận tải công cộng, đi xe đạp... cũng là những cách bảo vệ MT. Câu 9. − Thời tiết diễn biến thất thường, hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối diễn ra trong những năm gần đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ đã gây ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất. − Rừng bị chặt phá nhiều ; lũ quét xảy ra nhiều, khó dự báo và mức độ thiệt hại là rất lớn. Câu 10. 115 Trong những năm gần đây, thời tiết diễn biến thất thường, hiện tượng rét đậm, rét hại, nắng nóng, khô hạn diễn ra ngày càng nhiều và trên diện rộng đã gây ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất ở đồng bằng sông Hồng. Câu 11. C Câu 12. Những khó khăn về điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ. − Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai như bão, sóng lớn, triều cường. − Địa hình có độ dốc lớn, đồng bằng nhỏ hẹp, về mùa mưa hay bị lũ quét. − Hiện tượng cát bay lấn vào đồng ruộng, sạt lở bờ biển diễn ra ngày càng mạnh... Câu 13. D Câu 14. Những khó khăn về tự nhiên ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. − Vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thiên tai bão, lũ lụt, triều cường, hạn hán vào mùa khô... − Những năm qua, tài nguyên rừng bị thu hẹp, ảnh hưởng đến MT sinh thái của vùng. Câu 15. Bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ vì: − Các tỉnh cực Nam Trung Bộ có khí hậu khô hạn nhất nước ta. Các chỉ số về nhiệt độ trung bình năm là 270C, lượng mưa 925 mm (cả nước là 1500 mm), độ ẩm không khí 77% (cả nước trên 80%), số giờ nắng 2500−3000 giờ/năm. − Hiện tượng sa mạc hoá đang có xu thế mở rộng. Dải cồn cát ven biển Ninh Thuận trải dài 105 km có địa hình chủ yếu là đồi cát, cồn cát đỏ. Tại Bình Thuận, địa hình đồi cát và cát ven biển chiếm hơn 18% diện tích toàn tỉnh, phân bố dọc ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Thuận. Các cồn cát ở tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận đang di động dưới tác động của gió ảnh hưởng đến quĩ đất sản xuất. Câu 16. C Câu 17. Những khó khăn về điều kiện tự nhiên ở Tây Nguyên. − Mùa khô kéo dài thiếu nước nghiêm trọng cho cả sản xuất và sinh hoạt. 116 − Hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi trước đây để lại hậu quả xấu về MT. − Mùa khô nguy cơ cháy rừng cao. Câu 18. Cần phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ vì : − Theo quan điểm phát triển bền vững thì đất và rừng là những điều kiện quan trọng hàng đầu. Rừng ở Đông Nam Bộ có diện tích không lớn, song có ý nghĩa về bảo vệ MT, giữ đất, giữ nước để cung cấp nước cho cây công nghiệp vào mùa khô. − Trong những năm gần đây Đông Nam Bộ có quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá diễn ra rất mạnh, nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt lớn, làm cho phần hạ lưu của các dòng sông có nguy cơ ô nhiễm cao vì vậy phải quan tâm đến việc xử lí nước thải và các chất thải làm hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông. Câu 19. A Câu 20. Vấn đề hiện nay đối với việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là tìm các biện pháp thoát lũ, kết hợp với quy hoạch nông thôn, cải tạo đất phèn, đất mặn, bảo vệ rừng tràm và rừng ngập mặn, chủ động chung sống với lũ kết hợp với khai thác lợi thế của lũ sông Mê Công. Câu 21. A Câu 22. C Câu 23. Gợi ý trả lời : − Nêu những thay đổi về thời tiết, khí hậu giữa mùa đông và mùa hè, mùa mưa và mùa khô của năm nay so với năm trước. − Những cảm nhận của bản thân về thời tiết, khí hậu năm nay so với năm trước đó, có thuận lợi và khó khăn gì cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt... ? 117 Biên tập nội dung : NGUYỄN PHƯƠNG VĂN Chế bản và sửa bản in : NGUYỄN TRANG THU Trình bày bìa : LÊ TRẦN 118 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIỆU GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN ĐỊA LÍ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ (Dành cho Giáo viên và Cán bộ quản lí giáo dục)

File đính kèm:

  • pdfGiao duc ung pho voi BDKH trong mon Dia li cap THCS.pdf