MỤC LỤC
Trang
GIỚI THIỆU TÀI LIỆU 3
MÔĐUN1. Nhận thức về đổi m ới ph ương pháp dạy học Địa lí ởtrường
trung học phổthông 6
MÔ ĐUN2.Kĩthuật sửdụng các phương pháp dạy học tiên tiến trong
Địa lítrung học phổthông 17
MÔ ĐUN3.Kĩthu ật sửdụng các thiết b ịkĩthu ật trong dạy học theo
hướng đổi mới29
MÔĐUN4. Đổi mới các hình thức tổchức dạy học Địa lí 41
MÔĐUN5. Đổi mới thiết kếbài d ạy học Địa lítrung học phổthông 57
MÔĐUN6.Kiểm tra, đánh giátrong dạy học Địa lítrung học phổthông 75
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng tên các nước thuộc NIC, thì sau
đó không có một câu nữa về số lượng hay tên các nước NIC ở châu Á và Mỹ La tinh.
+ Các câu hỏi phủ định, hoặc khẳng định nên được sắp xếp xen kẽ nhau để tăng
tính khách quan.
+ Câu hỏi phải đảm bảo vừa sức đối tượng, nhưng phải có khả năng phân hóa.
Phải có một hệ số sai biệt để phân biệt khả năng của học sinh.
88
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, có thể đưa ra đáp án gây nhiễu hoặc câu hỏi phải
đòi hỏi học sinh sử dụng kiến thức có sẵn để phân tích, hoặc câu hỏi nhằm vào các
mức độ khác nhau như: biết, hiểu, ứng dụng, phân tích, đánh giá.
+ Các câu lựa chọn để trả lời, kể cả các câu nhiễu (câu sai so với phần “gốc”) đều
phải hợp lý và hấp dẫn, nghĩa là có một yếu tố đúng nào đó mà học sinh phải cân nhắc
kỹ và so sánh với các lựa chọn khác.
+ Để tránh tiết lộ các câu trả lời đúng, hoặc sai một cách vô tình, phải lưu ý các
trường hợp sau:
Tránh diễn tả câu lựa chọn đúng một cách đầy đủ, còn các câu nhiễu thì vắn
tắt làm độ dài giữa câu đúng và câu sai có sự phân biệt.
Ví dụ: Khí hậu nước ta có đặc điểm:
a. Nhiệt đới gió mùa.
b. Nhiệt đới ẩm phân hóa theo mùa. (câu đúng)
c. Nhiệt đới ẩm.
d. Tất cả đều đúng.
Câu lựa chọn đúng và câu nhiễu phải có độ khó như nhau, sử dụng các danh
từ khó ngang nhau.
Tránh dùng những câu có ý trùng nhau. Ví dụ: Gia tăng tự nhiên của một
nước là kết quả của:
a. Tỷ lệ sinh cao hơn tử
b. Sinh nhiều, tử ít.
c. Tỷ lệ sinh và tử bằng nhau
d. Số người sinh ra bằng số người chết đi trong một năm.
Trong câu trắc nghiệm trên: câu a và b; câu c và d có ý trùng nhau.
Ngoài câu hỏi kiểm tra kiến thức, cần phải có câu hỏi đánh giá kỹ năng địa lý
(sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng thống kê, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ, lát cắt...)
4. Thử nghiệm các câu hỏi trắc nghiệm
Mục đích thử nghiệm: kiểm tra độ khó, độ phân biệt, tính hợp lý của bài trắc
nghiệm để sửa chữa, hoàn thiện.
a) Tính độ khó của câu hỏi trắc nghiệm
Chọn một lớp học sinh có học lực bình thường, làm bài kiểm tra bằng đề trắc
nghiệm được giáo viên soạn thảo. Sau đó chấm điểm, phân tích điểm số để đánh giá
bài trắc nghiệm, phát hiện những vấn đề cần sửa chữa hoặc thay đổi.
89
Cách tính:
Mức độ khó = R/T
R: Tổng số học sinh trả lời đúng một câu hỏi nào đó.
T: Tổng số học sinh tham gia trả lời câu hỏi.
Loại câu trắc nghiệm được sử dụng có 4 lựa chọn, tỷ lệ kỳ vọng 100/4 = 25%
Độ khó vừa phải của câu lựa chọn là (100 + 25): 2 = 62,5%
b) Tính độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm
Ngoài việc khi soạn thảo câu hỏi, người soạn đã đưa ra những câu hỏi có mức độ
phức tạp khác nhau để phân hóa học sinh, còn phải tính độ phân biệt của các câu hỏi
để biết một cách chính xác hơn bằng tính toán độ phân biệt đó cao hay thấp. Phương
pháp tính:
(1) Xếp đặt các điểm số học sinh theo thứ tự cao đến thấp.
(2) Phân chia hai nhóm:
+ Nhóm cao xấp xỉ 27% của toàn nhóm có số điểm cao nhất
+ Nhóm thấp xấp xỉ 27% của toàn nhóm có số điểm thấp nhất.
(3) Ghi số lần trả lời của học sinh trong mỗi nhóm cao và thấp cho mỗi lần của
mỗi câu trắc nghiệm theo mẫu dưới đây:
Câu trắc nghiệm số: 5
Các lựa chọn:
a b c d e TC
Nhóm cao 27% 1 10 3 0 4 18
Nhóm thấp 27% 0 4 6 1 7 18
(4) Cộng tần số câu trả lời đúng (có dấu x) của nhóm cao và nhóm thấp, chia
tổng số này với số người của hai nhóm gộp lại, ta có chỉ số khó của câu này. Trong thí
dụ trên, chỉ số của câu trắc nghiệm b là: (10 + 4): 36 = 0,39 hay 39(%).
(5) Lấy tần số người làm đúng trong nhóm cao trừ đi số người làm đúng trong
nhóm thấp, rồi chia hiệu số này với hiệu số tối đưa của nó, ta được chỉ số phân cách. Ở
thí dụ trên, chỉ số phân cách là: (10 - 4) : 18 = 33(%)
Mức độ chỉ số phân cách (D) đối với đánh giá câu trắc nghiệm:
> 40: câu rất tốt
30- 39: khá tốt, nhưng có thể làm cho tốt hơn
20-29: tạm được, có thể cần phải hoàn chỉnh hơn.
90
< 19: kém, cần loại bỏ, hay sửa chữa lại cho tốt hơn.
c) Đánh giá tính hợp lý của bài trắc nghiệm
Một bài trắc nghiệm địa lý hợp lý được đưa ra sử dụng trong thi và kiểm tra, sau
khi đã tính được các yếu tố sau:
Câu hỏi đảm bảo các yêu cầu đã nêu.
Câu hỏi có độ khó vừa phải
Câu hỏi có độ phân cách khá tốt
Số lượng câu hỏi phù hợp.
5. Hoàn chỉnh bài trắc nghiệm
Tùy theo mục đích của giáo viên, các câu hỏi trắc nghiệm có thể trình bày dưới
nhiều dạng khác nhau: bài kiểm tra, câu hỏi dùng cho học sinh tự đánh giá khi học bài
ở nhà, ngân hàng câu hỏi.
91
Phụ lục 6.3
BÀI KIỂM TRA ĐỊA LÍ 12, HỌC KÌ I (45 PHÚT)
(Dùng sau chương II: Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, Địa lí 12 THPT)
Họ và tên học sinh:.........................
Lớp:..............
I. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng nước ta?
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Câu 2: Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp bao gồm cả
công nghiệp chế biến là một trong những phương hướng lớn trong chiến lược phát
triển nông nghiệp nước ta?
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1. Việc sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế nước ta có sự thay đổi:
a) Khu vực nhà nước ngày càng nhiều, khu vực ngoài quốc doanh ngày càng ít.
b) Khu vực nhà nước ngày càng ít, khu vực ngoài quốc doanh ngày càng nhiều.
c) Cả hai khu vực đều nhiều.
d) Cả hai khu vực đều ít.
92
2. Hướng giải quyết việc làm của nước ta hiện nay là:
a) Phân bố lại lao động và dân cư giữa các vùng.
b) Đẩy mạnh kế hoạch hóa gia đình.
c) Đa dạng hoa shoạt động kinh tế nông thôn.
d) Đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.
3. Cơ cấu tổng sản phẩm nước ta hiện nay có xu hướng:
a) Nông, lâm, ngư giảm; công nghiệp và dịch vụ tăng.
b) Nông, lâm, ngư tăng; công nghiệp tăng, dịch vụ tăng.
c) Nông, lâm, ngư không tăng; công nghiệp tăng, dịch vụ tăng.
d) Nông, lâm, ngư giảm, công nghiệp giảm, dịch vụ tăng.
4. Thế mạnh nào dưới đây không phải của vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực
phẩm Đồng bằng sông Hồng:
a) Nông nghiệp thâm canh cao.
b) Năng suất lúa cao nhất cả nước.
c) Bình quân lương thực đầu người không cao.
d) Cung cấp 50% thủy sản cho cả nước.
5. Ngành nào dưới đây hiện nay không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta:
a) Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
b) Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
c) Công nghiệp cơ khí và điện tử.
a) Công nghiệp luyện kim.
6. Hãy nối các ngành CN chuyên môn hóa ở cột bên trái vào một rong hai trung tâm
thích hợp ở cột bên phải bảng sau:
Các ngành CN chuyên môn hóa Trung tâm CN
- Dệt
- May mặc
- Chế biến lương thực, thực phẩm
- Hóa chất
- Điện tử
- Cơ khí
- Trò chơi trẻ em
Hà Nội
Thành phố Hồ Chí Minh
93
7. Hướng phát triển ngành thông tin liên lạc ở nước ta hiện nay là:
a) Ưu tiên xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc quốc tế.
b) Từng bước hoàn thiện mạng lưới thông tin trong nước.
c) Tiếp tục đổi mới kĩ thuật, công nghệ.
d) Tất cả đều đúng.
8. Đổi mới cơ chế quản lí của hoạt động xuất - nhập khẩu nước ta thể hiện ở:
a) Mở rộng quyền hoạt động kinh tế đối ngoại ch các ngành, địa phương.
b) Tăng cường hoạt động xuất - nhập khẩu.
c) Mở rộng hợp tác và thu hút dầu tư nước ngoài.
d) Tăng cường hợp tác lao động quốc tế.
9. Cán cân xuất nhập khẩu của Việt nam thời kì 1989 - 1999 so với trước có điểm mới là:
a) Xuất khẩu ngày càng cân đối với nhập khẩu.
b) Thị trường mở rộng theo hướng đa phương hóa.
c) Chuyển sang hạch toán kinh doanh.
d) Tổng số xuất và nhập khẩu tăng mạnh.
10. Ngành nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển mạnh dựa trên các điều kiện thuận lợi sau:
a) Bờ biển dài và vùng đặc quyền kinh tế rộng.
b) Ven bờ biển có nhiều bãi triều, vũng, vịnh, đầm phá.
c) Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú.
d) Nhu cầu xuất khẩu thủy sản rất lớn.
III. BÀI TẬP
Hãy vẽ trên một biểu đồ, 3 đường biểu diễn sự gia tăng dân số, gia tăng sản
lượng lúa và gia tăng sản lượng lúa bình quân đầu người qua các năm (lấy năm gốc
1981 = 100%) sau khi tính toán từ bảng số liệu sau:
Năm 1981 1984 1986 1988 1990 1996 1999
Số dân (triệu người) 54,9 58,6 61,2 63,6 66,2 75,4 76,3
Sản lượng lúa (triệu tấn) 12,4 15,6 16,0 17,0 19,2 26,4 31,4
File đính kèm:
- Doi moi phuong phap day hoc Dia li o truong trunghoc pho thong.pdf