Tài liệu Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Địa Lí.

Kiểm tra, đánh giá trong dạy học địa lí có vai trò hết sức quan trọng bởi thông qua việc kiểm tra, đánh gía chúng ta có được thông tin về trình độ, khả năng, về kết quả học tập của từng học sinh so với mục tiêu dạy học đã được xác định. Gần đây mục tiêu dạy học địa lí đã có sự thay đổi theo hướng chú ý tới năng lực xử lí thông tin, năng lực tự hoạt động của học sinh bên cạnh những yêu cầu về kiến thức địa lí và thái độ, tình cảm học sinh cần đạt được khi các em kết thúc cấp học trung học cơ sở, do đó cũng cần có sự thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các em. Yêu cầu khách quan, công bằng trong đánh giá cũng có tác động nhất định trong việc tìm kiếm những cách thức kiểm tra, đánh giá mới.

Tài liệu này cung cấp một số hiểu biết về sự thay đổi trong kiểm tra, đánh giá của môn địa lí ở cấp trung học cơ sở tương ứng với sự thay đổi trong chương trình môn học, bao gồm cả những yêu cầu trong đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tài liệu đồng thời nêu ra một số gợi ý về các loại câu hỏi bài tập gắn với mục tiêu dạy học của từng bài trong sách giáo khoa địa lí, về cách ra đề kiểm tra trong quá trình dạy học địa lí ở cấp trung học cơ sở

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Địa Lí., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phù hợp với thời gian làm bài kiểm tra của đa số học sinh. * Hình thức câu hỏi kiểm tra đa dạng. g. Quy trình biên soạn đề kiểm tra địa lí (1) Xác định mục tiêu kiểm tra: Kiểm tra kiến thức, kĩ năng học sinh ở bài học trước liên quan trực tiếp việc tiếp thu bài mới; kiểm tra quá trình tiếp thu bài của học sinh trong từng tiết học; kiểm tra kết quả học tập của học sinh sau một bài học, một chương, một số chương; kiểm tra kết quả học tập của học sinh sau một năm học; kiểm tra kết quả học tập của học sinh sau cấp THCS. (2) Xác định nội dung kiểm tra: việc xác định nội dung này phải dựa trên mục tiêu của từng bài học, chương và của chương trình môn học. Để soạn được nội dung đề kiểm tra, giáo viên phải nắm chắc các yêu cầu cụ thể của chương trình môn học về từng nội dung kiến thức và kĩ năng. Dự kiến về nội dung kiểm tra được thể hiện qua việc lập ma trận như đã nêu ở trên. (3) Soạn đáp án: tùy theo mục tiêu dạy học được thể hiện qua mức độ yêu cầu học sinh về mặt nhận thức (biết, hiểu, vận dụng), về kỹ năng mà định ra biểu điểm cho mỗi đề kiểm tra. Thang điểm được dùng là từ 0 đến 10. Đối với những bài kiểm tra miệng, viết 15 phút, đáp án được chuẩn bị theo sát các yêu cầu của mục tiêu một bài học, của mục đích kiểm tra (đôi khi chỉ là một kĩ năng cụ thể). Đối với bài kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên cần chú ý phân bố điểm ở các câu hỏi, bài tập sao cho đa số học sinh đạt được đến điểm 7. Số điểm còn lại dành cho câu hỏi khó để có thể phân loại được học sinh khá, giỏi sau mỗi bài kiểm tra. Để đảm bảo loại đề này vừa kiểm tra được diện rộng các kiến thức và kĩ năng vận dụng của học sinh, vừa kiểm tra được mức độ nhận thức đồng thời có thể chủ động kết hợp loại câu hỏi tự luận với câu hỏi trắc nghiệm khách quan cần thiết lập ma trận hai chiều. Đó là một bảng với một chiều thường là nội dung với các lĩnh vực kiến thức khác nhau và một chiều là các mức độ nhận thức của học sinh. Trong mỗi ô là số lượng câu hỏi và hình thức câu hỏi. Quyết định số lượng câu hỏi cho từng mục tiêu tùy thuộc vào mức độ quan trọng, vào thời gian dành cho học sinh đạt được mục tiêu đó, vào thời gian dự kiến cho học sinh làm bài kiểm tra. Nhìn chung, càng nhiều câu hỏi ở nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau thì kết quả đánh giá càng có độ tin cậy cao hơn. Hình thức câu hỏi đa dạng sẽ gây hứng thú, tập trung sự chú ý, tránh nhàm chán,...đối với học sinh. Dưới đây là một ví dụ phân tích ma trận của một đề kiểm tra giữa học kỳ I, 1 tiết nhằm thu thập thông tin về kết quả học tập của học sinh sau 6 bài đầu của chương trình địa lý lớp 6. Mục đích kiểm tra là để xem xét mức độ biết, hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh sau 6 bài này. Dự kiến dành 20% số điểm cho việc kiểm tra mức độ ghi nhớ bài; 30%- 40% số điểm dành cho việc kiểm tra mức độ hiểu bài và số điểm còn lại cho việc đo mức độ vận dụng kĩ năng địa lí của học sinh. Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Tổng điểm TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Phương hướng chính (1câu, 2 ý, 3 điểm) 1đ c1, ý b 2đ c 1, ý a 3 Chuyển động của TĐ quanh trục 0,5 đ c 3 ý a), 0,5 đ C 3 ý b) 1 Chuyển động của TĐ quanh MT (1câu, 5 ý, 6 điểm) 3 đ c 2, ý c) 3đ c 2 ý a),b) 6 Tổng 1,5 0,5 3 2 3 10 Đề kiểm tra: Câu1. (3 điểm): Hãy điền vào các ô trống ở hình vẽ dưới đây các hướng chính của bản đồ Băc Dựa vào kiến thức đã học, tìm các từ thích hợp điền vào chỗ trống (.....) trong câu sau: “Khi xác định phương hướng trên bản đồ cần dựa vào ................................và vào ............................................” Câu 2. (6 điểm ) : Dựa vào hình 23. Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa của Bắc bán cầu (SGK Địa lí 6, trang25). Hãy cho biết: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng nào? Nhận xét về độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất vào các ngày hạ chí, đông chí, xuân phân và thu phân. Giải thích tại sao có các mùa nóng, lạnh luân phiên nhau giữa hai nửa cầu? Câu 3 (1 điểm): Đánh dấu x vào ô tương ứng với ý em cho là đúng: a) Mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm do: (1) Mặt Trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây. (2) Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Đông sang Tây. (3) Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông. Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây. b) Một vật chuyển động từ Xích đạo về cực ở Bắc bán cầu sẽ bị lệch theo hướng: (1) Đông Bắc (2) Đông Nam (3) Tây Bắc (4) Tây Nam h. Một số điều cần lưu ý khi sọan các câu hỏi trắc nghiệm khách quan Để soạn các câu hỏi trắc nghiệm khách quan hấp dẫn học sinh, đúng với các yêu cầu của kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn địa lí, dưới đây xin trình bày một số điều cần lưu ý giúp giáo viên có thể chủ động tạo nên bộ công cụ kiểm tra, đánh giá đa dạng. Qua quá trình nghiên cứu, nhiều tác giả đã tổng kết các quy tắc (43 quy tắc) viết câu trắc nghiệm như sau: (1) Viết câu trắc nghiệm chung mang tính phương thức 1.Sử dụng câu trả lời tốt nhất hoặc câu trả lời đúng; 2.Tránh loại câu trắc nghiệm nhiều lưạ chọn phức tạp; 3. Xếp đặt câu lựa chọn theo chiều thẳng đứng, không theo chiều nằm ngang; 4. Đảm bảo thời gian cho việc hiệu đính và rà soạt lại các câu trắc nghiệm; 5. Sử dụng phù hợp và chuẩn ngữ pháp, dấu ngắt câu, chính tả; 6. Giảm đến mức tối thiểu thời gian thí sinh dành cho việc đọc (bằng lời), mỗi loại câu trắc nghiệm; 7. Tránh loại câu trắc nghiệm đámh đố nhằm đánh lừa người được trắc nghiệm trả lời sai; (2) Viết câu trắc nghiệm chung mang tính nội dung 8. Mỗi câu trắc nghiệm cần dựa vào mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng; 9.Tập trung vào một vấn đề; 10. Cần đảm bảo lời lẽ (từ vựng) phù hợp với trình độ hiểu biết của học sinh; 11.Tránh nội dung của câu trắc nghiệm này gợi ý cho câu trắc nghiệm kia, đảm bảo sự kết hợp giữa các câu trắc nghiệm; 12. Sử dụng các ví dụ làm cơ sở cho việc biên soạn câu trắc nghiệm; 13. Tránh kiến thức quá sâu sắc, tỉ mỉ khi soạn câu trắc nghiệm 14. Tránh diễn đạt theo kiểu sách vở, nguyên văn khi soạn câu trắc nghiệm; 15. Tránh loại câu hỏi trắc nghiệm dựa theo suy nghĩ, quan điểm cá nhân; 16. Sử dụng câu trắc nghiệm có lựa chọn để đo suy nghĩ ở mức độ cao hơn; 17. Trắc nghiệm tài liệu quan trọng, có ý nghĩa; tránh các tài liệu bình thường; (3) Cấu trúc phần thân (câu trắc nghiệm) 18. Chỉ rõ phần thân trong dạng câu hỏi thay cho dạng điền khuyết; 19. Khi sử dụng kiểu điền khuyết, không được để một chỗ trống để điền ở đầu hoặc ở giữa phần thân câu trắc nghiệm; 20. Đảm bảo rằng sự chỉ dẫn trong phần thân câu trắc nghiệm phải rõ ràng và diễn đạt sao cho học sinh biết chính xác vấn đề gì đang được nêu ra; 21.Tránh diễn đạt hình thức màu mè (quá dài dòng) trong phần thân câu trắc nghiệm; 22. Cách diễn đạt cần mang tính tích cực, tránh lối tiêu cực ; 23. Ý kiến chính cần được đưa vào trong phần thân câu trắc nghiệm; (4) Viết câu hỏi lựa chọn chung 24. Sử dụng nhiều câu hỏi gây nhiễu có vẻ hợp lý với khả năng cho phép; 25. Bố trí các câu hỏi lựa chọn một cách lô gic hoặc theo thứ tự; 26. Giữa các câu hỏi lựa chọn độc lập, không được trùng lặp nhau; 27. Đảm bảo sự htống nhất nội dung các câu hỏi lựa chọn trong một tiểu mục; 28. Đảm bảo độ dài của các câu hỏi lựa chọn tương đối thích hợp; 29. Tránh sử dụng hoặc sử dụng ít cụm từ “ gồm tất cả các câu trả lời nêu trên”; 30. Tránh hoặc sử dụng ít cụm từ “ không có câu trả lời trong số câu trên” 31. Tránh sử dụng cụm từ ”tôi không biết” 32. Diễn đạt câu hỏi một cách tích cực, không tiêu cực; 33. Tránh loại câu hỏi gây nhiễu để thử tài trí học sinh; 34. Tránh đưa ra các gợi ý tập trung vào lỗi cấu trúc ngữ pháp; 35. Tránh sử dụng các cụm từ ” không bao giờ” và “luôn luôn”; (5) Viết phương án lựa chọn đúng 36. Đặt phương án lựa chọn đúng ở vị trí sao cho câu trả lời đúng đó xuất hiện ở vị trí khác nhau trong một bộ câu hỏi; 37. Đảm bảo rằng chỉ có một phương án lựa chọn đúng; (6) Viết câu hỏi gây nhiễu 38. Sử dụng loại câu gây nhiễu có vẻ hợp lý; tránh loại gây nhiễu vô lý; 39. Tập hợp các lỗi phổ biến của học sinh trong câu hỏi gây nhiễu; 40. Sử dụng câu hỏi gây nhiễu được trình bày một cách kỹ thuật; 41. Sử dụng cụm từ quen thuộc nhưng không đúng để gây nhiễu; 42. Dùng các câu hỏi nhận định đúng nhưng lạikhông trả lời chính xác; 43. Tránh dùng sự hài hước, hóm hỉnh khi viết câu lựa chọn. (7) Ngoài ra khi biên soạn các câu trắc nghiệm cần lưu ý thêm các điểm sau: Diễn đạt câu hỏi càng sáng sủa càng tốt và chú ý đến cấu trúc ngữ pháp; Chọn từ có nghĩa chính xác; Dùng những câu đơn giản. Thử nmhiều cách dặt câu hỏi và chọn câu đơn giản nhất; Đưa tất cả những thông tin cần thiết vào trong câu dẫn nếu có thể được; Hãy tìm những chỗ gây hiểu lầm mà chưa phát hiện được trong câu hỏi; Trong một bộ câu hỏi, hãy để cho việc tìm ra các câu trả lời đúng chủ yếu theo sắp xếp ngẫu nhiên; Tránh các câu hỏi để ca ngợi; Đừng cố tăng mức độ khó của câu hỏi bằng cách diễn đạt câu hỏi theo mức phức tạp hơn, trừ khi bạn muốn kiểm tra về mặt đọc hiểu; Tránh cung cấp đầu mối dẫn đến câu trả lời. Thói quen xây dựng câu trả lời đúng dài hơn câu nhiễu cũng sẽ bị phát hiện. Câu dẫn của một câu hỏi cũng có thể chứa đựng chính thông tin cần thiết để trả lời một câu hỏi khác; Tránh nêu nhiều hơn một ý tưởng độc lập trong một câu dẫn; Tránh những câu dập khuôn hay những câu trích dẫn từ SGK vì điều này khuyến khích học sinh học vẹt để tìm được câu trả lời đúng; Tránh những câu hay từ “để lộ” (các định nghĩa cụ thể); Tránh những từ hay câu thừa; Tránh những câu hỏi mang tính khẳng định; Nếu câu hỏi đựoc dựa trên một ý kiến của một cá nhân hay một cấp chính quyền nào đó thì phải nêu rõ quan điểm đó của ai hoặc của cấp chính quyền nào; Khi lên kế hoạch cho một bộ câu hỏi của một kỳ trắc nghiệm, cần chú ý sao cho một câu hỏi không cung cấp đầu mối cho việc trả lời một hay nhiều câu hỏi khác; Tránh sử dụng câu hỏi đan cài với nhau hay phụ thuộc lẫn nhau; Tránh những câu hỏi mang tính chất đánh lừa hay gài bẫy; Cố gắng tránh sự mơ hồ trong câu nhận định và trong ý nghĩa; Đề phòng các câu hỏi thừa giả thiết.

File đính kèm:

  • docDoi moi danh gia ket qua hoc tap mon Dia Li.doc