Suy thoái tài nguyên nước lưu vực sông ở Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp

 Suy thoái tài nguyên nước trên lưu vực sông (LVS) được biểu hiện ở sự giảm sút về số lượng và đặc biệt là chất lượng.

Trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và khai thác quá mức tài nguyên nước, các tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước; việc phát triển đô thị và công nghiệp nhưng không có biện pháp quản lý chặt chẽ và xử lý các chất thải lỏng, thải rắn theo yêu cầu cũng đã làm ô nhiễm nguồn nước, cho nên suy thoái đã trở thành khá phổ biến đối với các LVS, vì vậy Việt Nam đã được quốc tế xếp vào loại các quốc gia có tài nguyên nước suy thoái.

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Suy thoái tài nguyên nước lưu vực sông ở Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao 140m, 95m, 114m trên sông Lý Tiên (thượng nguồn sông Đà) và rất nhiều đập loại vừa và nhỏ trên sông Nguyên (thượng nguồn sông Thao) và sông Bàn Long (thượng nguồn sông Lô Gâm) phục vụ cho phát triển kinh tế, phát điện và khai thác khoáng sản. Điều này đã và sẽ gây nhiều bất lợi cho hạ lưu nên cần sớm nghiên cứu đưa các trạm thủy văn trên các sông Đà (Trạm Mường Tè, Nậm Giang), sông Gâm (Trạm Bắc Mê) gần biên giới hơn và phối hợp đo đạc cả lượng và chất của các nguồn nước vào các hệ thống đo đạc thủy văn hiện nay. 2. Về các văn bản và chính sách: ·       Tới đây các Bộ ngành chức năng đều có chương trình hoàn thiện các văn bản liên quan đến quản lý của ngành mình. Riêng về chính sách phí ô nhiễm chúng tôi thấy cần có lộ trình nâng dần càng sớm càng tốt để tạo nguồn kinh phí cho xử lý nước. ·       Về thuế tài nguyên nước ở Việt Nam cũng cần đánh giá lại mức thu, tình hình thu để không bỏ sót đối với nhiều đối tượng có thể và cần thu. ·       Cuối cùng là các nguồn thu về phí ô nhiễm, thuế TNN cần được sử dụng như thế nào? Nhiều nước trên thế giới, các khoản kinh phí thu được từ phí ô nhiễm và thuế tài nguyên nước được Chính phủ đưa vào phục vụ cho quản lý và xử lý nước trên lưu vực sông nhằm có nguồn kinh phí để chủ động trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống ô nhiễm trên LVS. 4. Về sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên nước: ·       Đối với một số LVS gặp khó khăn về TNN: Cần xây dựng mục tiêu sử dụng nước tiết kiệm trong tất cả các đối tượng sử dụng nước nông nghiệp, công nghiệp, đô thị, dịch vụ... sao cho có hiệu quả hơn. ·       Đối với việc tiết kiệm nước trong nông nghiệp: Kinh nghiệm chỉ đạo của Cục Quản lý Tưới tiêu và Cấp nước nông thôn ở Trung Quốc về tiết kiệm nước được báo cáo tại Hội nghị Quốc tế về Tưới tiêu lần thứ 19 ở Bắc Kinh năm 2005 cho thấy: Trong chương trình hoàn chỉnh và hiện đại hóa các hệ thống thủy nông ở Trung Quốc đã tăng thêm được 6,67 triệu ha được tưới và tiết kiệm hàng năm được 20 tỷ m3 nước; Tại hội nghị quốc tế này, Giáo sư Li Diaxin - Tổng Giám đốc Cục Tưới tiêu và Cấp nước nông thôn Trung Quốc đã được nhận giải thưởng về tiết kiệm nước "Watsave" của quốc tế. Ở Việt Nam nếu cũng thực hiện chương trình này như Trung Quốc thì chắc chắn chúng ta sẽ nâng cao thêm được diện tích tưới tiêu và tiết kiệm được rất nhiều nước. ·       Về việc miễn giảm thủy lợi phí cần cân nhắc và có các giải pháp để sao hạn chế được việc xuống cấp của các hệ thống thủy nông và lãng phí nước trong tưới tiêu. ·       Các ngành sử dụng nước khác nhau cũng cần có chương trình sử dụng nước tiết kiệm. Riêng đối với Thủy điện thì cần có quy trình vận hành hợp lý để vừa đảm bảo yêu cầu ngành điện và phục vụ các yêu cầu sử dụng nước ở hạ lưu cũng như duy trì dòng chảy sinh thái. QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA CỘNG HÒA PHÁP Thạc sỹ LÊ VĂN HỢP (Bộ Tài nguyên & Môi trường) 1. Về cơ cấu tổ chức quản lý tài nguyên nước Cộng hoà Pháp là quốc gia có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước. Năm 1964, Cộng hoà Pháp đã ban hành Luật tài nguyên nước, đạo luật đầu tiên của Pháp về tài nguyên nước, sau đó Luật này được sửa đổi, bổ sung vào năm 1983. Đến năm 1992, Cộng hoà Pháp đã ban hành Luật tài nguyên nước mới thay thế Luật tài nguyên nước năm 1964 và đến năm 2006 lại nghiên cứu, ban hành Luật tài nguyên nước mới thay thế Luật tài nguyên nước năm 1992. Theo Luật tài nguyên nước năm 1964, Cộng hoà Pháp xây dựng mô hình quản lý tài nguyên nước theo 3 cấp gồm: (1) Ở Trung ương, Bộ Sinh thái, Phát triển và Quy hoạch bền vững chịu trách nhiệm về quản lý tài nguyên nước quốc gia. Bộ có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch chung về quản lý tài nguyên nước, thực hiện công tác phòng chống lụt, bão và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Bộ thành lập Cục Quản lý tài nguyên nước - cơ quan trực tiếp giúp Bộ chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các chương trình, kế hoạch quản lý tài nguyên nước quốc gia. Bên cạnh Bộ Sinh thái, Phát triển và Quy hoạch bền vững có Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước. Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước có nhiệm vụ tư vấn cho Chính phủ và tư vấn cho Bộ Sinh thái, Phát triển và Quy hoạch bên vững về xây dựng pháp luật quản lý tài nguyên nước, quy hoạch lưu vực sông, những vấn đề chuyên môn, khoa học và quản lý về tài nguyên nước liên vùng, liên lưu vực sông. Hội đồng quốc gia có 79 thành viên đại diện cho các Bộ, ngành và do Bộ trưởng Bộ Sinh thái, Phát triển và Quy hoạch bền vững quyết định, trong đó có 06 Chủ tịch Uỷ ban lưu vực sông trên toàn lãnh thổ Cộng hoà Pháp. (2) Cấp vùng: Được tổ chức theo lưu vực sông. Toàn bộ lãnh thổ Cộng hoà Pháp được chia thành 06 lưu vực sông lớn, gồm: Seine - Normandie, Artois - Picardie, Rhin - Meuse, Loire - Bretagne, Adour - Garonne và Rhone - Mediterranée - Corse. Đây là mô hình quản lý tài nguyên nước gắn kết trách nhiệm giữa Chính phủ, chính quyền địa phương với cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp trên lưu vực sông, trong đó đặc biệt coi trọng vai trò của người dân và của các doanh nghiệp trong việc tham gia vào công tác quản lý cũng như giải quyết các vấn đề về nguồn nước và xử lý ô nhiễm nguồn nước. Quản lý tài nguyên nước của Cộng hòa Pháp được thể hiện tập trung ở quản lý lưu vực sông. Mô hình quản lý lưu vực sông của Pháp đã được các nước trong cộng đồng Châu Âu công nhận là mô hình quản lý hợp lý nhất và đã có nhiều nước áp dụng theo mô hình này. Mỗi lưu vực sông có Uỷ ban lưu vực sông và Cơ quan lưu vực sông. - Uỷ ban lưu vực sông được hình thành trên cơ sở bầu chọn các đại diện từ Chính phủ, chính quyền các địa phương trên lưu vực, đại diện các tổ chức nghề nghiệp và người sử dụng nước, theo cơ cấu 20% thành viên đại diện cho các Bộ Ngành liên quan của Chính phủ, 40% thành viên đại diện cho Chính quyền các địa phương, 40% đại diện cho các tổ chức nghề nghiệp và người sử dụng nước. Các thành viên trong Uỷ ban bầu chọn Chủ tịch Uỷ ban lưu vực theo nhiệm kỳ 3 năm. Số lượng thành viên Uỷ ban lưu vực sông tuy thuộc vào diện tích của từng lưu vực, ví dụ Uỷ ban lưu vực sông Seine - Normandie là 118 thành viên, sông Loire - Bretagne 135 thành viên. Uỷ ban lưu vực sông có chức năng phê duyệt các đề án, dự án về quản lý và quy hoạch phát triển tài nguyên nước trên lưu vực sông và quyết định mức phí nước mà người sử dụng nước phải nộp hàng năm. - Cơ quan lưu vực sông là cơ quan tổ chức thực hiện các quyết định của Uỷ ban lưu vực sông, có chức năng, nhiệm vụ quản lý chung về số lượng, chất lượng nước và hệ sinh thái trên lưu vực sông, nhất là việc xây dựng quy hoạch phát triển lưu vực sông trình Uỷ ban lưu vực phê duyệt, đề nghị mức phí phải thu hàng năm, xem xét các hồ sơ đầu tư xây dựng các công trình về tài nguyên nước trên lưu vực sông của các địa phương, các doanh nghiệp, nghiệp đoàn và người sử dụng nước; thanh tra việc thực hiện pháp luật về tài nguyên nước và các văn bản dưới luật về nước; thu phí gây ô nhiễm nước và thuế tài nguyên nước, mức thu trung bình của các lưu vực sông đạt trên 02 tỷ Euro mỗi năm. (3) Cấp địa phương: Chính quyền các địa phương có trách nhiệm đầu tư xây dựng các công trình cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, bảo vệ môi trường nước… đề phục vụ nhân dân. Kinh phí thực hiện các dự án, công trình công cộng thuộc ngân sách của các địa phương, nhưng được Cơ quan lưu vực sông hỗ trợ trung bình 40% tổng kinh phí xây dựng và cho vay thêm từ 10% đến 20% tuỳ thuộc vào từng dự án. 2. Về chính sách tài chính trong quản lý tài nguyên nước Cộng hoà Pháp quản lý tài nguyên nước theo nguyên tắc người sử dụng nước và người gây ô nhiễm nguồn nước phải trả tiền. Nguyên tắc được đề ra là “mỗi giọt nước được cung cấp, mỗi giọt nước thải ra đều phải đóng tiền” để sử dụng vào việc cấp nước và xử lý ô nhiễm nguồn nước. Giá thành của một mét khối nước được tính chi tiết gồm: (1) Giá cơ bản để sản xuất một mét khối nước sạch, giá này do đơn vị sản xuất nước sạch quyết định trên cơ sở giá thành sản xuất; (2) Chi phí đầu tư cho việc thoát nước, xử lý nước thải sau khi sử dụng, giá này do đơn vị thoát nước quy định trên cơ sở chi phí đầu tư; (3) Thuế tài nguyên nước do Nhà nước (Bộ Tài chính) quy định; (4) Phí ô nhiễm nguồn nước do Uỷ ban từng lưu vực sông quy định hàng năm căn cứ trên mức độ ô nhiễm tính trên cơ sở số lượng dân cư, mật độ khu công nghiệp, làng nghề… Giá nước ở Cộng hoà Pháp được tính đầy đủ cả 4 khoản chi phí trên nhằm có đủ nguồn kinh phí để xử lý ô nhiễm, cung cấp nước sạch cho nhân dân. Cơ quan luu vực sông được Nhà nước giao thu phí ô nhiễm nước và thuế tài nguyên nước và được sử dụng số kinh phí này để phục vụ cho quản lý, xử lý ô nhiễm nước và hỗ trợ các địa phương xây dựng các công trình công cộng về tài nguyên nước. Uỷ ban lưu vực sông là cơ quan quyết định mức phí ô nhiễm nước hàng năm cho nên giá nước hàng năm có thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ ô nhiễm của từng lưu vực sông và lưu vực sông nào càng ô nhiễm thì giá nước càng cao. Ví dụ giá nước cụ thể của Lưu vực sông Seine - Normandie năm 2005 là 2,93 Euro/m3, được tính như sau: chi phí của nhà máy sản xuất nước sạch sinh hoạt 1,14 Euro/mét khối + chi phí cho việc thoát nước, xử lý làm sạch nước trước khi thải ra môi trường 1,01 Euro/mét khối + thuế tài nguyên nước 0,15 Euro/mét khối và + phí ô nhiễm trên lưu vực 0,63 Euro/mét khối. 3. Về đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu tài nguyên nước Công tác đào tạo nguồn nhân lực về nước ở Pháp được coi trọng và đã được đầu tư thoả đáng về cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật, vì vậy, chất lượng đào tạo cao. Người học được thực hành trên hệ thống công nghệ hiện đại, vừa nắm được lý thuyết, vừa có tay nghề thực tế, sau khi ra trường có thể làm việc ngay tại các cơ sở quản lý, sản xuất, kinh doanh về ngành nước. Cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước của Tổ chức nước quốc tế (OIEau) đã được số hoá và thường xuyên cập nhật từ các trạm quan trắc môi trường đặt trên các lưu vực sông, đảm bảo cung cấp kịp thời, chính xác thông tin cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước và cho cộng đồng. /.

File đính kèm:

  • docSuy thoai tai nguyen nuoc luu vuc song o Viet Nam.doc
Giáo án liên quan