- Kiến thức: Sử dụng trang phục hợp lý bảo quản trang phục đúng kĩ thuật để giữ vẻ đẹp, độ bền, và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.
-Kĩ năng: Bảo quản trang phục đúng kĩ thuật.
-Thái độ : Tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4341 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng và bảo quản trang phục (T3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày27/9/05
Tiết 9 SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (t3)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Sử dụng trang phục hợp lý bảo quản trang phục đúng kĩ thuật để giữ vẻ đẹp, độ bền, và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.
-Kĩ năng: Bảo quản trang phục đúng kĩ thuật.
-Thái độ : Tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.
II. CHUẨN BỊ
GV: bảng kí hiệu bảo quản trang phục
HS: Xem SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định lớp
KTBC (5phút)
Vì sao sử dụng trang phục hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người?
Em cho biết ý nghĩa và cách phối hợp trang phục khi sử dụng?
Bài mới: Giới thiệu bài : Bảo quản trang phục là việc làm cần thiết và thường xuyên trong gia đình .
Biết bảo quản đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục, tạo cho người mặc vẻ gọn gàng, hấp dẫn, tiết kiệm được chi dùng cho may mặc.
TL
THẦY
TRÒ
GHI BẢNG
32
HĐ3- Tìm hiểu cách bảo quản trang phục(32phút)
-Vì sao cần phải bảo quản trang phục?Bảo quản trang phục như thế nào cho đúng kĩ thuật?
-Bảo quản trang phục là làm công việc gì?
-Quần áo bẩn giặt sạch với mục đích gì?
GV: Công việc giặt quần áo hằng ngày được thực hiện bằng hai cách là giặt bằng máy và giặt bằng tay. Giặt bằng máy thì không phải nhà nào cũng làm, nên thông dụng nhất vẫn là giặt bằng tay.
Hỏi : Ở nhà các em đã tham gia công việc giặt quần áo giúp đỡ bố mẹ. Vậy em hãy kể quá trình giặt quần áo diễn ra như thế nào?
Hỏi : Em cho biết khi giặt quần áo cần chú ý những điểm gì?
GV: Nhận xét 2 câu trả lời của HS và nêu nhận xét công việc phải thực hiện khi giặt quần áo theo trình tự:
+Lấy các đồ vật còn sót lại trong túi áo và túi quần ra.
+Tách quần áo sáng màu và quần áo màu sẫm, dễ phai ra làm 2 loại giặt riêng .
+Ngâm quần áo trong nước lã trước khi vò xà phòng khoảng 10-15 phút
+Vò kĩ xà phòng ( chú ý vò kĩ cổ áo, cửa tay, gấu quần…..)Sau đó ngâm từ 10-30 phút.
+Giũ nhiều lần bằng nước sạch.
+Vắt kĩ và phơi.
Hỏi: Tại sao phải giũ nhiều lần bằng nước sạch?
GV: gọi vài HS đọc phần bài làm của mình . Các bạn góp ý và bổ sung bài làm của bạn.(Lấy- tách riêng-vò- ngâm- giũ- nước sạch-chất làm mềm vải-phơi-bóng râm- ngoài nắng-mắc áo-cặp quần áo)
GV: Có thể giới thiệu sơ qua qui trình giặt bằng máy:
+Lấy các đồ còn sót trong túi áo quần.
+Tách quần áo màu sáng,màu sẫm dễ phai và áo lụa để riêng.
+Vò xà phòng trước những chỗ bẩn như cổ áo, cửa tay…sau đó mới cho vào máy giặt và cho máy chạy.
+Khi phơi cũng chú ý như khi phơi quần áo giặt tay.
GV: Là (ủi) là một công việc cần thiết để cho mặt vải như thế nào?
-Loại vải nào cần phải ủi nhiều?Loại vải nào ít là hơn?
-Em hãy nêu tên những dụng cụ dùng để là quần áo ở gia đình?
GV: - Ngoài 3 dụng cụ trên còn có loại bàn là dùng bằng than trước đây.
-Có thể có gia đình không có bàn cầu là ta dùng chăn dạ gấp gọn dùng để là.
-Quy trình là làm như thế nào?
GV:Khi là quần áo điều mà chúng ta cần quan tâm tới là nhiệt độ mà vải sợi may quần áo có khả năng chịu nhiệt để điều chỉnh nấc nhiệt độ của bàn là cho phù hợp.
+Các loại vải sợi bông có thể để ở nhiệt độ cao, vải sợi pha để ở nhiệt độ trung bình,vải sợi tổng hợp để ở nhiệt độ thấp…
- Khi là nên là quần áo chịu nhiệt thấp sau đó nâng dần lên ở nhiệt độ cao với loại quần áo vải sợi bông.
-Thao tác là : là theo chiều dọc sợi vải, đưa bàn là đều tay, không để bàn là lâu ở một chỗ sẽ dễ bị hằn vết là hoặc cháy vải.
-Đối với một số loại vải như tơ tằm, vải sợi bông nênnphun nước trước khi là để là cho dễ phẳng.
-Khi ngừng phải dựng bàn là lên.
GV:trên phần lớn quần áo may sẵn ta thường thấy đính các mảnh vải nhỏ trên đó có ghi thành phần sợi dệt và kí hiệu qui định chế độ giặt, là để người sử dụng tuân theo tránh hỏng sản phẩm.(treo bảng ký hiệu giặt, là và hướng dẫn HS đọc)
-Quần áo sau khi giặt sạch, phơi khô thì phải làm gì?
-Cất giữ trang phục như thế nào?
- HS trả lời theo ý kiến riêng của mình.
-Làm sạch, làm phẳng, cất giữ.
-HS kể lại quá trình giặt quần áo theo kinh nghiệm của bản thân .
-HS trả lời.
-Để cho hết xà phòng.
-1HS đọc các từ trong khung và đoạn văn trong SGK.
-Làm việc cá nhân(ghi vào giấy nháp) tìm các từ hoặc nhóm từ trong bảng và điền vào chỗ trống để hoàn thiện qui trình giặt tại gia đình.
- Là (ủi) là một công việc cần thiết để làm phẳng quần áo sau khi giặt phơi.
-Vải sợi bông, lanh,tơ tằm cần là thường xuyên vì hay bị nhăn sau khi giặt. Vải tổng hợp ít là (ủi)
-Bàn là,bình phun nước, cầu là.
-HS tự nhận dạng các kí hiệu và đọc ý nghĩa của các kí hiệu.
-Phải cất giữ nơi khô ráo, sạch sẽ.
-treo bằng mắc áo hoặc gấp gọn gàng vào ngăn tủ.
-Quần áo ấm chưa dùng đến phải được phải được phơi khô và cất giữ cẩn thận để tránh gián nhấm và ẩm mốc.
II. BẢO QUẢN TRANG PHỤC
1. Giặt phơi:
-Qui trình giặt:
(SGK)
2. Là(ủi):
để làm phẳng quần áo sau khi giặt.
a)Dụng cụ là:
-Bàn là
-Bình phun nước
-Cầu là
b) Quy trình là:
-Điều chỉnh nấc nhiệt độ của bàn là cho phù hợp với từng loại vải lụa cần là.
-Bắt đầu là với loại vải có nhiệt độ thấp trước.
-Thao tác là: là theo chiều dọc sợi vải,đưa bàn là đều tay.
-Đối với vải tơ tằm, vải sợi bông nên phun nước hoặc làm ẩm trước khi là.
-Khi là xong để bàn là vào nơi quy định.
c) Kí hiệu giặt là:
Bảng 4 SGK
3)Cất giữ:
-Cất giữ nơi khô ráo, sạch sẽ.
- Treo bằng mắc áo hoặc gấp gọn gàng vào ngăn tủ.
Tóm lại: Bảo quản trang phục đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.
Củng cố – dặn dò:(8phút)
- Gọi một HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Bảo quản quần áo gồm công việc chính nào?
- Các kí hiệu sau đây có ý nghĩa gì?(hình vẽ trong SGK)
Dặn dò: Chuẩn bị tiết TH: Ôn một số mũi khâu cơ bản.
+Vải trắng hoặc màu: 2 mảnh vải có kích thước 8cmx15cm và 1 mảnh vải có kích thước 10cmx15cm.
+Kim khâu, kéo, thước, bút chì, chỉ khâu thường và chỉ thêu màu.
File đính kèm:
- cn6 t9.doc