Sử dụng phương tiện và phương pháp dạy học thực hành trong Công nghệ

Năm học 2006 – 2007 là năm thứ năm thực hiện chủ trương của ngành Giáo dục Đào tạo là: Phải thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy từ phương pháp dạy học "cũ – thụ động ” thâỳ "đọc – trò chép” sang phương pháp giảng dạy tích cực – chủ động, sáng tạo theo hướng “Phát huy trí lực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm”. Cũng như hết thảy các thầy cô giáo khác trong 3 năm học qua tôi cũng đã trăn trở, tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của ngành Giáo dục đề ra bởi chúng ta đều bết phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhằm truyền đạt kíên thức tới học sinh đạt hiệu quả tốt nhất. Phương pháp giảng dạy phù hợp, khoa học sẽ là con đường giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, phát huy trí lực của người học. Mỗi cấp học, mỗi bộ môn đều phải có một phương pháp giảng dạy phù hợp và phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện và đây cũng chính là một trong những yếu tố, động lực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay.

 

doc12 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phương tiện và phương pháp dạy học thực hành trong Công nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n động quá nhanh như chuyển động của pittông trong động cơ đốt trong. _ Khi quá trình hay đối tượng không nhìn thấy được như dòng điện, hoạt động của xupáp trong động cơ đốt trong. II . Một số nguyên tắc cơ bản trong sử dụng phương tiện daỵ học ở trường phổ thông: _ Sử dụng phương tiện dạy học đúng mục tiêu bài học: + Căn cứ vào mục tiêu bài học, giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học và những thiết bị dạy học phù hợp với từng nội dung của bài và tổ chức cho học sinh hoạt động , lĩnh hội kiến thức. Ví dụ:Khi dạy bài thực hành nối dây dẫn cần chuẩn bị: dây dẫn điện , kìm cắt dây, kìm tuốt dây, giấy ráp, mỏ hàn, thiếc với phương pháp tổ chức là hoạt động cá nhân. Nhưng với bài "Lắp đặt mạch điện bảng điện" thì cần chuẩn bị: hai cầu chì, một công tắc, một bộ bóng đèn, một ổ điện, dây dẫnvới phương pháp tổ chức là hoạt động nhóm. + Để biểu diễn trên lớp cần thiết bị dạy học có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát được, để học sinh học theo nhóm hoặc thực hành theo nhóm cần thiết bị dạy học đủ nhỏ phù hợp với tâm lí học sinh. _ Sử dụng đúng lúc thiết bị dạy học được đưa ra giới thiệu và để học sinh quan sát, nhận xét, phân tích đúng lúc nội dung và phương pháp dạy học cần đến sẽ có hiệu quả cao. Tránh hiện tượng đưa ra hàng loạt thiết bị day học không phù hợp với nội dung và trình tự bài giảng dẫn đến hiện tượng phân tán sự chú ý của học sinh. _ Để thiết bị dạy học đúng vị trí. +Trình bày thiết bị dạy học trên lớp học ở vị trí hợp lí nhất giúp tất cả học sinh trong lớp đều có thể tiếp nhận thông tin từ thiết bị dạy học bằng nhiều giác quan khác nhau. +Trong giờ lên lớp phải đặt thiết bị day học chưa dùng đến hoặc đã dùng rồi ở chỗ khuất, để tránh phân tán sự chú ý của học sinh. _ Sử dụng thiết bị dạy học đúng mức và cường độ thích hợp trong đó có sự kết hợp chặt chẽ phương pháp trực quan với các phương pháp dạy học khác, nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh tiếp cận với kiến thức một cách chủ động sáng tạo. Tránh quá nhiều thời gian sử dụng thiết bị dạy học hay sử dụng quá nhiều một loại hình thiết bị dạy học trong một tiết học, cần sử dụng linh hoạt, phối hợp nhiều loại phương tiện để giảng bàiđược sinh động, tránh nhàm chán. Như ta đã biết học luôn luôn đi đôi với hành, nếu thiết bị dạy học nhiều nhưng không kết hợp tốt với phương pháp dạy học thì kết quả mang lại cũng không cao. Chính vì thế nên phương pháp dạy học cũng lại là yếu tố then chốt trong hoạt động của giáo viên. Sau đây là bài cụ thể mà tôi đã áp dụng trong từng tiết dạy: Dạng 1. bài giới thiệu về nghề điện dân dụng I. Vai trò , vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống: Giáo viên: yêu cầu học sinh tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa. Học sinh: tìm hiều các thông tin trong sách giao khoa. Giáo viên :yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm: nghề điện dân dụng có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất? Học sinh: thảo luận,trao đổi theo nhóm. Giáo viên: yêu cầu một vài nhóm đọc kết quả đã thảo luận? Học sinh : đại diện học sinh trong các nhóm đọc kết quả đã thảo luận trao đổi. Giáo viên: yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ xung ? Học sinh :nhận xét, bổ xung. Giáo viên: tổng hợp đi đến kết quả đúng: _ Vai trò: + Tạo công ăn việc làm cho người lao động. + Phục vụ đời sống,sinh hoạt và sản xuất của các hộ tiêu thụ. _ Vị trí: + Có mặt ở các cơ quan,xí nghiệp,nhà máy,công trường,gia đình. + Góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước. Qua dạng ví dụ trên ta thấy đây là phương pháp hoạt động theo nhóm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh về lí thuyết. Dạng 2: Bài thực hành lắp đặt bảng điện. Hoạt động 1: Chuẩn bị thực hành GV: Để có thể tiến hành tốt bài thực hành chúng ta cần chuẩn bị như thế nào? HS: Kìm, dao, tua vít, khoan, bảng điện, ổ cắm điện, cầu chì,công tắc,dây dẫn điện,bóng đèn ,đui đèn. GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. HS: Xuất trình dụng cụ học tập. Hoạt động 2: tìm hiểu nội dung và trình tự thực hành 1. Tìm hiểu chức năng của bảng điện. GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu các thông tin và quan sát hình vẽ 6-1 trong sách giáo khoa? HS: Tìm hiểu các thông tin và quan sát hình vẽ. GV: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm: -Bảng điện dùng để làm gì? - Bảng điện gồm có mấy loại ? Nhiệm vụ của những bảng điện đó là gì? HS: Thảo luận theo nhóm. GV: Yêu cầu học sinh đọc kết quả đã thảo luận. HS: Đọc kết quả đã thảo luận. GV: Yêu cầu học sinh nhận xét , bổ xung . HS: Nhận xét,bổ xung. GV: tổng hợp đi đến kết quả đúng: - Bảng điện dùng để lắp đặt những thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điệncủa mạng điện. - Gồm có hai loại bảng điện: Bảng điện chính và bảng điện nhánh 2.Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện. a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí. GV: Hãy quan sát vào sơ đồ và cho biết mạch điện trên bao gồm những phần tử điện nào? HS: Gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm điện, 1 công tắc , 1 bộ bóng đèn. GV: Mạch điện trên được mắc với nhau như thế nào? HS: 1 cầu chì mắc nối tiếp với ổ điện, công tắc điện dược mắc nối tiếp với 1 cầu chì và bóng đèn.cầu chì và ổ điện mắc song song với công tắc điện , cầu chì và bóng điện. GV: Nêu nguyên lí làm việc của mạch điện trên? HS: Dòng điện đi từ dây pha chia làm 2 nhánh , một nhánh qua cầu chì đến ổ điện , một nhánh qua cầu chì đến công tắc : nếu công tắc đóng thì dòng điện đi qua công tắc qua bóng đèn về dây trung tính khép kín mạch điẹn bóng đèn sáng.Nếu công tắc mở thì mạch điện hở bóng đèn không sáng. b. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện . _ Bước 1: Vẽ đường dây nguồn. _ Bước 2 :Xác định vị trí để bảng điện,bóng đèn. _ Bước 3:Xác định vị trícác TBĐ trên BĐ. _ Bước 4: Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí. GV: Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện. HS : Lên bảng vẽ sơ đồ lắp đặt. 3. Lắp đặt mạch điện bảng địên. GV: Hãy nêu quy trình lắp bảng điện? HS: vạch dấu khoan lỗ bảng điện nối dây TBĐ của BĐ lắp đặt TBĐ vào bảng điện kiểm tra. GV: viết quy trình lắp đặt mạch điện đó lên bảng, khi viết đến bước nào thì giới thiệu luôn bước đó. HS: tập trung lắng nghe. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành Sau khi giáo viên hướng dẫn xong các bước thì làm làm mẫu nhanh một lần và lần thứ 2 thì hướng dẫn một hoặc hai bước đầu phần còn lại để học sinh làm nốt.Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành dưới sự quan sát uốn nắn của giáo viên. Hoạt động 4:Kết thúc thực hành. Giáo viên yêu cầu học sinh thu dọn thiết bị học tập, GV: Yêu cầu học sinh đánh giá giờ thục hành về kiến thức, về thái độ học tập, về sự chuẩn bị. GV: Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị những thiết bị còn thiếu để tiết thực hành sau đạt kết quả cao. Như vậy thời gian học lí thuyết chỉ chiếm khoảng 30 ' thời gian còn lại thì học sinh tự thực hành , tự chiếm lĩnh được kiến thức, khi học sinh làm nhiều sẽ tạo ra kĩ năng. Các bài sau cũng tiến hành tương tự như vậy. Khi kết hợp tốt phương pháp giảng dạy và thiết bị dạy học như vậy sẽ làm cho học sinh hứng thú học bài và thực hành. Tuy nhiên, trong quá trình thực hành cũng gặp phải không ít khó khăn như việc quản học sinh trong giờ thực hành sao cho khỏi ảnh hưởng đến lớp bên cạnh, việc quản lí đồ dùng học tập. Tôi đã áp dụng tương đối nhiều việc sử dụng thiết bị dạy học và phương pháp dạy học này ở khối 9 và kết quả thu được tương đối khả quan: việc thực hành nhiều sẽ làm học sinh bớt căng thẳng hơn do những giờ học trước mang lại, học sinh sẽ hứng thú học tập do được trực tiếp làm bài và khả năng sáng tạo sẽ được phát huy.. *Kết quả thực hiện cụ thể như sau: Với ví dụ trên tôi đã áp dụng và thực hiện trên 2 lớp 9A và lớp 9B trường THCS An Hoà, kết qủa thu được như sau: Đối với lớp 9A( Lớp chọn): Đa số học sinh đều nắm được bài và từ đó các em đã biết vận dụng với các bài khác. Từ việc áp dụng để làm các bài khác chứng tỏ đã phát huy được tối đa tính tích cực, sáng tạo của các em học sinh. Các em đã tự vẽ được sơ đồ lắp đặt và sơ đồ nguyên lý, ngoài ra các em còn lắp đặt bảng điện một cách dễ dàng. Đối với lớp 9B( Lớp có nhiều học sinh đại trà): Chỉ một số học sinh nắm được bài nhưng vẫn chưa biết vận dụng và phát triển với các bài khác. Và qua những kì học vừa qua, tôi thấy từ 50 đến 70 phần trăm học sinh đều làm được bài do giáo viên đưa ra,từ 30 đến 45 phần trăm học sinh làm bài nhanh hơn so với thời gian mà đề ra và có khả năng sáng tạo ở mỗi bài.Và 2 năm học 2005- 2006 và 2006-2007 tôi đều có học sinh giỏi cấp huyện. Qua những giờ dạy trên tôi thấy ,việc sử dụng thiết bị dạy học và kết hợp tốt với phương pháp dạy học sẽ mang lại nhiều hiệu quả ,nếu môn nào cũng có những phương tiện dạy học và những con người giàu nhiệt huyết với nghề thì lo gì đất nước này không phát triển , lo gì còn có những học sinh ngồi nhầm lớp.Và với đề tài này thì đây chỉ là ý kiến chủ quan của riêng cá nhân tôi mà thôi ,tôi mong dược sự góp ý của đồng nghiệp,của những người đọc đề tài nàyvà của hội đồng kiểm định. Kết luận Như vậy, để thực hiện tốt mục tiêu của ngành giáo dục là giáo dục toàn diện, đào tạo những con người “vừa hồng vừa chuyên” thì việc giáo viên không ngừng học hỏi tìm tòi sáng tạo tìm ra các phương pháp giảng dạy cho phù hợp với học sinh là điều nhất thiết phải làm thường xuyên, liên tục với tất cả các bộ môn và đặc biệt là với những tiết học thực hành. Bởi qua tiết thực hành học sinh được kiểm tra, củng cố lại kiến thức cũ đã học, được “ sự thật” hoá bằng mắt kiến thức các em đã học. Ngoài ra trong giờ thực hành các em còn được phát hiện ra những kiến thức mới mà ở bài lý thuyết không có từ đó gợi mở trí tò mò phát triển tư duy khoa học cho các em. Trên đây là kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy môn Kỹ thuật công nghiệp tại trường THCS An Hoà. Đây chỉ là một kinh nghiệm được học tập thông qua tài liệu và thực tế giảng dạy đựơc áp dụng mang tính chủ quan nên kết quả đạt được chưa thực sự như mong muốn. Tôi rất mong được các đồng nghiệp khi tham khảo có ý kiến đóng góp cho kinh nghiệm này để được giảng dạy môn Kỹ thuật công nghiệp của tôi được hoàn thành tốt hơn. Xin chân thành cám ơn. An Hoà, ngày 25 tháng 12 năm 2006. Người thực hiện Nguyễn Thị Bích Thu

File đính kèm:

  • docskkn.Vatli.doc
Giáo án liên quan