Chúng ta vững bước tiến vào thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học tiên tiến và hiện đại. Vì vậy đòi hỏi con nguời có tri thức đáp ứng kịp thời những đồi hỏi ngày càng cao của đất nước nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo đúng định hướng của Đảng ta: “ Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung. phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh , đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn nâng cao chất lượng giáo dục, tạo sự chuyển biến vững chắc của giáo dục đưa giáo dục nước nhà vững bước tiến vào thế kỉ XXI.
Năm học 2008 - 2009 với tinh thần chỉ đạo của ngành giáo dục tiếp tục phong trào: “ Đổi mới phương pháp giảng dạy ”. Đồng thời để góp phần thực hiện một trong những nhiệm vụ chiến lược của sự phát triển kinh tế xã hội của Đảng ta từ 2001- 2010. Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự đào tạo, coi trọng thực hành ngoại khoá làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét học vẹt, học chay. Theo quan điểm dạy học theo hướng tích cực, tính vừa sức, theo đối tượng HS. Do vậy đòi hỏi tất cả các môn học trong nhà trường đều phải trang bị cho các em những kiến thức cơ bản trong đó có môn khoa học .
Môn khoa học lớp 5 trong chương trình Tiểu học 2000 đề cập đến những vấn đề thuộc 3 chủ đề cơ bản:
- Con người và sức khoẻ .
- Vật chất và năng lượng.
- Thực vật và động vật.
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
17 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phương pháp thí nghiệm chứng minh ở môn khoa học Lớp 5 trong trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uống sàn nhà, ta thấy quả bóng như thế nào?
- Kéo căng sợi dây cao su. Khi buông tay sợi dây cao su như thế nào?
Kết luận:
Cao su có tính đàn hồi
c, Họat động2:(15’) Thảo luận
*Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể được tên các vật liệu được dùng để chế tạo cao su.
- Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
*Cách tiến hành :
Bước 1: Làm việc cá nhân
Bước 2 : Làm việc cả lớp
GV gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi :
- Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào ?
- Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì ?
- Cao su được sử dụng để làm gì ?
Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su.
- Các nhóm làm thực hành theo chỉ dẫn trang 63 SGK.
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả làm thực hành của nhóm mình.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS đọc nội dung trong mục Bạn cần biết trang 63 SGK để trả lời các câu hỏi cuối bài .
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- Hs trả lời
3, Củng cố dặn dò(3’)
Về bảo quản đồ dùng bằng cao su nnhư điều đã học
IV.Kết quả đã đạt được:
Sau khi vận dụng kinh nghiệm này vào thực tế giảng dạy, tôi đã thực hiện, thực nghiệm . Kết quả việc áp dụng kinh nghiệm:
“ Sử dụng phương pháp thí nghiệm chứng minh ở môn khoa học Lớp 5 trong trường tiểu học ”.
Tôi đã tién hành khảo và đạt được một số kết quả sau:
Đề bài:
Câu 1. Nêu ví dụ chứng tỏ không khí chuyển động tạo thành gió?
Câu 2.Nguyên nhân nào gây ra gió trong tự nhiên?
Câu 3 . Giải thích hiện tượng : Không khí lạnh ở phía Bắc nước ta gây ra gió mùa Đông Bắc?
Sau khi chấm bài kết quả kiểm tra lớp 5 A cho thấy:
Tổng số bài
XLGiỏi
XLKhá
XLTrung bình
XL Yếu
Số bài
%
Số bài
%
Số bài
%
Số bài
%
33
15
45%
13
39%
5
16%
0
0%
Qua các số liệu trên, tôi thấy rằng số bài của các em điểm khá giỏi tăng lên rõ rệt không còn số bài học sinh đạt điểm yếu, chất lượng đã được nâng cao. Chứng tỏ kinh nghiệm đã có hiệu quả trong giảng dạy, học sinh nhớ bài lâu hơn, kĩ năng tư duy tốt hơn. Đặc biệt là phần kĩ năng qua kiểm tra vấn đáp các em diễn đạt mạch lạc hơn, tự tin chính xác hơn. Riêng bản thân tôi khi dạy bài : “ Kiểu bài thí nghệm chứng minh ” bằng phương pháp thí nghiệm trong giảng dạy giáo viên mất ít thời gian thuyết trình, bài giảng thu hút sự chú ý của học sinh. Các hoạt động dạy và học của thầy và trò diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả.
V.Bài học kinh nghiệm :
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người giáo viên trong sự nghiệp trồng người. Đặc biệt trong tình hình chung của đất nước đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Người giáo viên có thực hiện tốt công tác đổi mới phương pháp giảng dạy trong quá trình soạn giảng thì mới truyền thụ kiến thức trọng tâm cho học sinh.
Phương pháp thí nghiệm chứng minh phục vụ cho: “ Quy trình dạy kiểu bài thí nghiệm chứng minh ở môn khoa học trong trường Tiểu học ” nhằm phát huy tư duy sáng tạo cho học sinh. Đây là một phương pháp đặc thù của bộ môn nó phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh, giúp các em dễ hiểu bài, dễ nhớ, nhớ lâu kiến thức. Nó được dùng vào các bước giảng dạy:
-Dùng để kiểm tra bài cũ.
-Dùng để giúp học sinh phát hiện ra kiến thức mới, để rèn luyện kĩ năng cho học sinh so sánh, phân tích, tổng hợp, rút ra kiến thức. Đây chính là phương pháp rèn luyện cho học sinh thói quen tự học các em được thực hành làm thí nghiệm để chống lối học chay, học vẹt.
-Dùng để củng cố và hướng dẫn học sinh về nhà học bài và làm bài giúp các em khắc sâu kiến thức, nhớ kiến thức lâu hơn.
Sau khi nghiên cứu tìm hiểu rồi tiến hành thực nghiệm và giảng dạy tại trường Tiểu học đi đến kinh nghiệm trên.
*Đối với giáo viên:
-Phải hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của phân môn khoa học để có các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học cho phù hợp tránh dạy nhồi nhét, áp đặt, mất hứng thú cho học sinh trong giờ học.
-Giáo viên phải tự trau dồi cho mình có những kiến thức vững chắc, ngôn ngữ phải chuẩn xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng.
-Xác định rõ mục tiêu của tiết dạy để chuẩn bị bài một cách chu đáo và đầy đủ các phương tiện dạy học phục vụ cho bài dạy. ở mỗi bài dạy giáo viên phải xác định được: Bài dạy cần những gì ? Và dạy như thế nào ? Để tiết dạy nhẹ nhàng tự nhiên và hiệu quả. Từ đó biết lựa chọn phương pháp và cách thức tổ chức mỗi phần của bài học cho phù hợp. Trên cơ sở đó, xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với từng loại đối tượng học sinh trong lớp giúp các em dễ tìm được kiến thức bài học.
-Biết phân loại đối tượng học sinh trong lớp để có biện pháp bồi dưỡng giúp đỡ đối với mọi sự cố gắng của các đối tượng học sinh trong lớp.
-Biết lựa chọn hệ thống phương pháp và các hình dạy học phù hợp với nội dung bài dạy và đối tượng học sinh trong lớp tạo nên sự hoạt đồng bộ giữa thầy và trò, tạo sự hứng thú học tập của học sinh một cách tự nhiên, thoải mái để đạt được yêu cầu đó giáo viên cần phải biết khai thác vốn kiến thức của học sinh vào việc xây dựng kiến thức bài học.
*Đối với học sinh:
-Phải tích cực học tập, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
-Đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập của môn học.
-Phải tích cực tham gia luyện tập làm các thí nghiệm chứng minh để nắm chắc kiến thức.
-Tích cực huy động vốn kiến thức của mình tham gia vào quá trình học tập, Xây dựng kiến thức bài học.
-Cần phát huy tính chủ động sáng tạo trong hoạt động học, mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài để rèn luyện cho mình phương pháp học tập tích cực và bản lĩnh tự tin, biết ứng xử thông minh đúng đắn với môi trường xung quanh.
VI.phạm vi áp dụng :
“ Quy trình dạy kiểu bài thí nghiệm chứng minh ở môn khoa học trong trường Tiểu học ”có thể áp dụng đối với tất cả các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu đối với tất cả các trường.
- Có thể áp dụng cho các thầy cô giáo được phân công giảng dạy trong trường Tiểu học. Để áp dụng tốt kinh nghiệm này giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:
Khâu soạn bài:
Yêu cầu giáo viên phải hết sức chu đáo trong khâu chuẩn bị từ việc nghiên cứu nội dung kiến thức đến việc xác định kiến thức trọng tâm và chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu, các điều kiện cần thiết cho thí nghiệm thì bài giảng mới tập trung và có hiệu quả cao.
Khâu giảng dạy của giáo viên:
Giáo viên phải tận dụng triệt để phương pháp thí nghiệm chứng minh trong quy trình dạy kiểu bài thí nghiệm chứng minh ở phân môn khoa học. Sử dụng triệt để phương pháp thí nghiệm chứng minh ở mọi bước lên lớp. Vì theo tôi không có phương nào để học sinh dễ phát hiện kiến thức, nắm được kiến thức nhanh nhất bằng phương pháp trực quan bằng thí nghiệm học sinh được thực hành.
Học sinh:
Một yếu tố không kém phần quan trọng để đề tài thành công đó là học sinh. Các em phải có hứng thú học tập bộ môn từ đó mới tính tò mò, sáng tạo trong việc chủ động nắm kiến thức của học sinh.
C.kết luận và kiến nghị:
I.Kết luận:
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên là một vấn đề rất quan trọng trong mỗi nhà trường. Nó có tác dụng vô cùng to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt trong thời đại hiện nay sự nghiệp giáo dục ngày càng được Đảng và nhà nước quan tâm . Do vậy từ người cán bộ quản lí đến các đồng chí giáo viên trong nhà đều phải xác định rõ nhiệm vụ chính trị của mình trên mặt trận giáo dục đó là phải ra sức học tập để không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Đồng thời phải chú trọng làm tốt công tác chăm sóc và giáo dục cho các em những nhân cách ban đầu của con người mới xã hội chủ nghĩa đáp ứng với thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình:
“ Sử dụng phương pháp thí nghiệm chứng minh ở môn khoa học Lớp 4 trong trường tiểu học ”.
.Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy tôi tự nhận ra một bài học là không có một phương pháp nào là tốt nếu như không có sự chuẩn bị của thầy và trò. Thầy phải đầu tư nghiên cứu bài dạy chu đáo cẩn thận. Trò phải đọc và chuẩn bị bài thật tốt có như vậy mới đạt được kết quả tốt trong học tập:
II.Những vấn đề cần kiến nghị:
Để có được những tiết dạy thành công trong sự nghiệp trồng người theo tôi việc sử dụng phương pháp thí nghiệm khi dạy kiểu bài thí nghiệm chứng minh có tác dụng rất lớn, rất thiết thực. Nhưng hiện nay phương pháp dạy ở các trường việc sử dụng phương pháp thí nghiệm còn rất hạn chế nên nhiều tiết học còn dạy chay đối với các môn trong đó có môn tự nhiên và xã hội.
Do vậy là một giáo viên làm công tác chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy qua dự giờ đồng nghiệp tôi xin đề xuất một số kiến nghị.
1.Đối với phòng giáo dục:
- Đề nghị với các cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa đối với việc nâng cao trình độ giáo viên.
-Cần tổ chức mở rộng nhiều chuyên đề đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động các môn họcđể giáo viên tham gia hoạt động học tập.
2.Đối với nhà trường:
Cần tạo điều kiện và quan tâm về cơ sở vật chất có trách nhiệm giúp đỡ giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn về mọi mặt.
3.Đối với giáo viên:
Cần tích cực học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ nhận thức trình độ chuyên môn của mình.
III.Lời cảm ơn:
Dạy hay , học tốt từng bài, từng chương và toàn bộ chương trình thực sự là tâm nguyện của tất cả các giáo viên tâm huyết với nghề. Trong điều kiện còn hạn chế của mình tôi đã thực sự cố gắng tự rèn luyện. Điều may mắn trong tôi khi được chuyển về công tác tại trường Tiểu học... được làm việc, học hỏi các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm và nhiều khả năng trong chuyên môn. Tôi đã tự mình cố gắng theo kịp yêu cầu các bộ môn của trường đáp ứng những đòi hỏi của việc tự nâng cao tay nghề. Tôi mạnh dạn trình bày ra đây những ý kiến và cách thức giảng dạy một bài cụ thể mà tôi đã từng làm.
Với phạm vi cũng như trình độ lí luận của bản thân khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên kinh nghiệm này còn nhiều điểm tồn tại. Do đó tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của hội đồng khoa học của các bạn đồng nghiệp để cho kinh nghiệm này hoàn thiện và đạt hiệu quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tháng 2 năm 2009
File đính kèm:
- SKKN Khoa hoc 5.doc