Kế hoach bài học - Lớp 5 Tuần 22 - Đỗ Thị Thanh Huyền

Giáo dục tập thể: Chào cờ

Tập đọc: Lập làng giữ biển

 I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi, biết phân biệt lời các nhân vật. (Bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ)

- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK(GTB)

Bảng phụ chép đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.( HĐ3)

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 HĐ1: Luyện đọc:

 - 1 HS khá đọc bài

 - HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn:

 + Đoạn 1: Nhụ nghe bố . toả ra hơi muối.

 + Đoạn 2: Bố Nhụ vẫn nói . thì để cho ai.

 + Đoạn 3: Ông Nhụ bước ra . quan trọng nhường nào.

 + Đoạn 4: Để có một . ở mãi phía chân trời.

 

doc23 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoach bài học - Lớp 5 Tuần 22 - Đỗ Thị Thanh Huyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
_______________ Khoa học: Sử dụng năng lượng chất đốt I- Mục đích yêu cầu: Sau bài học,HS biết: - Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt. - Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt. II- Đồ dùng dạy học: Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt (HĐ1) HS: Một số loại chất đốt: Than, củi, rơm ... (HĐ1) III- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Tìm hiểu một số loại chất đốt - HS quan sát các hình minh hoạ 1,2,3 và đọc thầm phần 1 ở SGK và kể tên một số loại chất đốt. - Ch HS quan sát một số chất đốt mà các em đã chuẩn bị. - HS phân loại các chất đốt ở 3 thể: Rắn,lỏng,khí. HĐ2: Tìm hiểu công dụng của than đá và việc khai thác than. - HS làm việc cặp đôi, trả lời câu hỏi ở SGK - HS trả lời câu hỏi. - GV chỉ vào tranh minh hoạ và giới thiệu hoạt động khai thác than. + GV kết luận: Tóm tắt về việc khai thác than ở Quảng Ninh. HĐ3: Tìm hiểu công dụng của dầu mỏ và việc khai thác dầu. HS đọc SGK và trả lời câu hỏi. HS thảo luận theo nhóm. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận. HS nhận xét, bổ sung. + GV kết luận: Dầu mỏ là một loại chất đốt rất quan trọng , không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người. HĐ4: Tìm hiểu công dụng của chất đốt ở thể khí và việc khai thác. Cách tổ chức tương tự như HĐ 3. Cho HS quan sát hình 7,8 ,giải thích cho HS hiểu cách tạo khí sinh học hay còn gọi là khí bi ô ga. * Củng cố-dặn dò: HS đọc kết luận. Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết sau. ____________________________________________ Âm nhạc: Ôn tập I- Mục đích yêu cầu: - HS hát thuộc lời ca,đúng giai điệu và sắc thái của bài Tre ngà bên lăng Bác. - HS thể hiện đúng cao độ,trường độ bài tập đọc nhạc số 6.Tập đọc nhạc,ghép lời kết hợp gõ phách. II- Đồ dùng dạy học: Song loan,thanh phách (HĐ2) III- Các hoạt động dạy học: 1- Phần mở đầu: - GV giới thiệu nội dung bài học. 2- Phần cơ bản: * Ôn tập bài hát Tre ngà bên lăng Bác. - Cho HS hát lại bài hát. - HS hát cá nhân kết hợp gõ phách. - GV hướng dẫn HS hát kết hợp với vận động phụ hoạ. - HS hát kết hợp biểu diễn vài động tác phụ hoạ. * Tập đọc nhạc số 6: - HS nêu những hình nốt có trong đoạn nhạc . - HS đọc cao độ bài tập đọc nhạc. - Luyện tập tiết tấu của bài tập đọc nhạc. - GV hướng dẫn HS đọc từng câu. - Đọc nhạc kết hợp gõ phách với tốc độ chậm vừa. - Ghép lời ca. - HS đọc nhạc kết hợp với hát lời ca. 3- Phần kết thúc: - Cả lớp hát lại bài hát và đọc lại bài tập đọc nhạc. - GV nhận xét tiết học. _____________________________________________________ Thứ 6 ngày 22 tháng 2 năm 2008. Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. I- Mục đích yêu cầu: - HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản. - Biết tạo ra các câu ghép thể hiện quan hệ tương phản bằng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ,thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống,thay đổi vị trí của các vế câu. II- Đồ dùng dạy học: Bút dạ và một số băng giấy để HS làm bài tập 2. ( HĐ1) Bảng phụ viết bài tập 1 , 3 phần luyện tập. (HĐ2) III- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Tìm hiểu ví dụ. Bài 1: - HS nêu yêu cầu BT - HS làm việc cá nhân. - 1 HS làm trên bảng lớp. - HS nhận xét bài làm của bạn. + GV chốt kiến thức: . ý nghĩa của quan hệ từ Tuy ... nhưng. . Một số quan hệ từ tương phản. Bài 2: - HS làm bài cá nhân. - 3 – 5 HS nêu câu mình đặt. - HS nhận xét. + Để thể hiện quan hệ tương phản giữa các vế câu trong câu ghép ta có thể làm như thế nào? HĐ2: Rút ra ghi nhớ. - GV nêu câu hỏi để dẫn dắt đến nội dung cần ghi nhớ. - HS đọc ghi nhớ: (SGK). - HS đặt câu ghép có quan hệ tương phản. HĐ3: Luyện tập Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài cá nhân vào vở BT. - 2 HS lên bảng làm. - Cả lớp và giáo viên nhận xét,chốt lại lời giải đúng. + Củng cố cách tìm chủ ngữ, vị ngữ ; cách dùng quan hệ từ chỉ sự tương phản trong câu ghép. Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài cá nhân- HS nhận xét chữa bài. - GV củng cố lại kiến thức. + Củng cố cách tạo quan hệ tương phản trong câu ghép qua quan hệ từ . Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS đọc to nội dung câu chuyện. - HS làm vào vở BT. -1 HS lên bảng làm. - HS nhận xét chữa bài. * Củng cố-dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết sau. ______________________________________________ Kỹ thuật: Thức ăn nuôi gà. I- Mục đích yêu cầu: HS cần phải: - Liệt kê được một số thức ăn thường dùng để nuôi gà. - Nêu được tác dụng và sử dụng một số thức ăn thường dùng nuôi gà. - Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà. II- Đồ dùng dạy học: - Tranh,ảnh minh hoạ một số thức ăn chủ yếu nuôi gà. (HĐ1,2) III- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Trình bày tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi ta min, thức ăn tổng hợp. - Chia lớp làm 4 nhóm. - HS thảo luận theo nhóm: Mỗi nhóm thảo luận 1 nội dung. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - HS nhận xét, bổ sung. + GV kết luận: Thức ăn tổng hợp gồm nhiều loại thức ăn, có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng lứa tuổi gà. - Cho HS liên hệ thực tế . HĐ 2: Đánh giá kết quả học tập - GV đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS. - HS làm bài tập - GV đưa ra đáp án để HS đối chiếu. - HS báo cáo kết quả tự đánh giá. * Củng cố-dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết sau. _____________________________________________________ Toán: Thể tích của một hình I- Mục đích yêu cầu: Giúp HS: - Có biểu tượng về thể tích của một hình. - Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản. II- Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng dạy học toán.( HĐ1) III. Các hoạt động dạy học: HĐ1: Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình. - HS quan sát, nhận xét các mô hình trong từng ví dụ ở SGK. - Yêu cầu HS dùng bộ đồ dùng học toán để xếp các mô hình tương ứng với từng ví dụ. - HS tự so sánh và rút ra được kết luận trong từng hình như SGK. HĐ2: Thực hành Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài cá nhân. - 1 HS lên bảng làm bài- Cả lớp làm vào VBT. - HS nhận xét chữa bài. - HD HS cách đếm khối lập phương nhỏ. + Củng cố biểu tượng về thể tích. Bài 2: - HS làm bài cá nhân. - HS nhận xét chữa bài. + Củng cố về cách so sánh thể tích của một hình. Bài3: - HS làm bài cá nhân. - HS nhận xét chữa bài. + GV chốt lời giải và kết quả đúng. * Củng cố-dặn dò: Nhận xét tiết học Dặn HS chuẩn bị tiết sau. _______________________________________________________ Khoa học: Sử dụng năng lượng của gió và năng lượng nước chảy I- Mục đích yêu cầu: Sau bài học, HS biết: - Trình bày tác dụng của năng lượng gió,năng lượng nước chảy trong tự nhiên. - Kể ra những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió,năng lượng nước chảy. II- Đồ dùng dạy học: - Tranh,ảnh minh hoạ con người sử dụng năng lượng gió,năng lượng nước chảy.(HĐ1-2) - Hình trang 90,91 SGK. (HĐ1,2) - Mô hình tua bin, cốc , xô nước.( HĐ3) III- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Tìm hiểu về năng lượng của gió. - HS làm việc theo nhóm: Các nhóm quan sát hình minh hoạ 1,2,3 SGK, thảo luận theo nội dung các câu hỏi trong phiếu học tập. - Từng nhóm trình bày kết quả-Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Cho HS liên hệ thực tế ở địa phương về việc sử dụng năng lượng của gió. - GV kết luận: Năng lượng gió có tác dụng rất lớn trong đời sống: làm căng buồm, đẩy thuyền đi, dể quạt thóc, nhóm bếp ... Nhờ năng lượng gió các cánh quạt quay làm quay tua bin của máy phát điện tạo ra dòng điện. HĐ2: Tìm hiểu về năng lượng nước chảy - HS làm việc theo nhóm bàn: Trả lời câu hỏi của GV. - GV chốt ý chính: Năng lượng nước chảy trong tự nhiên có rất nhiều tác dụng: XD các nhà máy thuỷ điện, dùng sức nước để tạo ra dòng điện ... HĐ3: Thực hành: Sử dụng năng lượng của nước chảy làm quay tua bin. - Chia lớp thành các nhóm nhỏ. - Phát dụng cụ thực hành cho từng nhóm. - HDHS cách đổ nước để làm quay tua bin. - HS thực hành theo nhóm. - GV đi từng nhóm giúp đỡ HS. + GV giải thích cho HS hiểu: Đây chính là mô hình thu nhỏ của nhà máy phát điện. Khi nước chảy làm quay tua bin. Khi tua bin quay sẽ làm rô to của nhà máyquay và tạo ra dòng điện. * Củng cố-dặn dò: Nhận xét tiết học Dặn HS chuẩn bị tiết sau. ____________________________________________ Buổi chiều Tập làm văn: Ôn tập I- Mục đích yêu cầu: - Củng cố kiến thức vế văn kể chuyện. - Làm đúng bài tập thực hành,thể hiện khả năng hiểu một truyện kể.(Về nhân vật,tính cách nhân vật,ý nghĩa truyện ) II- Các hoạt động dạy học: HĐ1: Hướng dẫn HS ôn tập về văn kể chuyện. - HS nêu lại khái niệm về văn kể chuyện. - HS nêu bố cục của bài văn kể chuyện. - GV lưu ý HS khi viết văn kể chuyện phải làm rõ được tính cách của nhân vật qua hành động, đặc điểm ngoại hình, lời nói , ý nghĩ . HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài cá nhân. - HS trình bày bài-HS nhận xét bổ sung. - GV nhận xét và chốt bài làm đúng. Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài cá nhân. - HS tiếp nối nhau trình bày bài. - HS nhận xét bổ sung. - GV nhận xét chốt lại lại kiến thức về văn kể chuyện. * Củng cố-dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết sau. ________________________________________________ Giáo dục tập thể: Sinh hoạt lớp. I-Sơ kết lại hoạt động trong tuần: - Các tổ trưởng nhận xét lại hoạt động của tổ trong tuần. - Đội cờ đỏ nhận xét hoạt đọng của lớp. - GV sơ kết lại hoạt động trong tuần: + Nhận xét ưu , khuyết điểm của từng tổ. + Chỉ rõ những tồn tại của lớp trong tuần. - Xếp loại thi đua của các tổ. II- Phổ biến kế hoạch tuần tới: - Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp quy định. - Nâng cao chất lượng học tập ở các môn. - Nâng cao ý thức tự quản trong các giờ học. - Khắc phục những khuyết điểm của tuần trước. - Thực hiện tốt bài thể dục và bài múa sân trường. _____________________________________________________

File đính kèm:

  • doctuan 22- Huyen.doc