Kế hoạch bài dạy Môn: Đạo Đức Tuần: 26 Tiết: 26 Lớp: 5

I.MỤC TIÊU:

- Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em.

- Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày.

- Yêu hòa bình tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường địa phương tồ chức.

 * Học sinh khá – giỏi: biết được ý nghĩa của câu cám ơn-xin lỗi.

II.CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Thẻ từ, Ảnh minh họa SGK 137.

- Học sinh: Xem bài trước, thẻ xanh, đỏ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy Môn: Đạo Đức Tuần: 26 Tiết: 26 Lớp: 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY ********* Môn: Đạo Đức Tuần: 26 Tiết: 26 Lớp: 53 Ngày soạn: Ngày dạy: Tên bài dạy: EM YÊU HÒA BÌNH (Tiết 1) Người dạy: Hà Thị Diễm Trang_Nhóm 3 I.MỤC TIÊU: - Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em. - Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày. - Yêu hòa bình tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường địa phương tồ chức. * Học sinh khá – giỏi: biết được ý nghĩa của câu cám ơn-xin lỗi. II.CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thẻ từ, Ảnh minh họa SGK 137. - Học sinh: Xem bài trước, thẻ xanh, đỏ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định lớp. - Yêu cầu học sinh hát bài “Trái đất này của chúng mình” + Bài hát nói lên điều gì? - Bài mới: Em yêu hòa bình (Tiết 1) Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới * Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp. - Tìm hiểu thông tin SGK 37,38 - Yêu cầu HS quan sát ảnh SGK và nêu cảm nghĩ. - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 37,38 và thảo luận nhóm đôi theo gợi ý sau: + Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em ở các vùng có chiến tranh? + Nêu những hậu quả mà chiến tranh đã để lại Để thế giới không còn chiến tranh theo em, chúng ta cần phải làm gì? - Giáo viên: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học. Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK tr38. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành * Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp. Bài 1 trang39 - Yêu cầu HS đọc bài tập1. - Yêu cầu HS thực hiện. - Giáo viên : trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hòa bình. Bài 2 trang39 - Yêu cầu HS đọc bài tập2. - Yêu cầu HS tự làm bài. Bài 3 trang39 - Yêu cầu HS đọc bài tập 3, thảo luận nhóm đôi + Em biết những hoạt động vì hòa bình nào trong các hoạt động đã nêu? + Em đã tham gia những hoạt động nào trong các hoạt động trên? - Vậy ở trường lớp các em phải làm gì để thể hiện tình yêu hòa bình? - GV nhận xét Hoạt động 4: Củng cố dặn dò * Tiết học hôm nay chúng ta học bài gì? - Bây giờ cô sẽ tổ chức cho các em chơi trò chơi “thi đua tiếp sức” - Luật chơi + Chia lớp thành 2 đội: Đội thỏ trắng và đội sóc nâu - Nội dung: các em học sinh đọc và sắp xếp các ý ở cột B để thành 1 câu hoàn chỉnh. Cột A Cột B 1. Hòa bình mang lại 2. Mọi trẻ em điều có quyền 3. Bảo vệ hòa bình là 4. Trẻ em có trách nhiệm tham gia a. Trách nhiệm của toàn nhân loại b. Các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng c. Cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con người d. Được sống trong hòa bình - Yêu cầu HS đọc các ý mà các em đã nối. - Nhận xét tiết học - Dặn dò: các em về học thuộc ghi nhớ xem lại và chuẩn bị tranh ảnh sưu tầm cho bài sau là “Em yêu hòa bình (tiết 2)” - Học sinh hát. + HS trả lời. - …cuộc sống của người dân vùng chiến tranh rất khổ cực, trẻ em không được đi học, sống thiếu thốn, mất đi người thân. - …cuộc sống khổ cực, trẻ em mồ côi cha mẹ, bị thương tích tàn phế, sống bơ vơ mất nhà mất cửa. - …cướp đi nhiều sinh mạng, thành phố, làng mạc, đường sá. - …sát cánh cùng nhân dân thế giới bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh. Lên án, phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa. - HS đọc ghi nhớ SGK tr38. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - HS suy nghĩ và giơ thẻ đúng sai Đúng: ý kiến (a) và (d) Sai: ý kiến (b) và (c) - Lắng nghe. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - HS làm bài và phát biểu b) Biết thương lượng đối thoại để giải quyết mâu thuẫn c) Đoàn kết hữu nghị với các dân tộc khác. - HS trao đổi nhóm đôi và trình bày - HS tiếp nối nêu đủ 7 hoạt động như SGK - HS tiếp nối phát biểu. - HS trả lời: không đánh nhau không gây gỗ, phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. - Em yêu hòa bình (tiết 1) - Đáp án 1 – c 2 – d 3 – a 4 – b - Hs tham gia nhận xét - Lắng nghe, ghi nhớ thực hiện.

File đính kèm:

  • docem yeu hoa binh(tiet 1).doc.doc
Giáo án liên quan