Sổ soạn bài Lớp 2 Tuần 1 Trường Tiểu học Bắc Dinh

- Giúp học sinh đọc thành tiếng, đọc trơn được toàn bài. Đọc đúng các từ mới: mải miết, nắn nót; các từ có vần khó: quyển, nguyệch ngoạc, quay. Biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.

- Học sinh có kĩ năng đọc – hiểu nghĩa các từ mới. Hiểu nghĩa đen – nghĩa bóng câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

- Qua câu chuyện học sinh biết được làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

 

doc33 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ soạn bài Lớp 2 Tuần 1 Trường Tiểu học Bắc Dinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận xét, đánh giá. Lần 3: Chia lớp tập theo tổ do tổ trưởng điều khiển. GV: Cho học sinh ôn trò chơi “Qua đường lộ”. GV: Nêu tên trò chơi. Nhắc cách chơi, sau đó cho học sinh chơi thử 1, 2 lần. GV: Cho học sinh chơi theo tổ do tổ trưởng điều khiển. 3. Phần kết thúc: GV: Cho lớp đứng vòng tròn và hát, vỗ tay một bài. GV: Nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà ôn lại những nội dung vừa ôn trên./. Thứ 4 ngày 06 tháng 09 năm 2006 Tập đọc: Làm việc thật là vui I. Mục tiêu: - Giúp học sinh đọc thành tiếng, đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các tiếng khó: quanh ta, tích tắc, bận rộn. Biết nghỉ hơi đúng chỗ ở dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm giữa các cụm từ. Nắm được nghĩa các từ: sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng. Biết được lợi ích công việc của mỗi người, mỗi vật, con vật. Nắm được ý nghĩa của bài. - Rèn kĩ năng đọc đúng, lưu loát toàn bài cho học sinh. - Giáo dục cho học sinh có thái độ thích làm việc II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ SGK. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV: Gọi 3 học sinh đọc bài “Phần thưởng” 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV: Giới thiệu và ghi đề bài. b. Luyện đọc: GV: Đọc mẫu toàn bài. GV: Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. GV: Gọi học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu theo dãy bàn. GV: Chú ý hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ khó. GV: Chia bài thành 2 đoạn. Gọi học sinh đọc từng đoạn một (cá nhân). GV: Theo dõi, hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. GV: Gợi ý hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng. GV: Tổ chức học sinh đọc thi giữ các dãy bàn từng đoạn, cả bài. GV: Cho cả lớp đọc đồng thanh toàn bài một lần. c. Tìm hiểu bài: GV: Đọc lại bài lần 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK. GV: Bổ sung câu hỏi 2: - Em thấy cha mẹ và những người em biết làm việc gì? - Bé làm những việ gì? - Hằng ngày em làm những việc gì? Em có đồng ý với bé làm việc rất vui không? GV: Gọi học sinh trả lời, nhận xét bổ sung. d. Luyện đọc lại: GV: Cho một vài học sinh thi đọc lại cả bài. Cả lớp nhận xét, bình chọn người đọc hay nhất. 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Bài văn trên giúp em hiểu điều gì? GV: Nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc lại bài văn./. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ – Từ ngữ về học tập I. Mục tiêu: - Giúp học sinh mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến học tập. - Rèn kĩ năng đặt câu, sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo thành câu mới. Làm quen với câu hỏi. - Học sinh có thái độ nghiêm túc trong học tập. II. Đồ dùng: III. Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh – Nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: *Bài 1: GV: Gọi một HS đọc yêu cầu của bài tập. Sau đó cho cả lớp làm giấy nháp. GV: Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài tập 1. Cả lớp nhận xét, bổ sung. *Bài 2: GV: Nêu yêu cầu của bài tập và cho cả lớp làm vào vở bài tập. Sau đó gọi học sinh đọc lần lượt từng câu vừa đặt. Giáo viên ghi bảng, cả lớp nhận xét, sửa sai. *Bài 3: GV: Hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập. Sau đó cho học sinh làm vào giấy nháp. GV: Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài. Cả lớp nhận xét, sửa sai, rút ra kết luận. *Bài 4: GV: Cho học sinh nêu yêu cầu của bài tập. Sau đó cho cho học sinh tự đặt dấu câu vào cuối mỗi câu. Giáo viên theo dõi, gọi học sinh đọc kết quả bài làm để các bạn nhận xét, sửa sai, nêu kết luận. 3. Củng cố- Dặn dò: GV: Nhắc lại những kiến thức cần biết sau bài học: Có thể thay đổi vị trí các từ trong câu để tạo thành câu mới. Khi viết cuối câu hỏi phải có dấu chấm hỏi. GV: Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà làm lại các bài tập trên vào vở./. Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố về phép trừ (không nhớ), tính nhẩm và tính viết (đặt tính rồi tính), tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ, giải toán có lời văn. Bước đầu làm quen với bài tập dạng “Trắc nghiệm có nhiều lựa chọn”. - Rèn kỉ năng thực hành thành thạo các dạng toán trên. - Học sinh có ý thức tự giác trong học tập. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên ghi bảng 19 – 6 = 13. Học sinh gọi tên thành phần, kết quả của phép trừ đó. 2. Dạy bài mới: Luyện tập Bài 1: Giáo viên cho học sinh tự làm rồi chữa bài. Hỏi học sinh về tên gọi các thành phần của phép trừ. Bài 2: Giáo viên hỏi cách thực hiện phép trừ. Sau đó cho học sinh tự làm rồi chữa bài. Yêu cầu học sinh nêu cách tính nhẩm. Bài 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đặt tính, tính. Học sinh làm vào vở. Sau đó gọi học sinh đọc kết quả bài làm. GV: Theo dõi, nhận xét bài làm của học sinh. Bài 4: Giáo viên gọi 1 học sinh đọc bài toán. Giáo viên gợi ý hướng dẫn cách giải. Cho học sinh làm bài vào vở rồi chữa bài. Bài 5: Giáo viên hương dẫn học sinh đọc kĩ bài toán rồi tính nhẩm hoặc đặt tính ở giấy nháp. Sau đó mới khoanh tròn vào ý em cho là đúng. GV: Theo dõi học sinh làm bài. Sau đó nhận xét bài làm của học sinh. 3. Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà làm các bài tập ở SGK./. Mĩ thuật: Thường thức mĩ thuật: Xem tranh thiếu nhi I. Mục tiêu: - Giúp học sinh bước đầu làm quen với tranh thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế. - HS nhận biết được vẽ đẹp của tranh qua sự sắp xếp hình ảnh và cách vẽ màu. - Học sinh hiểu được tình cảm bạn bè được thể hiện qua tranh. II. Đồ dùng: Sưu tầm tranh thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế. III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: Giáo viên đưa tranh thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế ra để giới thiệu. 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Xem tranh GV: Đưa tranh “Đôi bạn” (Tranh sáp màu và bút dạ của Phương Liên) cho học sinh quan sát. Sau đó nêu một số câu hỏi: - Trong tranh vẽ gì? Hai bạn trong tranh đang làm gì? - Hãy kể những màu được sử dụng trong bức tranh. GV: Gọi học sinh trả lời. Sau đó bổ sung ý kiến và hệ thống lại để học sinh nắm được nội dung bức tranh. - Tranh vẽ bằng bút dạ và sáp màu. Nhân vật chính là 2 bạn được vẽ ở giữa, cảnh vật xung quanh là cây, cỏ, bướm, hoa... Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc sách. - Màu sắc trong tranh có màu đậm, màu nhạt. *Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá GV: Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của học sinh, tuyên dưong những học sinh hăng say phát biểu ý kiến. 3. Dặn dò: GV: Nhắc học sinh về nhà quan sát hình dáng, màu sắc của lá cây để tiết sau vẽ theo mẫu “Lá cây”./. Tập viết: chữ hoa: Ă - Â I. Mục đích - yêu cầu: - Giúp học sinh nắm được cách viết các chữ Ă, Â đúng mẫu quy định. - Rèn kĩ năng viết chữ hoa theo cỡ vừa và nhỏ, đúng mẫu, đều nét cho học sinh. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận ghi viết. II. Đồ dùng: Mẫu chữ III. Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV: Cho cả lớp viết lại bảng chữ A, Anh 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn viết chữ hoa: GV: Đưa mẫu chữ cho học sinh quan sát, nhận xét. GV: Viết mẫu lên bảng, kết hợp nhắc lại cách viết các chữ cái đó. GV: Cho học sinh viết bảng con vài lần. Giáo viên theo dõi uốn nắn, sửa sai. c. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: GV: Cho học sinh sinh đọc cụm từ ứng dụng “Ăn chậm, nhai kĩ” GV: Giải thích ý nghĩa cụm từ đó. GV: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét độ cao các chữ, khoảng cách giữa các tiếng. GV: Viết mẫu chữ Ăn lên bảng. Sau đó, cho học sinh luyện viết vào bảng con. d. Viết vào vở Tiếng Việt: GV: Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài viết ở vở. GV: Theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi, cầm bút, đặt vở cho học sinh. đ. Chấm, chữa bài: GV: Thu một số vở chấm, nhận xét. 3. Củng cố - Dặn dò: GV : Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà hoàn thành nốt phần luyện viết ở vở./. Tập đọc: Mít làm thơ I. Mục tiêu: - Giúp học sinh đọc thành tiếng, đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ: Mít, thi sĩ, phê. Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. Biết phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật. Hiểu được nghĩa các từ mới: nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu. Nắm được diễn biến và ý nghĩa của câu chuyện. - Rèn kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát đúng tốc độ cho học sinh. - Giáo dục học sinh có thái độ yêu thích bộ môn học. II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ cho bài đọc. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV: Gọi 2 học sinh đọc bài “Làm việc thật là vui” 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV: Giới thiệu và ghi đề bài. b. Luyện đọc: GV: Đọc mẫu toàn bài, học sinh chú ý nghe, đọc thầm. GV: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. GV: Theo dõi, uốn nắn học sinh đọc đúng từ từ khó, ngát nghỉ hơi đúng chỗ. GV: Kết hợp giải nghĩa từ: nổi tiếng, thi sĩ, kì diệu. GV: Cho học sinh đọc cá nhân theo dãy bàn (từng đoạn). GV: Cho cả lớp đọc đồng thanh toàn bài một lần. c. Tìm hiểu bài: GV: Đọc lại bài lần 2. Hướng dẫn HS tìm nội dung từng đoạn theo hệ thống câu hỏi ở SGK. GV: Bổ sung câu hỏi đoạn 2: - Trước hết hoa giấy dạy mít điều gì? - Hai từ (hoặc tiếng) như thế nào thì được coi là vần với nhau? - Mít gieo vần như thế nào? Vì sao gieo vần như thế rất buồn cười? GV: Gọi học sinh trả lời, nhận xét bổ sung. GV: Qua bài tập đọc em thấy nhân vật mít như thế nào? d. Luyện đọc lại: GV: Gọi HS đọc lại theo lối phân vai: Người dẫn chuyện, Mít, Thi sĩ, Hoa giấy. GV: Hướng dẫn cả lớp nhận xét, khen những cá nhân, nhóm đọc hay. 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Dặn học sinh về nhà kẻ lại câu chuyện mít làm thơ cho bạn bè và người thân nghe./. Thủ công: GấP TÊn lửa (T) I. Mục tiêu: - Giúp học sinh biết cách gấp tên lửa. - Học sinh có kĩ năng vận dụng các quy ước để gấp được tên lửa. - Giáo dục học sinh có thái độ hứng thú và yêu thích gấp hình. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Học sinh thực hành gấp tên lửa: GV: Gọi một vài HS nhắc và thực hiện lại các thao tác gấp tên lửa đã học ở T1. - Bước 1: Gấp và tạo mũi tên lửa. - Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng. GV: Cho học sinh lấy giấy thực hành gấp tên lửa. GV: Quan sát, nhắc nhở học sinh giữ trật tự. GV: Gợi ý học sinh trang trí sản phẩm cho đẹp. 2. Nhận xét - Đánh giá: GV: Chọn một số sản phẩm đẹp, nhận xét, đánh giá cho điểm. Sau đó cho học sinh thi phóng tên lửa. 3. Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học. Nhắc học sinh chuẩn bị giấy để tiết sau “Gấp máy bay phản lực”./.

File đính kèm:

  • docTUAN01~1.DOC
Giáo án liên quan