SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tin học 6 - Trần Hữu Quyết

I. TÊN ĐỀ TÀI Trang 3

II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Đặt vấn đề Trang 3

2. Mục đích đề tài Trang 4

3. Lịch sử đề tài Trang 4

4. Phạm vi đề tài Trang 5

5. Phương pháp nghiên cứu Trang 5

 

III. NỘI DUNG CÔNG VIỆC

1. Thực trạng đề tài Trang 6

2. Nội dung cần giải quyết Trang 8

3. Biện pháp giải quyết Trang 8

4. Kết quả chuyển biến Trang 12

 

IV. TỔNG KẾT – KIẾN NGHỊ

1. Tóm lược giải pháp Trang 13

2. Phạm vi áp dụng Trang 13

3. Kiến nghị Trang 14

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt Tin học 6 - Trần Hữu Quyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đèn giao thông, các biển báo, để điều khiển sự đi lại của rất nhiều phương tiện giao thông trên đường, trong một lớp phải có ban cán sự lớp để điều khiển mọi hoạt động của các bạn trong lớp, từ đó giáo viên chỉ ra trong bất cứ hoạt động nào đều phải có sự điều khiển của một ai đó, hay thiết bị phương tiện nào đó để hoạt động được diễn ra theo ý muốn. Máy tính cũng vậy, bên trong máy tính có rất nhiều thiết bị và để máy tính có thể hoạt động theo ý muốn thì cần phải có một sự điều khiển và chính hệ điều hành sẽ làm nhiệm vụ điều khiển máy tính hoạt động theo ý muốn của chúng ta. Sau đó giáo viên đi vào vai trò của hệ điều hành sẽ giúp học sinh dễ hiểu và dễ hình dung hơn. Đối với các khái niệm nói về các thiết bị máy tính, giáo viên nên chuẩn bị sẵn các thiết bị trực quan hay tranh ảnh minh họa để học sinh dễ hình dung và tránh nhầm lẫn. Ví dụ: Bài “Máy tính và phần mềm máy tính”, giáo viên có thể tận dụng các thiết bị có sẳn trong phòng máy hoặc các hình ảnh về ổ cứng, ổ CD, ổ đĩa mềm, RAM, . Khi dạy đến khái niệm nói về thiết bị nào, giáo viên sẽ minh họa trực quan bằng thiết bị đó điều đó sẽ giúp học sinh dễ hình dung và không bị nhầm lẫn giữa các thiết bị dẫn đến việc học sinh hiểu bài nhanh hơn. Tăng cường khả năng tự học sáng tạo, tự tìm tòi kiến thức mới thông qua SGK, sách báo tin học có tại thư viện trường, tài liệu tin học trên mạng, Ví dụ: Bài thực hành 1 “Làm quen với một số thiết bị máy tính”. Giáo viên có thể đưa ra một số hình ảnh của các thiết bị máy tính và yêu cầu học sinh về nhà hoạt động theo nhóm các bạn gần nhà tìm hiểu SGK, các tài liệu tin học có tại thư viện, tài liệu mạng và cho biết tên - công dụng của các thiết bị máy tính có trong bảng sau. Thiết bị Tên TB- công dụng Thiết bị Tên TB- Công dụng Và khi giáo viên giới thiệu các thiết bị học sinh sẽ dễ hiểu và dễ phân biệt các thiết bị hơn vì các em đã có sự tìm hiểu từ trước về những thiết bị đó. Kết hợp một số trò chơi học tập nhằm tạo không khí học tập vui vẻ và thông qua đó củng cố kiến thức cho học sinh sau các bài lý thuyết (Có thể sử dụng phần mềm Violet là một phần mềm giúp tạo ra các trò chơi học tập rất hay như: Ô chữ, kéo thả chữ, ). Ví dụ: Bài “Trình bày trang tính và in”. Cuối giờ giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi “Giải ô chữ” nhằm củng cố kiến thức. Câu hỏi hàng dọc: Đây là thao tác xuất văn bản ra giấy? (Print) Câu hỏi hàng ngang: 1) Để điều chỉnh lề trên của trang văn bản em sẽ thay đổi thông số của ô nào trong hộp thoại Page Setup? (Top) 2) Để chọn hướng trang đứng, em chọn tùy chọn nào trong hộp thoại Page Setup? (Portrait) 3) Để đặt lề phải của trang văn bản em sẽ thay đổi thông số của ô nào trong hộp thoại Page Setup? (Right) 4) Để chọn hướng trang nằm ngang em chọn tùy chọn nào trong hộp thoại Page Setup? (Landscape) 5) Để đặt lề dưới cho trang văn bản em sẽ thay đổi thông số của ô nào trong hộp thoại Page Setup? (Bottom) b) Rèn kĩ năng thực hành của học sinh thông qua các giờ thực hành Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên phải xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết đặc biệt là chuột và bàn phím, vì đây là hai thiết bị cơ bản và rất quan khi thực hành. Ví dụ: Bài “Luyện tập chuột”. Khi giáo viên giới thiệu chuột máy tính, giáo viên vừa mô tả chuột máy tính vừa chỉ cho học sinh quan sát chuột máy tính có tại máy, giáo viên giới thiệu có mấy loại chuột máy tính và giáo viên có thể đặt các câu hỏi: Tại phòng máy chúng ta đang sử dụng loại chuột máy tính nào? Trên thân chuột có những phím nào? Chức năng của các phím đó? Tay đặt lên chuột như thế nào? Sau đó giáo viên thực hiện mẫu việc cầm chuột như thế nào là đúng, cách di chuyển chuột sao cho nhanh và chính xác, để học sinh quan sát và thực hiện theo. Tận dụng những phần mềm học tập để học sinh luyện tập các thao tác sử dụng chuột và bàn phím nhằm chuẩn bị tốt hơn cho các chương tiếp theo. Ví dụ: Bài “Học gõ mười ngón”. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tư thế ngồi đúng, cách đặt hai bàn tay lên bàn phím để luyện gõ phím nhanh bằng mười ngón. Giáo viên khi giới thiệu nên thực hiện mẫu cho học sinh quan sát sẽ giúp học sinh dễ hình dung thao tác và dễ thực hiện theo hơn. Tận dụng những phương tiện dạy học (máy chiếu, tranh ảnh,) áp dụng vào giờ dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết các thao tác, giúp cho buổi học thực hành hiệu quả hơn. Ví dụ: Bài “Định dạng văn bản”. Khi dạy bài này giáo viên có thể sử dụng máy chiếu để trình chiếu lên màn hình lớn các thao tác định dạng văn bản để học sinh quan sát được rõ ràng, đầy đủ và chính xác nhằm giúp học sinh dễ phân biệt các thao tác với nhau và từ đó sẽ thực hành tốt hơn trong giờ thực hành. Tăng cường rèn luyện kỹ năng thực hành ở nhà cho học sinh Ví dụ: Bài “Học gõ mười ngón”. Do đa số học sinh không có điều kiện trang bị máy tính ở nhà nên giáo viên có thể phóng to mô hình bàn phím máy tính ở SGK cho bằng kích thước bàn phím máy tính thật trong phòng máy và yêu cầu học sinh về nhà luyện tập cách đặt tay lên bàn phím, thao tác với các hàng phím bằng mười ngón tay nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng gõ bàn phím bằng mười ngón. Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm chéo bài của nhau (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành. Ví dụ: Bài “Văn bản đầu tiên của em”. Khi dạy bài này, đến cuối giờ giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ thực hành trên máy cùng soạn thảo một đoạn văn bản ngắn xem nhóm nào thực hành nhanh hơn, chính xác hơn. 4. Kết quả chuyển biến Khi áp dụng những biện pháp đã nêu ở trên kết quả học tập của HS tiến bộ hẳn, các em học tập hăng hái, tích cực hơn. Cụ thể tôi đã thực hiện khảo sát và thống kê thông qua các câu hỏi lý thuyết sau giờ học lý thuyết, các bài tập thực hành sau giờ thực hành, các bài kiểm tra 15 phút, các bài kiểm tra lý thuyết 1 tiết, các bài thực hành 1 tiết,cuối học kì 2 của học sinh khối 6 năm học 2009 – 2010 ở trường PTDT nội trú Ngân Sơn kết quả thu được là: Phần lý thuyết: Mức độ thông hiểu các khái niệm mới Sau khi thực hiện chuyên đề Số HS Tỷ lệ Hiểu đúng 40/42 95.2% Hiểu sai 2/42 4.8% Phần thực hành Mức độ thao tác Sau khi thực hiện chuyên đề Số HS Tỷ lệ Thao tác nhanh, đúng 13/42 31.0% Thao tác đúng 26/42 61.9% Thao tác chậm 3/42 7.1% Chưa biết thao tác 0/42 0% Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học lớp 6 đã trình bày ở trên giúp các em không những nắm vững các kiến thức mới cũng như các thao tác mới, mà còn giúp các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng hơn, So với khảo sát ở đầu năm học tỷ lệ học sinh hiểu đúng các khái niệm mới tăng lên rõ rệt (tăng 35.7 %), tỷ lệ học sinh còn hiểu sai kiến thức giảm xuống rất nhiều (giảm 35.7%), tỷ lệ học sinh thực hiện thao tác đúng và nhanh tăng lên (tăng 14.3 %), tỷ lệ học sinh thực hiện đúng thao tác tăng lên (tăng 14.3%), tỷ lệ học sinh thực hiện thao tác chậm giảm (giảm 16.7 %) và không còn học sinh không thực hiện được thao tác. IV/. TỔNG KẾT – KIẾN NGHỊ Tóm lược giải pháp Để giúp HS học tốt môn tin học 6 giáo viên cần Về phần lý thuyết Hướng dẫn lý thuyết nên thông qua các ví dụ thực tế cụ thể gần gũi với học sinh. Tận dụng tối đa các thiết bị, tranh ảnh, vào việc giảng dạy các kiến thức mới. Kết hợp việc học với các trò chơi học tập nhằm giúp học dễ tiếp thu kiến thức mới. Tăng cường khả năng tự học sáng tạo, tự tìm tòi kiến thức mới cho học sinh thông qua SGK, tạp chí, Về phần thực hành Giới thiệu rõ và hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác cơ bản đối với từng thiết bị nhằm giúp học sinh khỏi nhằm lẫn và thực hiện tốt hơn các thao tác. Tận dụng tối đa các phần mềm học tập trong chương trình giúp học rèn luyện kỹ năng thực hành thông qua các trò chơi và tạo cảm giác thoải mái trong học tập cho học sinh. Tận dụng những phương tiện dạy học (máy chiếu, tranh ảnh,) nhằm giúp học sinh phân biệt rõ ràng các thao tác thực hành tránh sự nhầm lẫn giữa các thao tác. Tăng cường rèn luyện kỹ năng thực hành ở nhà cho học sinh. Tạo sự thi đua học tập giữa các em học sinh. Phạm vi áp dụng Đề tài này được xây dựng có thể áp dụng vào các tiết dạy của môn tin học cho học sinh khối lớp 6 trường PTDT nội trú Ngân Sơn . Đồng thời cũng có thể áp dụng ở các trường THCS trong huyện Ngân Sơn cũng như các trường THCS ngoài huyện. Kiến nghị Thông qua đề tài này, tôi có một số kiến nghị sau: Về phía nhà trường: Tham mưu với các cấp quản lí của ngành và địa phương trang bị thêm máy vi tính, tranh ảnh, phương tiện (máy chiếu) để phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy môn tin học 6 và giúp việc học tập của các em được thuận lợi hơn. Về phía giáo viên: Không ngừng học tập, trao đổi kinh nghiệm, học tập thêm các phần mềm mới phục vụ việc giảng dạy được tốt hơn. Kiến nghị BGH trường tham mưu với phòng GD thường xuyên mở các lớp tập huấn các phần mềm mới hổ trợ việc giảng dạy môn tin học như phần mềm Violet, để hổ trợ tốt hơn việc giảng dạy môn tin học. Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhất mà bản thân tôi tự nghiên cứu và áp dụng trong quá trình giảng dạy nhằm giúp HS có thể học tốt hơn môn tin học 6 đồng thời là cơ sở, nền tảng tạo sự hứng thú học tập cho học sinh ở những năm tiếp theo, rất mong được sự đóng góp của hội đồng khoa học giáo dục và các anh chị đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn và qua đó làm cơ sở để giúp học sinh học tốt hơn môn tin học 6 trong những năm tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn! Ngân Sơn, ngày 02 tháng 5 năm 2010 Người thực hiện Trần Hữu Quyết

File đính kèm:

  • docDe tai Mot so bien phap giup hoc sinh hoc tot mon tin hoc 6.doc