A. Phần mở đầu.
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Nhiệm vụ của đề tài
V. Phạm vi nghiên cứu
VI. Phương pháp nghiên cứu
B. Nội dung nghiên cứu.
I. Cơ sở lý luận
II. Thực trạng
29 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiện: Một số biện pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Liên Đội - Chi Đội trong Trường TH Vĩnh Biên 1 để hoạt động phong trào đội tốt hơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bố lý do, giới thiệu đại biểu.
+ Sơ kết thi đua khen thưởng.
+ Phổ biến công tác mới, thảo luận góp ý.
+ Phụ trách dặn dò.
+ Trò chơi hái hoa dân chủ (tìm hiểu về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ).
+ Văn nghệ.
+ Bế mạc.
Cuối mỗi năm học, BCH liên Đội phải nghe đánh giá, sơ kết kết quả đạt được của chi Đội mình trong năm học... do vậy việc bồi dưỡng cách sơ tổng kết, đánh giá đúng với thực tế cho BCH liên - chi Đội là điều vô cùng quan trọng.
Việc tổng kết đánh giá kết quả đã giúp các em thấy được thành quả của chi Đội mình, đồng thời thấy được những thiếu sót để có những kinh nghiệm hoạt động tích cực hơn giúp phong trào của chi Đội phát triển mạnh hơn ở nhiệm kỳ sau.
* Đánh giá chung
Sau khi BCH liên - chi Đội được bồi dưỡng về kỹ năng công tác Đội, qua những hoạt động cụ thể, qua sự đánh giá kết quả của từng đợt được rút kinh nghiệm các em đã từng bước nâng cao khả năng điều hành hoạt động Đội, nhanh nhẹn hơn, chủ động hơn, có nhiều sáng tạo hơn, đặc biệt là có trách nhiệm, hoàn thành tốt công việc được giao giúp cho hoạt động của liên Đội ngày một phát triển.
Tôi đã điều tra hơn 800 Đội viên của liên Đội và thấy rằng 100% các em đã có ý thức thực hiện tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động Đội qua sự hướng dẫn, điều hành của BCH liên Đội và BCH chi Đội.
Trong năm học 2009 - 2010 vừa qua liên Đội Trường TH Vĩnh Biên 1 tiếp tục được xét là liên Đội mạnh cấp Tỉnh và đơn vị dẫn đầu cấp huyện, được TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng bằng khen.
C. Kết luận - kiến nghị
I. Kết luận
1. Hoạt động Đội là hoạt động chính trị xã hội đặc biệt dành cho thiếu niên, nhi đồng. Công tác bồi dưỡng BCH liên Đội – BCH chi Đội là một việc làm khoa học và sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn, bền bỉ, phải có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có điều kiện lao động hợp lý, thuận lợi. Đồng thời trong quá trình làm việc nên vừa trau dồi vừa tích luỹ kinh nghiệm để đóng góp khoa học trong công tác Đội. Hoạt động Đội là hoạt động của chính các em, vì vậy các em phải là những người tổ chức, điều hành hoạt động. Do vậy cần xây dựng một đội ngũ cán bộ Đội thật vững vàng.
Việc bồi dưỡng BCH chi Đội giúp các em thạo việc, biết tổ chức, quản lý hoạt động là yêu cầu cần thiết. Đặc biệt nó sẽ thúc đẩy phong trào thiếu nhi của các trường lên cao, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của Đội trong nhà trường là vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Bản thân các em trong BCH các chi Đội khi được bồi dưỡng các em ngày càng có thêm hiểu biết về Đội, thấm nhuần tư tưởng của Đảng đối với hoạt động Đội trong trường học, phát huy được tiềm năng sẵn có sự năng động, sáng tạo của các em. Qua đó các em thấy được vị trí của mình mà phấn đấu hết sức mình để góp phần thúc đẩy hoạt động Đội được lên cao. Đồng thời các em cũng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về phương pháp chỉ huy, quản lý điều hành công việc của một cán bộ Đội, giúp các em sau này sẽ có một vị trí ở những tầm cao hơn phục vụ cho lợi ích của Tổ quốc.
Mặt khác qua quá trình bồi dưỡng, người Tổng phụ trách cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và bồi dưỡng BCH liên - chi Đội. Đồng thời cũng tìm ra được một cách khoa học nhất phương pháp bồi dưỡng cán bộ Đội, tiếp thu được những phương pháp mới, cách quản lý mới trong công tác bồi dưỡng BCH liên - chi Đội.
2. Qua thực tế của việc bồi dưỡng BCH liên - chi Đội và kết quả của hoạt động Đội ở cơ sở, tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm là:
- Muốn có một BCH chi Đội có năng lực trước tiên phải lựa chọn thật tốt đội ngũ BCH chi Đội. Có như vậy mới tìm ra được người tài giỏi, có năng lực làm cánh tay đắc lực cho Tổng phụ trách, điều hành tốt các hoạt động của Đội.
- Phải luôn luôn bồi dưỡng thường xuyên kỹ năng công tác cho cán bộ Đội, phải theo dõi thường xuyên để đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm phần làm được và chưa làm được để không ngừng cải tiến đổi mới, làm cho phong trào Đội ngày càng phát triển hơn.
- Đây là một việc vô cùng cần thiết và quan trọng, giúp cho phong trào Đội được nâng cao về mọi mặt.
- Người Tổng phụ trách ngay từ đầu năm học phải có một chương trình thật cụ thể, chi tiết trong việc điều hành các hoạt động Đội. Với mỗi hoạt động lớn phải có kế hoạch phân công cụ thể nhiệm vụ cho các BCH liên - chi Đội. Nhiệm vụ này phải phù hợp với khả năng để phát huy được các tố chất, tài năng tiềm ẩn của các em.
Qua việc nhìn nhận đánh giá kết quả của các hoạt động trong nhà trường, tôi nhận thấy rằng nhờ hoạt động Đội mà phong trào học tập ngày càng lên cao, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục.
II. Kiến nghị
Qua thực tế hoạt động của liên Đội. Tôi xin có một số kiến nghị sau:
1. Đối với trường Đội - nơi bồi dưỡng cán bộ Đội: Nên có tài liệu hướng dẫn cho công tác bồi dưỡng thường xuyên, phù hợp với điều kiện thời gian và thực tế tại các cơ sở.
2. Đối với Hội đồng Đội các cấp cần phải phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục, mở lớp đào tạo và hướng dẫn BCH liên - chi Đội có tính chất quy mô, tạo điều kiện giúp đỡ, nâng cao nghiệp vụ cho Tổng phụ trách. Đồng thời nên tổ chức các cuộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các Tổng phụ trách của các Huyện để Tổng phụ trách có điều kiện học hỏi và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.
Trên đây là một số kết quả đạt được cũng như chưa đạt được của tôi trong quá trình bồi dưỡng xây dựng BCH liên - chi Đội trong trường học. Tôi sẽ cố gắng hơn nữa trong việc bồi dưỡng để đạt được kết quả cao hơn.
Và tôi cũng mong sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy, các cô, các bạn đồng nghiệp để có thể làm tốt hơn nữa trong việc thúc đẩy phong trào Đội ngày càng phát triển.
Vĩnh Biên 1, ngày 10 tháng 4 năm 2009
Người thực hiện
Lê Thanh Hải
Tài liệu tham khảo
1. Người phụ trách thiếu nhi cần biết.
(NXB Thanh niên Hà Nội - 2001).
2. Hành trang người phụ trách thiếu nhi.
(Trường Cán bộ Đội Thành phố - NXB Hà Nội 1997).
3. Hành trang chi Đội trưởng.
(Trường Cán bộ Đội Thành phố - NXB Hà Nội 1993).
4. Công tác Đội TNTP và Nhi đồng Hồ Chí Minh.
(Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I - 1995).
5. Sổ tay phụ trách đội
(NXB Kim Đồng 55 Quang Trung – Hà Nội - 2007)
6. Sổ tay phụ trách sao
(NXB Kim Đồng 55 Quang Trung – Hà Nội - 2007)
7. Cẩm nang phụ trách đội
(NXB Thanh Niên. 36 Phạm Hồng Thái. TP Huế 2007)
8. Sổ tay liên đội trưởng – chi đội trưởng
(NXB Trẻ. 161B Lý chính Thắng -Q3 . TP Hồ Chí Minh 2005)
9. Ngân hàng trò chơi thanh thiếu niên.
(NXB Thanh Niên. 62 Bà Triệu – Hà Nội. 2009)
10. Sách truyện, nhạc tại tủ sách hoạt động đội của liên đội.
11. Sách giáo khoa các môn học .
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP TRƯỜNG
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- SKKN.doc