1) Thực trạng ban đầu:
- Phương pháp trao đổi đàm thoại là đặc trưng của hộ môn lịch sử. Nhiều giáo viên vận dụng phương pháp này đã đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Tuy nhiên do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, việc vận dụng phương pháp này trong dạy học lịch sử còn nhiền hạn chế, phương pháp dạy học truyền thống vẫn còn phổ biến. Trong giảng dạy, giáo viên còn nặng về thuyết giảng, việc vận dụng phương pháp mới vào giảng dạy chưa được áp dụng triệt để.
- Cách học của học sinh phụ thuộc nhiều vào cách dạy của Thầy(cơ). Học sinh học thường chỉ là học đối phó, học để lấy điểm. Cách học thuộc lòng vẫn thường thấy ở tất cả các cấp học nhất là đối với các bộ môn xã hội. Có học sinh lớp 8 khi lên bảng còn nói “Thầy nhắc em chữ đầu”.
- Phương pháp trao đổi đàm thoại có tính hấp dẫn đối với học sinh và cả giáo viên nhưng việc áp dụng nó trong dạy học lại nảy sinh những khó khăn. Đó là phải giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức kh lớn với quỹ thời gian có hạn trong một tiết học. Có không ít giáo viên bị “cháy” giáo án.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học ở nh trường phổ thông còn thiếu, số hiện có thì đang “xuống cấp”. Việc làm đồ dùng dạy học, sưu tầm tài liệu tuy có được tiến hành ở tất cả các trường nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Phương pháp trao đổi đàm thoại trong dạy học lịch sử phụ thuộc nhiều vào thiết lập hệ thống câu hỏi. Câu hỏi đặt ra chỉ để học sinh trả lời hoặc là đọc theo sách giáo khoa thì đó chưa phải dạy học theo phương pháp mới. Điều này đòi hỏi giáo viên phải am hiểu về các phương pháp dạy học và phải có sự đầu tư trong việc biên soạn giáo án.
- Đồ dùng trực quan cũng là phương tiện quan trọng trong dạy học lịch sử. Đa số giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan v biến nó trở thành cầu nối giữa quá khứ với hiện tại. Tuy nhiên, cũng có những giáo viên còn hạn chế trong việc sử dụng đồ dùng trực quan, có khi còn làm cho học sinh hiểu sai lệch về lịch sử.
* Với những thực trạng nêu trên đã làm hạn chế việc áp dụng phương pháp mới và hạn chế chất lượng dạy học.
12 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp trao đổi đàm thoại trong dạy học lịch sử “lấy học sinh làm trung tâm” - Trần Minh Đăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học sinh.
- Dạy học là quá trình thống nhất giữa giảng dạy và học tập. Do đó sự chuyển biến trong cách học của các em sẽ có tác dụng tích cực đến phương pháp dạy học của người thầy, là nguồn động viên khích lệ giáo viên phát huy sáng tạo trong dạy học.
- Như vậy phương pháp trao đổi đàm thoại trong dạy học lịch sử có tác dụng tích cực thúc đẩy mối quan hệ qua lại trong DẠY - HỌC. Từ đó chất lượng giáo dục được nâng lên.
4) Quá trình kiểm nghiệm.
* Kết quả kiểm nghiệm:
Trước đây do quen với phương pháp dạy học truyền thống nên giáo viên chỉ nặng về thuyết giảng, tiết học như thế sẽ trở nên nặng nề với cả thầy và trò, khả năng vận dụng kiến thức vào bài tập bị hạn chế.
Việc vận dụng phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” trong đó có phương pháp trao đổi đàm thoại đã làm thay đổi cách dạy của thầy và cách học của trò. Với phương pháp dạy học này học sinh hứng thú trong học tập, biết phân tích, đánh giá và lý giải các hiện tượng lịch sử.
Để củng cố và kiểm nghiệm lại phương pháp dạy học mới này, qua mỗi tiết dạy tôi đều tự rút kinh nghiệm để vận dụng phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ở lớp có học sinh khá giỏi, câu hỏi giáo viên đưa ra học sinh trả lời được. Nhưng cũng cùng một nội dung, cùng một câu hỏi, một số lớp khác các em không trả lời được, lúc đó tôi phải dùng các câu hỏi phụ (gợi mở) để hướng dẫn các em.
Như thế từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn dạy học hoc thấy phương pháp trao đổi đàm thoại trong dạy học lịch sử đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
* Phạm vi áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm
Là thành viên Hội đồng bộ môn lịch sử, tôi được phân công phụ trách cụm Thoại Ngọc Hầu, tôi đã đem những kinh nghiệm của mình trao đổi với đồng nghiệp để thiết kế bài giảng trong các đợt thao giảng Hội đồng bộ môn (ở TP. Long Xuyên, Châu Thành, Thoại Sơn) tôi thấy kết quả rất khả quan. Từ thực tiễn đó tôi nhận thấy học sinh ở thành thị hay nông thôn tuy mức độ tiếp thu kiến thức có khác nhau, nhưng các em ở cùng độ tuổi đều có chung tâm lý và có chung ham muốn tìm tòi khám phá. Do vậy tôi mong muốn những kinh nghiệm trong việc vận dụng phương pháp trao đổi đàm thoại này sẽ được các bạn đồng nghiệp tham khảo.
* Nguyên nhân thành công và tồn tại
Nguyên nhân thành công
Nguyên nhân khách quan:
Chủ trương đổi mới giáo dục của Đảng và sự triển khai trong toàn ngành của Bộ GD - ĐT về phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” đã định hướng cho giáo viên cải tiến phương pháp giảng dạy, trong đó có phương pháp trao đổi đàm thoại trong dạy học lịch sử?
- Sở GD - ĐT An Giang đã tổ chức các buổi tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy làm cơ sở để giáo viên thực hiện phương pháp dạy học mới.
- Sự quan tâm chỉ đạo kịp thời về chuyên môn của Ban Giám Hiệu trong việc lập kế hoạch, tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc giảng dạy.
- Các tài liệu trong việc dạy và học hiện nay rất phong phú tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong Dạy - Học.
- Tâm lý học sinh có nhu cầu tìm tòi khám phá trong học tập.
- Sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sự khích lệ của học sinh sau mỗi tiết dạy là nguồn động viên to lớn giúp tôi thành công trong việc vận dụng phương pháp mới vào bài giảng.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Bản thân nhận thức đúng đắn về mục tiêu dạy học và đặc trưng bộ môn.
- Bản thân tích cực tìm tòi sáng tạo để vận dụng phương pháp dạy học mới đạt hiệu quả và tích cực sưu tầm tài liệu phục vụ cho giảng dạy.
- Bản thân thường xuyên tự rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy để phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Bản thân tích cực dự giờ thăm lớp ở nhiều khối lớp và nhiều địa bàn khác nhau (thị xã, huyện, nông thôn) qua đó học hỏi được nhiều kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp để bổ sung kiến thức và nâng cao tay nghề cho bản thân.
* Những tồn tại hiện nay trong việc vận dụng phương pháp dạy học mới.
Ngoài những tồn tại nảy sinh tôi đã trình bày ở phần trên (phần kết quả), trong đó tôi đã trình bày các biện pháp khắc phục, nhưng một số biện pháp khắc phục đó chỉ mang tính chất tình thế, chưa phải là giải pháp cho toàn ngành (ví dụ như giải pháp cho sự thiếu và “xuống cấp” của đồ dùng dạy học). Trong phần này tôi xin nêu những tồn tại như sau:
- Chương trình sách giáo khoa tuy đã có cải cách nhưng vẫn còn nặng nề.
- Các phương tiện phục vụ cho dạy và học còn thiếu và “xuống cấp” như đã trình bày ở trên, ít nhiều ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy.
- Phân phối chương trình hiện hành (ở bộ môn lịch sử) chưa thật hợp lý, tiết ôn tập, thực hành còn ít.
- Mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức và quỹ thời gian hạn chế trong một tiết dạy nên thói quen dạy và học theo phương pháp truyền thống vẫn còn phổ biến.
* Từ những thành công và tồn tại trên đây tôi nhận thấy phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm’ trong đó có phương pháp trao đổi đàm thoại là yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới giáo dục. Phương pháp này đòi hỏi phải có sự trao đổi mới đồng bộ cả về phương pháp lẫn điều kiện dạy và học, đổi mới cả về chương trình SGK và chế độ thi cử.
* Bài học kinh nghiệm.
Từ thực tiễn thành công trong việc vận dụng phương pháp trao đổi đàm thoại trong dạy học lịch sử “lấy học sinh làm trung tâm”, tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây:
1) Cái cốt yếu nhất của phương pháp trao đổi đàm thoại là câu hỏi. Câu hỏi phải rõ ràng trong sáng, nêu được vấn đề đặt ra. Câu hỏi phải mang tính chất bài tập nhận thức. Câu hỏi cần đi từ điều đã “biết” đến những điều tương tự rồi đến những điều trước kia “tưởng là không thể biết được”. Đồng thời câu hỏi phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh. Câu hỏi cũng không nên quá dễ để học sinh chỉ cần trả lời đúng hay sai, có hay không. Song câu hỏi cũng không nên quá khó có tính chất đánh đố học sinh. Nếu như vậy chúng ta sẽ chẳng đem lại kết quả gì cả, giáo viên hỏi rồi lại tự trả lời.
2) Phương pháp trao đổi đàm thoại không nhất thiết phải kéo dài trong cả tiết học.
Có thể tổ chức trao đổi đàm thoại ở một đoạn nào đó của bài học, những đoạn khác được dạy theo phương pháp khác.
3) Phương pháp trao đổi đàm thoại trong dạy học lịch sử là phương pháp hỗ trợ cho kiểu dạy học nêu vấn đề. Do vậy trước khi tổ chức trao đổi đàm thoại phải được mở đầu bằng việc nêu vấn đề.
4) Giáo viên phải thành thạo trong kỹ năng sử dụng các loại đồ dùng dạy học, phải có sự đầu tư sưu tầm tài liệu, phải rèn luyện cách lập luận chặt chẽ và có vốn kiến thức về các bộ môn như: văn, giáo dục công văn, địa lý và cả toán, lý nữa.
5) Phải cấu trúc bài học một cách khoa học, sử dụng hợp lý các phương pháp trong bài giảng để vừa đảm bảo kiến thức cơ bản và khắc sâu kiến thức trọng tâm mà bài giảng vẫn đem lại sự hấp dẫn học sinh qua phương pháp trao đổi đàm thoại.
6) Trong quá trình trao đổi đàm thọai cần động viên kịp thời các ý kiến hay (có thể bằng điểm số hoặc lời khen ngợi), nhưng đồng thời không được phê phán , chỉ trích những ý kiến chưa đúng, thậm chí có thể trái với chân lý. Làm như vậy là xúc phạm tự do của các em.
7) Cần ghi lại những vấn đề nảy sinh trong quá trình trao đổi đàm thoại để kịp thời bổ sung, điều chỉnh về phương pháp.
8) Tích cực thăm lớp dự giờ để học hỏi đồng nghiệp rút kinh nghiệm cho bản thân.
III. KẾT LUẬN
Thực hiện việc dạy học lịch sử “lấy học sinh làm trung tâm”, trong đó có phương pháp trao đổi đàm thoại, thực chất là tích cực hóa người học, kích thích hành động nhận thức độc lập của học sinh, đồng thời rèn luyện giáo viên kỷ năng nghiệp vụ, thực hành để nâng cao chất lượng Dạy - Học.
Phương pháp trao đổi đàm thoại trong dạy học lịch sử là biện pháp đánh thức tiềm năng có sẵn trong tâm hồn các em, kích thích tính tò mò, sự ham hiểu biết của học sinh, rèn luyện các kỹ năng tư duy, giao tiếp, kỹ năng phân tích, so sánh, liên hệ, nhận biết bản chất lịch sử. Qua đó góp phần hình thành nhân cách của các em.
Việc vận dụng tốt phương pháp trao đổi đàm thoại trong dạy học lịch sử góp phần cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học, qua đó góp phần tạo cơ sở giúp các cấp quản lý quy hoạch đội ngũ, xây dựng các tiêu chí về chuyên môn, về sư phạm trong thanh tra, kiểm tra đánh giá tay nghề giáo viên.
Để vận dụng phương pháp trao đổi đàm thoại trong dạy học lịch sử đạt hiệu quả cao, cần có sự đổi mới đồng bộ về nội dung, chương trình sách giáo khoa, về điều kiện phục vụ cho dạy và học, về chế độ thi cử và quan trọng hơn là đổi mới về nhận thức trong cách dạy và cách học của thầy và trò.
Có nhiều phương pháp để đạt mục đích dạy học lịch sử “Lấy học sinh làm trung tâm”. Hướng tới tôi sẽ nghiên cứu đề tài “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa trong dạy học lịch sử”.
File đính kèm:
- SKKN SU HAY DAT GIAI(1).doc