Trong trường phổ thông, môn Sử với nhiệm vụ chính trị, giáo dục là vũ khí sắc bén phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng, với đặc trưng thông qua số liệu, sự kiện và bối cảnh lịch sử hình thành lòng yêu nước, yêu nhân dân, tự hào dân tộc, biết ơn các vị anh hùng Là một môn học gắn liền, có liên quan mật thiết với văn học: Có khả năng và nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng to lớn nhằm phát triển con người học sinh toàn diện về kiến thức, về thế giới quan, nhân sinh quan, đạo đức tư tưởng, tình cảm cũng như về năng lực tư duy và ngôn ngữ.
Nhìn lại chặng đường đã qua, chúng ta có trên nửa thế kỷ xây dựng khoa học giảng dạy môn lịch sử trong nhà trường cách mạng. Chặng đường đi cho một môn khoa học như vậy không thể quá ngắn ngủi, nhất là trong thời đại khoa học đang phát triển với nhịp độ như hiện nay. Đội ngũ giáo viên Văn – Sử, Văn – Sử – Địa ngày một đông. Cơ sở vật chất, tư liệu giảng dạy, điều kiện dạy và học ngày một tốt hơn.
Thành tựu nghiên cứu các khoa học liên quan như tâm lý học, xã hội học, khảo cổ học, bảo tàng, tin học, phong phú hơn nhiều. Đời sống văn hoá – nghệ thuật của xã hội với những phương tiện thông tin hiện đại ngày càng phát triển. Thế nhưng, việc dạy và học môn Lịch Sử trong nhà trường vẫn chưa đem lại những kết quả mong muốn, việc áp dụng phương pháp mới (loại bỏ phương pháp dạy truyền thống) còn nhiều tranh cãi.
15 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Vài suy nghĩ về phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” - Nguyễn Văn Nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lại?
Việc hướng dẫn học sinh sử dụng SGK có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình phát huy năng lực tư duy độc lập. Đối với một số kết luận có tính khái quát của SGK, cần giúp học sinh tài liệu kiến thức cũ, tìm ra mối liên hệ logic bản chất của sự kiện Lịch Sử .
Chẳng hạn, câu hỏi SGK sử 8 tập II trang 60 hỏi: Những khó khăn của quân Pháp sau khi chiếm thành Gia Định để đánh chiếm nhiều nơi khác? Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để học sinh hiểu rằng, điều thường thấy ở các cuộc chiến tranh phi nghĩa kẻ xâm lược thường quyết định tấn công đối phương bằng chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” để sớm kết thúc chiến tranh. Cuộc tấn công của liên quân Pháp – Tây Ban Nha ở Cảng biển Đà Nẵng cũng diễn ra như vậy song bị thất bại, chúng buộc phải chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài (ngoài ý muốn). Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, việc chuyển đổi kế hoạch tấn công của Pháp là phù hợp, trên thực tế có hiệu quả, do vậy chúng tiếp tục thực hiện chủ trương như sách đã nêu – còn phía triều đình thì muốn cứu vãn quyền lợi giai cấp đã phản bội quyền lợi dân tộc, ký hiệp ước 5-6-1862 với những điều khoản nặng nề.
Từ những sự kiện, hiện tượng Lịch Sử được trình bày trong SGK, cần phải hệ thống hoá hoặc phân loại sự kiện để học sinh dễ nhớ. Trên cơ sở đó ta nêu những tình huống có vấn đề cuốn hút sự chú ý theo dõi, kích thích tư duy sáng tạo của học sinh.
Ví dụ bài 12: “Phong trào chống Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX”, giáo viên không dừng lại ở việc phân loại các lực lượng tham gia đấu tranh chống Pháp (quân sĩ triều đình, quần chúng nhân dân tự động, hay đấu tranh của các nho sĩ,) mà phải giúp học sinh lý giải các vấn đề: “Vì sao các lực lượng yêu nước lúc bấy giờ đều chĩa mũi nhọn đấu tranh vào thực dân Pháp?”; “Mục đích các cuộc đấu tranh của họ có gì giống nhau và khác nhau?”; “Tại sao trong buổi đầu các tầng lớp nhân dân đều chống Pháp để bảo vệ cuộc sống hoà bình trong một quốc gia phong kiến có tôi hiền, vua giỏi, nhưng sau đó có những cuộc đấu tranh vì những nguyên do khác?” Vấn đề phản công của phái Kháng Chiến tại kinh thành Huế (7-1885), giáo viên làm cho học sinh thấy rõ sự phản kháng hoà ước phi lý 1884 của triều đình (do Tôn Thất Thuyết lãnh đạo) hay cuộc nổi dậy của nghĩa quân Yên Thế trước hết là hành động tự vệ bảo tồn quyền lợi của học trong phạm vi hẹp ở một địa phương cụ thể.v.v..
¯VỀ BÀI TẬP LỊCH SỬ:
Nếu được chuẩn bị chu đáo sẽ giúp học sinh phát huy tối đa tính tích cực, chủ động trong lĩnh hội tri thức. Không quan niệm đơn giản bài tập Lịch Sử chỉ là việc trả lời câu hỏi của SGK, hay thực hành về các bản đồ, biểu đồ, lập các niên biểu,bảng thống kê so sánh, Cần chú ý các loại bài tập Lịch Sử có ý nghĩa nhận thức khái quát, tổng hợp từ những tri thức ở các bài học cụ thể. Việc học sinh tiếp xúc với nhiều nguồn tư liệu để làm bài tập Lịch Sử sẽ giúp các em bước đầu làm quen phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là rèn luyện phong cách tự học, kỹ năng diễn đạt (viết, nói)
Ví dụ: Để học sinh tìm hiểu tính chất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta nửa sau thế kỷ XIX, trước hết gợi ý để các em nắm được những căn cứ để xét tính chất của một phong trào đấu tranh bao gồm: Mục tiêu đấu tranh, nội dung của phong trào, lực lượng tham gia, thành phần lãnh đạo, đặc biệt là tư tưởng chi phối phong trào đó Gợi ý đó giúp các em có thể tự lựa chọn tài liệu để minh chứng, luận giải cho tính chất của phong trào đấu tranh trong thời kỳ này. Giáo viên cũng có thể ra bài tập để học sinh tập đánh giá một số những nhân vật lịch sử tiêu biểu như Tôn Thất Thuyêt, Nguyễn Trung Trực. Tuy nhiên, cần lưu ý theo dõi để điều chỉnh, bổ sung hoặc sửa chữa những nhận thức chưa chính xác, chưa đầy đủ trong bài tập của học sinh.
II.THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP, MỘT SỐ KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT:
1.Thực trạng áp dụng phương pháp:
Riêng bản thân tôi từ khi ra trường đến nay, được Ban Giám Hiệu nhà trường phân công dạy Lịch Sử các khối. Đặc biệt hai năm (2007) và (2008) dạy sử khối 6,8 đây là một điều kiện tốt để bản thân học hỏi, rút kinh nghiệm đồng nghiệp. Riêng phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm” ở môn Lịch Sử bản thân rất tâm huyết tìm cách thực hiện trong 2 năm học trên. Kết quả đạt được có thể chấp nhận được. Nhưng tôi thấy còn một số khó khăn và thuận lợi khi áp dụng phương pháp mới:
*Khó khăn:
-Trường thiếu trang thiết bị để phục vụ giảng dạy, giáo viên đào tạo bài bản còn thiếu.
-Học sinh lười đọc tài liệu, học bài.
Vấn đề đầu mối quyết định sự thành công của một giờ học Lịch Sử , đó là sự hứng thú học tập của học sinh. Thái độ lạnh lùng, thờ ơ của học sinh trong một giờ học Lịch Sử là đáng lo ngại. Đáng lo ngại vì những gì cao đẹp, tự hào dân tộc môn Sử chưa làm cho các em xúc động. Tâm hồn các em còn hờ hững thì làm sao giờ học sử có thể tạo nên những chấn động tình cảm sâu sắc.
Như chúng ta đã biết, quá trình dạy và học là quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh trong từng tiết học mà phương pháp tiến bộ hiện nay là phải đảm bảo “Thầy chủ đạo, Trò chủ động”. Điều này nói lên tính chất quyết định hiệu quả dạy và học của chủ thể truyền đạt. Thực tế tình hình đội ngũ giáo viên dạy sử của trường cho chúng ta thấy đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng bộ môn chưa đạt kết quả mỹ mãn.
Mặt khác, chúng ta cũng thấy, nghề dạy học là nghề mang tính chất độc lập khác đậm nét trong việc nhà giáo tự mình quyết định các biện pháp giảng dạy và giáo dục, quyết định thái độ công tác, vì vậy có thể xảy ra hiện tượng tự do, thiếu trách nhiệm như giảng bài theo lối đọc sách giáo khoa, áp đặt, thầy quyết định, trò là cái máy nghe cùng với những căn bệnh cố hữu của một số giáo viên (dài dòng, lê thê, thao thao bất tuyệt) thì dạy bộ môn Sử, hiện tượng trên dễ nảy sinh và phát triển.
-Về chương trình, tài liệu giáo khoa, phương pháp dạy học, hình thành tổ chức dạy học, thiết bị dạy học, kiểm tra và đánh giá đối với trường Vĩnh Mỹ B còn nhiều chỗ chưa có điều kiện thực hiện được.
*Thuận lợi:
-Học sinh là học sinh tuyến lộ, làm con em cán bộ nhiều.
-Nhà trường thường động viên, quan tâm đến giáo viên. Tạo mọi điều kiện để giáo viên trao đổi, dự giờ, thăm lớp lẫn nhau. Đặc biệt là “hội giảng” theo quy định.
2. Một số kết luận và đề xuất:
-Theo “Bách khoa toàn thư khoa học giáo dục”, phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” có nhiều ưu điểm: ưu điểm nổi bật của quan niệm nói trên là tạo ra mối quan hệ xã hội dân chủ theo phong cách hiện đại trong nhà trường, tạo ra những thái độ tích cực đối với việc học tập và đối tượng học tập (( )Theo PTS Nguyễn Hữu Chí – Viện KHGD
).
-Mặt khác, chúng ta cũng thấy, điểm cốt lõi của dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” là thay đổi mối tương tác thầy – trò, tạo ra cho học sinh hứng thú, thói quen, năng lực tự hình thành cho mình kiến thức, kỹ năng. Muốn vậy, cần phải thiết kế và tiến hành những tác động sư phạm tinh tế, thích hợp, có hiệu quả với từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng cụ thể. Do đó, dạy học “ lấy học sinh làm trung tâm” đòi hỏi yêu cầu rất cao đối với người giáo viên về trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, về khả năng sáng tạo, khả năng cảm hoá, sự tinh tế, nhạy cảm
III. KẾT LUẬN:
Nhìn vào kết quả học tập môn Lịch Sử khối 8 năm rồi (2006-2007) học kỳ I năm nay (2007-2008) bản thân tôi thấy dạy học sử theo phương pháp “lấy học sinh làm trung tâm” có điểm mạnh của nó. Kết quả khá, giỏi của hai năm là gần bằng nhau 95,6%. Vậy đây là phương pháp khả thi.
Qua một vài ý kiến nêu trên tôi thấy việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch Sử trong nhà trường theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm” đòi hỏi những kỹ năng sư phạm sáng tạo và nhuần nhuyễn của người thầy. “Lấy học sinh làm trung tâm” chẳng những không hề làm lu mờ vị trí của người dạy, trái lại càng đặt ra những yêu cầu cao đối với công việc của người thầy, chỉ có tri thức khoa học, trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tình cảm và trách nhiệm nghề nghiệp mới giúp giáo viên dạy môn Lịch Sử hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Vĩnh Mỹ B, ngày 25 tháng 03 năm 2008
Người viết sáng kiến
Nguyễn Văn Nhỏ
*¯THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Theo PTS Nguyễn Hữu Chí – Viện KHGD
Nhiều tác giả – Viện nghiên cứu giáo dục.
Trích dẫn sách giáo khoa – sử tập II trang 67
Tài liệu hướng dẫn thay sách sử – GDCD, năm 1991
Trích dẫn Sách giáo khoa – Sử 8 tập II trang 12
Xem G Sư Đinh Xuân Lâm, trong: Đổi mới việc dạy, học Lịch Sử “Lấy học sinh làm trung tâm” ĐHQG Hà Nội,1996
Xem: Việt Sử giai thoại – Nguyễn Khắc Thuần tập 8-NXBGD
Xem: Nguyễn Ngọc Cơ, trong: Những vấn đề của nội dung Lịch Sử lớp 11- CCGD, 1991
Xem GS Đinh Xuân Lâm – ĐHQG Hà Nội, 1996
Theo PTS Nguyễn Hữu Chí – Viện KHGD
File đính kèm:
- SKKN Phuong phap day hoc lay hoc sinh lam trung tam.doc