Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng trò chơi đường lên đỉnh olympia khi dạy các tiết bài tập- Ôn tập Sinh học 10 cơ bản

Thế kỉ 21 là thế kỉ của công nghệ sinh học, tuy nhiên trong các trường THPT đa số suy nghĩ của học sinh lại xem môn sinh học là môn phụ. Vì vậy việc tạo hứng thú cho học sinh đó là trách nhiệm của mỗi giáo viên sinh học.

 Đối với môn sinh học 10 trong phân phối chương trình có các tiết bài tập- ôn tập, mục đích để cũng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài tập cho học sinh. Đây là những tiết học rất bổ ích, tuy nhiên khi dạy tôi nhận thấy học trò thường không chú ý vào các tiết học này dù tôi cũng đã thay đổi các phương pháp lên lớp khác nhau như: Thuyết trình, hỏi đáp, hoạt động nhóm.

Tôi nhận thấy đa số học sinh không ham mê môn học ngay cả việc đọc sách giáo khoa nhưng lại rất thích hoạt động trò chơi kết hợp trong môn học,tôi tự nghĩ tại sao mình không đưa trò chơi vào trong tiết học, biết đâu đó sẽ khơi dậy được tinh thần học tập của các em.

Tham khảo giáo án các đồng nghiệp, các trò chơi đang được các em quan tâm tôi quyết định thử nghiệm các bài “ Đố vui để học” dựa theo phiên bản đường lên đỉnh olympia vào tiết học và tôi cảm thấy học sinh rất hứng thú với kiểu học này.

Từ những lý do trên tôi xin trao đổi một vài kinh nghiệm qua đề tài: “ Ứng dụng trò chơi đường lên đỉnh Olympia khi dạy các tiết bài tập- ôn tập môn sinh học 10 cơ bản”

 

doc20 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng trò chơi đường lên đỉnh olympia khi dạy các tiết bài tập- Ôn tập Sinh học 10 cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và bài 13,14 trong chương chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào 2. Kĩ năng: - Hoạt động nhóm - Làm bài tập trắc nghiệm 3.Thái độ: - Yêu thích môn học II.PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm Hỏi đáp- tái hiện III. TRỌNG TÂM: Chương cấu trúc của tế bào IV. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Giáo án soạn trên phần mềm powerPoint Nội dung cần ôn tập 2.Học sinh Bảng nhỏ để chọn đáp án trắc nghiệm Cử ra nhóm trưởng Nghiên cứu lại kiến thức các bài đã học IV. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP 1.Ổn định ( 1 phút) Quy định thứ tự các nhóm- đặt tên cho nhóm 2.Kiểm tra bài cũ: ( bỏ qua) 3.Bài mới: * Mở bài: ( 2 phút) GV đặt vấn đề: Để chuẩn bị cho tiết học sau là kiểm tra học kì 1, hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại 1 số kiến thức nhằm chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra. Khác với các tiết học trước, ở tiết học này chúng ta sẽ cùng nhau tham gia trò chơi “Đường lên đỉnh Olympia lớp 10C1” - Ở tiết học trước chúng ta đã phân công 4 nhóm, nhóm trưởng và đặt tên cho các nhóm Quy định luật chơi: Phần thi chia ra 4 chặng : Phần khởi động, Vượt chướng ngại vật, Tăng tốc, Về đích. Đội giành số điểm cao nhất được cộng điểm thưởng 2 điểm, về nhì 1 điểm, về ba 0,5 điểm. Đội nào có số điểm âm sẽ bị phạt là trừ 1 điểm. Hoạt động 1: PHẦN THI KHỞI ĐỘNG ( 18 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung -Quy định luật chơi của phần thi khởi động - Yêu cầu các đội chọn gói câu hỏi. Chiếu các slide nằm trong gói câu hỏi đó - Cộng điểm khi nhóm trả lời đúng -Trừ điểm khi nhóm trả lời sai - Gv hỏi thêm các câu hỏi để học sinh giải thích lí do chọn đáp án ( cho điểm cộng khuyến khích HS) - Tổng kết điểm phần 1 - HS lắng nghe - Các đội chọn gói câu hỏi,suy nghĩ trả lời. Các đội còn lại quan sát, nhanh tay trả lời khi đội bạn bị sai. I. Phần khởi động ( Nội dung Slide 4 đến slide 23) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Phần khởi động Cộng Hoạt động 2: PHẦN THI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT( 6 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung -Quy định luật chơi của phần thi vượt chướng ngại vật - Yêu cầu các đội chọn từ hàng ngang. Chiếu các slide nằm trong từ hàng ngang - Cộng điểm khi nhóm trả lời đúng -Trừ điểm khi nhóm trả lời sai - Tổng kết điểm phần 2 - HS lắng nghe - Các đội chọn các hàng ngang, suy nghĩ trả lời. - Suy nghĩ để đưa ra từ chìa khoá II. Phần vượt chướng ngại vật ( Nội dung slide 25) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Phần VCNV Cộng Hoạt động 3: PHẦN THI TĂNG TỐC (6 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung -Quy định luật chơi của phần thi tăng tốc. - Yêu cầu học sinh các nhóm trả lời nhanh 4 câu hỏi để đoán ra hình - Cộng điểm khi nhóm trả lời đúng -Trừ điểm khi nhóm trả lời sai - Tổng kết điểm phần 3 - HS lắng nghe - Các đội trả lời nhanh câu hỏi để giành quyền mở hình III. Phần tăng tốc ( Nội dung slide 27) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Phần tăng tốc Cộng Hoạt động 4: PHẦN THI VỀ ĐÍCH ( 6 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung -Quy định luật chơi của phần thi về đích - Yêu cầu các đội trả lời các câu hỏi. Chiếu các slide nằm trong gói câu hỏi đó - Cộng điểm khi nhóm trả lời đúng -Trừ điểm khi nhóm trả lời sai - Tổng kết điểm phần 4 - HS lắng nghe - Các đội trả lời các gói câu hỏi,suy nghĩ trả lời. Các đội còn lại quan sát. Nhanh tay trả lời khi đội bạn bị sai. IV. Phần về đích (Nội dung slide 29-32) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Phần về đích Cộng 4.Củng cố( 5phút): Tổng kết lại điểm của các đội Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Phần khởi động Cộng Phần vượt chướng ngại vật Cộng Phần tăng tốc Cộng Phần về đích Cộng Tổng cộng Phát phiếu nội dung cần ôn tập cho các nhóm trưởng để nhóm trưởng phổ biến cho từng tổ viên 5.Dặn dò ( 1 phút): chiếu slide 33 HS về nghiên cứu các bài đã học: bài 7,8,9,10,11,13,14 Chuẩn bị cho tiết kiểm tra ( trắc nghiệm) PHIẾU NỘI DUNG CẦN ÔN TẬP Bài 7: Tế bào nhân sơ: - Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ - Cấu tạo của tế bào nhân sơ ( Cấu tạo- chức năng) Bài 8-9-10: Tế bào nhân thực - Đặc điểm chung của tế bào nhân thực - Cấu tạo- chức năng các bào quan của tế bào nhân thực Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Phân biệt các dạng vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Phân biệt các môi trường ưu trương, nhược trương, đẳng trương để giải thích hiện tượng. Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hoá vật chất - Khái niệm năng lượng, - Cấu tạo, chức năng ATP Bài 14: Enzim và vai trò enzim trong chuyển hoá vật chất - khái niệm enzim, cấu trúc và cơ chế tác động của enzim - Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính enzim IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI IV.1 Kết quả Sau thời gian tôi áp dụng đề tài này vào dạy học, tôi nhận thấy các em bắt đầu có hứng thú yêu thích môn học. Khảo sát tâm lý của các em( năm nay đang học 10C1 ,10C2 và 10C7 năm học 2013- 2014) sau khi học tiết bài tập- ôn tập tôi thu được kết quả Cảm nhận của học sinh Lớp không thực nghiệm Lớp thực nghiệm Rất thích học 0% 4/35=11, 43% Khá thích 4/67 HS= 5.97% 21/35=60% Bình thường, không ấn tượng 22/ 67 HS=32,84% 9/35=25,71% Không hứng thú 41/ 67 HS=61,19% 1/35=2,86% Sơ đồ khảo sát cảm nhận của học sinh khi học tiết bài tập- ôn tập Cũng theo khảo sát về mong muốn của học sinh về việc sử dụng phương pháp dạy học thì đa số học sinh muốn giáo viên sử dụng phương pháp trò chơi vào dạy học. Phương pháp và hình thức Số lượng Tỷ lệ Thuyết trình 2/102 HS 1,96% Đàm thoại ( đạt câu hỏi để HS trả lời) 8/102 HS 7,84% Thảo luận nhóm- báo cáo kết quả 13/102 HS 12,75% Kết hợp vừa dạy thuyết trình vừa đặt câu hỏi 29/102 HS 28,43% Sử dụng trò chơi trong dạy học 50/102 HS 49,02% Sơ đồ khảo sát cảm nhận của học sinh khi học tiết bài tập- ôn tập Như vậy, việc học tập môn Sinh học bước đầu có kết quả khả quan khi thống kê bài kiểm tra một tiết( học kì I) như sau: Giỏi khá Trung bình Yếu Kém Lớp không thực nghiệm10C2 0 0 21/33 = 63,64% 12/33 = 36,36% 0 Lớp không thực nghiệm 10C7 2/34 = 5,88% 5/34 = 14,71% 8/34 = 23,53% 18/34 = 52,94% 1/34 = 2,94% Lớp thực nghiệm 10C1 3/35 =8, 57% 6/35 = 17,14% 21/35 = 60% 5/35 = 14,29% 0% Sơ đồ thống kê kết quả bài kiểm tra 1 tiết- HK1 Từ việc kiểm chứng và so sánh tôi nhận thấy dạy các tiết bài tập- ôn tập sinh học 10 cơ bản bằng cách ứng dụng trò chơi đường lên đỉnh olympia có hiệu quả rõ rệt, biểu hiện thông qua số lượng học sinh hứng thú với tiết học tăng lên.Đây cũng là cơ sở dẫn tới tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình, khá, giỏi tăng lên đáng kể, số lượng học sinh đạt điểm yếu kém giảm rõ rệt so với các lớp không thực nghiệm. IV. 2 Ưu điểm - Khi sử dụng trò chơi trong học tập tạo sự hấp dẫn cho học sinh, do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. - Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học. - Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh IV. 3 Nhược điểm - Khó cũng cố kiến thức, kĩ năng một cách có hệ thống - Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Đề tài này tôi áp dụng trên 1 lớp ( lớp 10C1, còn lớp đối chứng của 2GV khác) lí do theo sự phân công của nhà trường tôi chỉ dạy khối 10 có 1 lớp nên về kết quả thống kê là chưa được khách quan lắm. vì vậy tôi đề nghị nếu được Ban giám hiệu hãy phân bố thời khóa biểu hợp lí hơn. - Đề tài này có thể được áp dụng trong các tiết học khác, vào mục kiểm tra bài cũ hay cũng cố bài mới - Có thể sử dụng để làm ngoại khoá trong câu lạc bộ sinh học - Có thể kết hợp với các tổ chuyên môn khác để làm ngoại khóa cho các em. - Có thể áp dụng các phần mềm khác nhau để soạn giáo án theo hình thức trò chơi. - Ngoài áp dụng trò chơi này giáo viên có thể tham khảo để đưa vào nhiều trò chơi khác nhau nhằm đáp ứng việc nâng cao chất lượng dạy và học. Do thời gian có hạn, bản thân tôi chỉ nghiên cứu đề tài trên quy mô hẹp và bài viết này còn mang tính chủ quan nên không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy, kính mong nhận được sự quan tâm, góp ý của quý thầy , quý cô và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cám ơn! V. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Một số vấn đề về dạy học sinh học ở trường THPT - TS. Phan Đức Duy- PGS.TS.Nguyễn Khoa Lân- PGS.TS.Nguyễn Bá Lộc- TS. Biền Văn Minh- ThS. Đặng thị Dạ Thủy- Nhà xuất bản giáo dục- 2006 [2] Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở Trường ĐH Đồng Tháp: Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường ĐH Đồng Tháp- Ths. Nguyễn Kim Chuyên – Năm 2012 [3] SKKN“ Cách sử dụng trò chơi trong dạy học lịch sử 4- 5”- Tác giả Trần Thị Thu Hiền- Trường tiểu học Vượng Lộc 2-huyện Can Lộc- năm 2008- 2009 08-09 Thu Hien Vuong Loc 2.doc [4]SKKN“Tổ chức một số trò chơi trong dạy học Toán 2” Lê Thị Thu Mẫn – Trường tiểu học Kim Đồng- Huyện Bắc Trà My- năm 2009- 2010 [5]SKKN “ Hoạt động trò chơi giúp học sinh luyện mẫu câu Tiếng Anh bậc tiểu học”- Nguyễn Thị Thuỳ Vân –Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn- Biên Hoà- Đồng Nai- Năm 2011- 2012

File đính kèm:

  • docskkn 2014.doc