Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực học đường đang được dư luận rất quan tâm và được coi là một hiện tượng xã hội đã đến mức nguy hiểm và nghiêm trọng. Có rất nhiều cuộc hội thảo về chuyên đề phòng chống bạo lực trong nhà trường để đưa ra những biện pháp nhằm giải quyết hiện tượng bạo lực trong học sinh. Có ý kiến cho rằng “Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiện tượng trên, đó chính là tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người làm giảm hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, chưa quan tâm đầy đủ và huy động các nguồn lực cần thiết cho công tác giáo dục đạo đức học sinh”. Việc giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh là việc làm thường xuyên và cần phải thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, trong nhà trường vấn đề tu dưỡng đạo đức cho học sinh là trách nhiệm của các thầy-cô giáo, không thể phủ nhận vai trò của người giáo viên trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Với thực trạng bạo lực trong học đường hiện nay, người giáo viên trong nhà trường và giáo viên TPT Đội làm công tác giáo dục ý thức nề nếp, đạo đức cho học sinh chúng ta cần phải làm gì để ngăn chặn và giúp học sinh phát triển nhân cách trở thành những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước, có đức có tài?
Huyện Vĩnh Bảo là địa bàn có địa lý cách xa trung tâm thành phố kinh tế chủ yếu là nền nông nghiệp, người dân chủ yếu sống bằng nghề tự do đa số bố mẹ các em học sinh đang theo học tại các trường THCS đang trong độ tuổi lao động chính, sự mải mê kiếm tiền của bố mẹ các em dẫn đến tình trạng thiếu quan tâm đến việc học hành của con cái họ, sự đua đòi của một bộ phận không nhỏ của các em tuổi mới lớn đã ăn sâu vào tiềm thức của lớp trẻ.
25 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6193 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Tuyên truyền giáo dục phòng chống bạo lực học đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án sự lớp là lực lượng nòng cốt của GVCN trong việc phát hiện và trao đổi với GVCN về vấn đề này. Nếu tình trạng sự việc xảy ra thì GVCN là người đầu tiên đứng ra giải quyết. Chính vì thế cần phải “phòng” hơn là “chống” .
Đối với học sinh cá biệt thì GVCN cần có thời gian với các em nhiều hơn. Phải thật khôn khéo: “mềm nắn, rắn buông” , thường xuyên theo dõi, động viên, nhắc nhở là chính hơn là dùng biện pháp kỷ luật.
Kết hợp tốt với đoàn, đội cùng giáo dục các em. Tăng cường cho tham gia các hoạt động đoàn thể cũng như các phong trào văn nghệ, TDTT và các trò chơi giải trí lành mạnh, tạo không khí vui tươi, thân thiện, gần gũi với các em. Có như vậy các em mới dễ thổ lộ tâm tư, tình cảm của mình với thầy cô, bạn bè,
Kết hợp với hội cha mẹ học sinh cùng giáo dục các em học sinh cá biệt của lớp mình, vì đại diện cha mẹ học sinh sẽ có lời nói mang tính thuyết phục, cũng như đề xuất những hướng giải quết kịp thời, mang tính “pháp lí” hơn. Kết hợp tốt với gia đình cũng là một biện pháp thiết thực.
Khi phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” từ đầu năm học đến nay đã và đang tiếp tục nhận được sự đồng thuận cao của toàn xã hội vì sự hướng đến giáo dục một nhân cách toàn diện cho những chủ nhân tương lai. Tuy nhiên, để tới đích, vẫn có không ít khó khăn, trở ngại. Nhất là trong thời gian gần đây, một số tệ nạn xã hội vẫn tiếp tục xâm nhập vào trường học, trong đó, đáng báo động là tình trạng bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng ở tất cả các bậc học, cấp học.
Khái niệm về “bạo lực học đường” đó là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường. Và, nếu nhìn từ góc độ lấy HS làm trung tâm thì bạo lực học đường là sự xâm hại của HS đối với HS, sự xâm hại của HS đối với người bên ngoài nhà trường và ngược lại, là sự xâm hại của GV đối với HS và ngược lại Bạo lực ấy xâm phạm đến sức khoẻ hoặc danh dự của người bị hại, hoặc xâm phạm đến tính mạng và nhân phẩm của người bị hại. Bạo lực ấy không chỉ xảy ra trong phạm vi nhà trường mà nhiều khi xảy ra bên ngoài nhà trường. Riêng trên địa bàn Hải Phòng trong thời gian gần đây đã xảy ra nhiều vụ án có liên quan đến học sinh.
Nguyên nhân nào dẫn đến những hành vi bạo lực nguy hiểm kể trên? Đại diện các cơ quan chức năng đã nêu lên những nguyên nhân có tính biện chứng: Lứa tuổi HS phổ thông dễ bốc đồng và khó tự chủ, thường bị bạn bè kích động. Các em chịu ảnh hưởng rất nhiều những thông tin bạo lực từ bên ngoài như phim ảnh, internet, game, dần dần nhiễm các tư tưởng bạo lực, thích thể hiện, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. Do đó, có những lý do tưởng chừng như rất đơn giản vẫn có thể dẫn đến bạo lực học đường như không tiền tiêu vặt, bị bạn nói xấu, tẩy chay, bị bạn ức hiếp, bị bạn phụ tìnhPhần lớn HS tham gia vào các vụ bạo lực học đường là con em những gia đình có nhiều khó khăn, bất hạnh (lam lũ, đói nghèo, ly hôn, rượu chè, cờ bạc, hung bạo)
thiếu sự quan tâm đến con em hoặc GD không đúng cách. Từ sự trao đổi, bàn bạc những giải pháp nhằm mục tiêu kiềm chế việc vi phạm pháp luật trong CB, GV, HS; ngăn chặn tận gốc sự phát sinh hành vi bạo lực trong nhà trường, Lãnh đạo UBND thành phố đã chỉ đạo: Tăng cường trách nhiệm, sự chủ động phối hợp của lực lượng công an các cấp và các cơ quan quản lý GD, các cơ sở GD. Ngành Giáo dục và Công an đẩy mạnh việc thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2002 giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Công an về công tác bảo vệ an ninh trong trường học và cơ sở giáo dục. Đáng chú ý hơn cả là việc giao trách nhiệm cho hiệu trưởng các trường, thủ trưởng các cơ sở GD lên kế hoạch và chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, gia đình HS, đặc biệt là lực lượng CA; định kỳ tổ chức giao ban với công an địa phương và các cơ quan chức năng để nắm tình hình, bàn biện pháp phối hợp phòng ngừa bạo lực học đường; phát động sâu rộng trong HS ý thức ngăn ngừa và phòng chống bạo lực trong trường, lớp bằng những việc làm cụ thể như khuyên ngăn bạn không gây bạo lực, trực tiếp hoặc gián tiếp (qua điện thoại, hộp thư góp ý) thông báo cho thầy cô giáo, cho phụ huynh biết để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý những cá nhân, băng nhóm gây bạo lực. Ý kiến của phần đông đại diện có trách nhiệm đều đề nghị chính quyền địa phương có biện pháp mạnh với các băng nhóm thanh thiếu niên hư hỏng tại địa phương, các băng nhóm được hình thành có tổ chức và quan hệ với nhau rộng rãi qua mạng internet. Quản lý chặt chẽ các điểm dịch vụ internet (về giờ giấc truy cập, nội dung truy cập, đối tượng truy cập); có biện pháp kịp thời khi có sự việc xảy ra.
6- Tổ chức và triển khai thực hiện.
- Làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể CBGV - CNV - học sinh và phụ huynh.
- Lập kế hoạch hoạt động ngoại khóa phê duyệt với BGH nhà trường.
- Tổ chức tốt các chương trình ngoại khóa tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng như trò chơi – tiểu phẩm - đố vui – kể chuyện sắm vai – đàm thoại giữa HS với HS, kết hợp bài giảng Power point tạo hứng thú thu hút các em tham gia.
- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật cho học sinh toàn trường.
7. Kết quả:
Với những kinh nghiệm trên mà bản thân đã thực hiện trong đầu năm học này đến nay. Hầu hết tất cả HS trong toàn trường đều hiểu và tự giác chấp hành tốt nội quy học sinh hiện tượng học sinh gây gổ đánh nhau đã được khắc phục hạn chế.
Các em có kỹ năng thói quen tốt đoàn kết và có kỷ luật ý thức trước những hành vi của mình
Đặc biệt có ý thức tốt thực hiện các quy định của lớp học và của nhà trường
Rèn luyện và nâng cao ý thức tự giác trong học tập và hoạt động tạp thể
Làm tiền đề cho việc phát triển ý thức chấp hành luật pháp về sau này, làm nền tảng cho thái độ hành vi, văn minh của một công dân khi các em lớn lên.
IV/ Kết luận
1. Bài học kinh nghiệm
Ban giám hiệu các nhà trường phải thật sự chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh THCS nói riêng và học sinh phổ thông nói chung.
Tuyên truyền để mỗi cán bộ giáo viên là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức nhân cách người thầy cho học sinh noi theo.
Tích cực tham gia tuyên truyền vận động nhân dân, chính quyền địa phương ủng hộ công tác giáo dục về phòng chống bạo lực học đường cho học sinh THCS.
Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh, lên kế hoạch để bàn bạc, trao đổi với phụ huynh trong các buổi họp phụ huynh về công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống bạo lực học đường trong nhà trường.
Thường xuyên liên lạc với ban đại diện cha mẹ học sinh để họ cùng vận động tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường cho phụ huynh của các lớp, nhất là tạo điều kiện cho các em có ý thức kỷ luật tốt, biết học cái hay có lòng lương thiện nhân ái vị tha.
Phải dạy các em lặp đi lặp lại nhiều lần lồng ghép trong các giờ học môn GDCD, Lịch sử... trong các buổi sinh hoạt tập thể để học sinh nắm vững.
Tuyên truyền giáo dục phải nhẹ nhàng, tự nhiên, không nặng nề, áp đặt, tạo không khí lớp học vui, làm sao thu hút tất cả các em cùng tham gia.
Đặc biệt tạo ý thức thực hiện tốt các quy định của nhà trường, ý thức tự giác biết lắng nghe và lịch sự trong giao tiếp giữa bạn với bạn.
Rèn luyện và nâng cao ý thức tự giác khi tham gia các hoạt động tập thể hình thành kỹ năng tham gia giao tiếp cho sau này.
Làm tiền đề cho việc phát triển ý thức nhân cách con người về sau này, làm nền tảng cho thái độ văn minh của một công dân khi các em lớn lên.
2. Những đề xuất và kiến nghị.
Tôi thiết nghĩ chúng ta cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoặc lồng ghép các hoạt động “tuyên truyền giáo dục phòng chống bạo lực học đường” vào hoạt động đa dạng phong phú hơn nữa phù hợp với điều kiện từng lứa tuổi học sinh. Có thể giao lưu giữa các trường trong khu vực, bằng nhiều hình thức như các chuyên đề, hội thi..., những sáng tác biểu diển văn nghệ có nội dung như trên thì hiệu quả sẽ càng cao hơn nữa. Người giáo viên của chúng ta cần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc tham gia tổ chức các hoạt động tập thể nhằm làm công tác giáo dục tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường thực sự có tác dụng hiệu quả.
Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật cho học sinh THCS là việc làm cấp bách, thực tế và hoàn toàn có thể thực hiện được, nhằm ngay từ bước đầu hình thành cho các em có hiểu biết ban đầu về luật pháp, có ý thức chấp hành kỷ cương tình thương trách nhiệm, các em cần biết đúng sai để tránh, hơn thế nữa là có kĩ năng thực hiện hành vi ứng sử trong các tình huống khi tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài nhà trường. Tôi nghĩ rằng với các em học sinh THCS sẽ có những bước tiến mới trong rèn luyện đạo đức với phong trào học tập “ Tiên học lễ- Hậu học văn”. Với những kết quả đạt được ở trên tôi nghĩ rằng bước đầu mình đã góp một phần nhỏ bé tham gia vào công cuộc xây dựng được một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức có cách xử sự văn minh khi tham gia các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường góp phần xây dựng “ Trường học thân thiện học sinh tích cực”
Trên đây là một số nguyên nhân, giải pháp, trong công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống tình trạng “bạo lực học đường”. Quá trình thực hiện sáng kiến chuyên đề chắc hẳn không thể tránh được những sai sót, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến quý đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG
Dũng Tiến, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Người viết
Nguyễn Minh Tuấn
Tài liệu tham khảo
Sách tuyên truyền về giáo dục đâọ đức cho học sinh phổ thông của Bộ giáo dục phát hành năm 2002
Sách tìm hiểu về pháp luật
Báo giáo dục thời đại các năm 2012-2013
Sách GK môn GDCD bậc THCS
Sách kỹ năng sống của Học viện hanh chính quốc gia xuất bản năm 2011-2012.
Báo An Ninh Thủ Đô, Báo an ninh Hải Phòng...
Mục lục
Nội dung
Trang
Phần mở đầu
1
Lý do chọn đề tài
2
Mục đích đối tượng
3
Nội dung
4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,21
Kết luận , bài học kinh nghiệm
22
Kiến nghị đề xuất
23
Tài liệu tham khảo
24
Mục lục
25
File đính kèm:
- SKKN tuyen truyen phong chong bao luc hoc duong.doc