Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Bài 8 - Tiết 8: Tích Cực Tham Gia Các Hoạt Động Xã Hội

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

 Giúp HS hiểu được các loại hình hoạt động chính trị - xã hội.

 HS nhận thấy cần tham gia các hoạt động chính trị - xã hội vì lợi ích, ý nghĩa của nó.

2. Thái độ

 Hình thành cho HS niềm tin yêu vào cuộc sống tốt đẹp, tin vào con người.

 Các em có mong muốn tham gia các hoạt động của lớp, trường và xã hội.

3. Kĩ năng

 HS có kĩ năng tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

 Qua đó, hình thành kĩ năng hợp tác, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống cộng đồng.

B. Phương pháp

C. Tài liệu và phương tiện

 SGK, SGV GDCD lớp 8.

 Sự kiện, gương tốt ở địa phương.

D. Hoạt động dạy - học

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 - Bài 8 - Tiết 8: Tích Cực Tham Gia Các Hoạt Động Xã Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển không toàn diện. Chỉ biết chăm lo lợi ích cá nhân, không biết quan tâm đến lợi ích tập thể, không có trách nhiệm với cộng đồng. Nhóm 2: Đồng ý với quan điểm trên Vì: Học văn hoá tốt, rèn luyện kĩ năng lao động tốt, biết tích cực tham gia công tác chính trị - xã hội sẽ trở thành người phát triển toàn diện, có tình cảm biết yêu thương tất cả mọi người, có trách nhiệm với tập thể cộng đồng. Nhóm 3: - Học tập văn hoá. - Tham gia sản xuất của cải vật chất. - Tham gia xây dựng các công trình, nhà máy. - Hoạt động từ thiện. - Hoạt động đoàn - đội. - Hoạt động giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. - Hoạt động đền ơn đáp nghĩa. - Hoạt động nhân đạo. - Tham gia chống tệ nạn xã hội. - Câu lạc bộ người cao tuổi. - Câu lạc bộ Tuổi Trăng Tròn. II. Nội dung bài học Câu 1: Điền vào bảng sau đây những nội dung thích hợp, ví dụ: Hoạt động xây dựng và bảo vệ đất nước Hoạt động trong các tổ chức chính trị đoàn thể Hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường tự nhiên xã hội - Tham gia sản xuất của cải vật chất. - Tham gia chống chiến tranh, khủng bố. - Tham gia các hoạt động của đội thiếu niên. - Tham gia hoạt động đoàn - Hội cựu chiến binh. - Hoạt động hội từ thiện. - Hoạt động nhân đạo. - Xoá đói giảm ngèo. HS: Điền vào bảng những nội dung thích hợp. GV: Nhận xét và giải thích. Hoạt động chính trị - xã hội bao gồm 3 lĩnh vực hoạt động trong việc bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ chính trị, trật tự an toàn xã hội. Các hoạt động lao động sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp làm ra những của cải vật chất cho xã hội. Ngoài ra còn tham gia giữ gìn trật tự an ninh ở địa phương. Tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc. Lĩnh vực hoạt động giao lưu giữa con người và con người như các hoạt động nhân đạo, từ thiện giúp đỡ con người trong hoàn cảnh khó khăn. Các hoạt động bảo vệ, giữ gìn môi trường tự nhiên, môi trường văn hoá xã hội, nhằm tạo ra môi trường sống lành mạnh, thuận lợi cho con người. Ngoài ra còn phải tham gia vào các hoạt động đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị Đội - Đoàn, các câu lạc bộ, hội nhằm giúp phát triển cá nhân, xây dựng đoàn thể đóng góp công việc chung cho xã hội. GV: Tóm tắt nội dung (lên máy). HS: Ghi bài vào vở. Câu 2: Nêu ý nghĩa của việc tham gia hoạt động chính trị - xã hội. HS: Trả lời cá nhân. GV: Nhận xét, bổ sung. Chuyển ý - phân tích. Hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa đối với cá nhân và xã hội. Trước hết là điều kiện, thời cơ cho mỗi cá nhân phát triển nhân cách, năng lực. Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội sẽ thiết lập được quan hệ lành mạnh giữa người với người. Phát huy được truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng xã hội công bằng dân chủ văn minh. Qua các hoạt động này nó còn đem lại cho mọi người niềm vui, sự an ủi về tinh thần, giảm bớt những khó khăn về vật chất. GV: Tóm tắt (chiếu lên máy). HS: Ghi vào vở. Câu 3: HS làm gì để tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. HS: Suy nghĩ cá nhân và trả lời. GV: Kết luận. HS chúng ta cần có niềm tin yêu vào con người, tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp. Có ý thức tự giác hoạt động tích cực, sáng tạo tham gia các hoạt động xã hội. Chúng ta phải hiểu rằng: Việc tham gia các hoạt động trước hết bản thân được phát triển mọi mặt được mọi người yêu quý, góp phần xây dựng quan hệ tốt đẹp hơn. GV: Tóm tắt (Chiếu nội dung lên máy). HS: Ghi bài vào vở. GV: Chuyển ý. HĐ 3: Liên hệ thực tế, rèn luyện cá nhân GV: Chia lớp 3 nhóm để thảo luận theo 3 chủ đề. Chủ đề 1: Sưu tầm gương "người tốt việc tốt", tham gia hoạt động chính trị xã hội. Chủ đề 2: Xây dựng kế hoạch tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. Để thực hiện tốt các kế hoạch cần có yêu cầu gì? Chủ đề 3: Khi tham gia các hoạt động do lớp, trường và địa phương tổ chức, em thường xuất phát từ lí do nào? HS: Các nhóm thảo luận. GV: Cho HS các nhóm trình bày. HS: Cử đại diện trình bày. GV: Hoan nghênh tinh thần học tập của nhóm 1 và cho điểm 10 các em HS đã sưu tầm tấm gương "người tốt việc tốt" HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV: Đánh giá kế hoạch và các yêu cầu đề ra, cho điểm động viên HS có ý kiến tốt HS: Cả lớp góp ý kiến. GV: Nhận xét bổ sung ý kiến. GV: Bổ sung: Trong xã hội hiện nay vẫn còn một số người chạy theo thành tích, mượn cớ hoạt động chính trị - xã hội để mưu cầu lợi ích riêng; trong HS chúng ta còn có hiện tượng thờ ơ, ích kỉ không quan tâm đến người khác, sống thực dụng, thiếu lành mạnh. GV: Chuyển ý. GV: Tổ chức cho HS sử dụng phiếu học tập. HS: Nhận phiếu học tập (theo 2 dãy bàn). Bài tập 2 SGK trang 19 Em hãy phân loại những biểu hiện dưới đây thành 2 loại: thể hiện sự tích cực và không tích cực khi tham gia hoạt động chính trị - xã hội. a- Luôn luôn tham gia đúng giờ. b- Luôn luôn phải nhắc nhở. c- Bị bạn bè lôi kéo. d- Nhờ người khác tham gia để được nghỉ. đ- Làm việc để được nhận xét tốt. e- Tham gia vì thấy lợi ích cho mọi người và bản thân. g- Lo lắng đến công việc được phân công. h- Tham gia vì thầy cô yêu cầu. i- Vận động các bạn cùng tham gia. k- Luôn xác định mục tiêu và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động. l- Suy nghĩ, cải tiến, sáng tạo trong hoạt động. HS: Dãy 1 trả lời. HS: Nhận xét. GV: Bổ sung, cho điểm. Bài tập 4 SGK trang 20. Em đến nhà bạn để rủ bạn cùng đi tham gia cổ đôộg cho ngày bầu cử Quốc hội sắp tới nhưng bạn không muốn đi vì đang xem bóng đá trên vô tuyến. Em sẽ xử sự như thế nào? Vì sao? HS: Dãy 2 trả lời. HS: Nhận xét. GV: Bổ sung, cho điểm. 1) Thế nào là hoạt động chính trị - xã hội Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, chế độ chính trị - xã hội là những hoạt động trong các tổ chức chính trị đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo bảo vệ môi trường sống của con người. ý kiến Lý do Vì 1 Hoàn thành công việc được giao Tự giác thực hiện 2 Lo lắng, sốt sắng trong công việc, đi đúng giờ Có trách nhiệm 3 Làm cho xong công việc Vì thầy cô yêu cầu 4 Tình cảm, niềm tin trong sáng Thấy có lợi cho người khác, yêu thương mọi người 5 Đóng góp sức mình trí tuệ Ham thích hoạt động 2) ý nghĩa của việc tham gia hoạt động chính trị - xã hội: Hoạt động chính trị xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức 3) HS phải làm gì để tham gia các hoạt động chính trị - xã hội: HS cần tham gia các hoạt động chính trị - xã hội để hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng, rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức, quản lý, năng lực hợp tác. Nhóm 1: - Người giám đốc có tấm lòng vàng. Anh Thân Đức Nam sinh ra tại Quảng Nam, hiện là giám đốc công ty xây dựng công trình 507 kiêm giám đốc chi nhánh tại Quảng Ninh. Trong 2 năm trở lại đây cá nhân anh và công ty đã tài trợ ủng hộ số tiền lên đến 700 triệu đồng. Xây dựng hàng chục ngôi nhà và giúp đỡ người dân nghèo. - Người tạo ra cây khế xoá nghèo: Bác Lê Văn Tấn hiện sống tại thôn Bắc Biên, phường Ngọc Thuỵ, quận Long Biên, Hà Nội. Bác đã lai tạo giống khế có mã đẹp như khế chua, và vị thì ngon như khế ngọt và xoá nghèo cho rất nhiều hộ dân - Vợ chồng doanh nghiệp tư nhân làm từ thiện và khuyến học Nguyễn Xoan Cung và Bạch Thị Hường (xã Xuân An, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vượt qua bao khó khăn. Họ đã thành lập công ty TNHH thu mua hàng nông sản xuất khẩu. Điều đáng nói là tình thương của anh chị dành cho người nghèo, đặc biệt là chăm lo đến công tác khuyến học. - 25 năm hiến máu cứu người, chị Lý Kim Thịnh (Phú Yên) đã 25 năm âm thầm làm công việc mà xã hội đề cao "Tấm lòng nhân ái". Hơn 40 lần cho máu, chị đã cứu được nhiều người nghèo trước lưỡi hái tử thần. Nhóm 2: * Lập kế hoạch Thời gian Nội dung Nơi tham gia Từ 5/9 đến 12/9/2003 - Chuẩn bị sách vở đồ dùng cho năm học mới - Học theo hệ B Lớp - Tham gia đồng diễn chuẩn bị khai giảng Trường - Hưởng ứng tháng an toàn giao thông Xã hội * Yêu cầu: - Tự giác, chủ động. - Đảm bảo cân đối nội dung học tập, việc nhà, các hoạt động Đoàn Đội. - Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết. - Động viên nhắc nhở nhau đoàn kết tương trợ. - Chống ngại khó, ngại khổ, ích kỷ không kiên trì, thiếu kỷ luật. Nhóm 3: III. Bài tập: Đáp án bài tập 2: - Hoạt động thể hiện tính tích cực là a,e,g,i,k,l. - Hoạt động thể hiện tính tiêu cực là b,c,d,đ,h. Đáp án bài tập 4: - Em giải thích để bạn rõ: 5 năm mới có một lần bầu cử. Bóng đá không xem trận này thì xem trận khác. - HS thì phải tham gia các hoạt động chính trị - xã hội cụ thể tuyên truyền, cổ động cho ngày bầu cử đó là việc làm thể hiện lòng yêu nước. - Xong công việc rủ bạn cùng xem đá bóng vào lúc khác (sau khi đã chuẩn bị tốt bài học). * Củng cố: GV: Nhận xét. Kết luận toàn bài Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội là trách nhiệm của mỗi người. Các công dân nói chung và bản thân HS nói riêng tuỳ theo sức của mình tích cực tham gia góp phần xây dựng quan hệ xã hội tốt đẹp, giúp cho sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. * Dặn dò Bài tập về nhà 1,3,5 SGK trang 20. Sưu tầm tranh ảnh, thành tích về hoạt động của cá nhân tập thể tham gia hoạt động chính trị - xã hội Xem bài 8 và tìm hiểu các giá trị văn hoá Việt Nam và thế giới (có thể là tranh ảnh, hiện vật) E. Tài liệu tham khảo 1) ở nghĩa trang Trường Sơn: Nguyễn Thị Bé sinh ra và lớn lên ở Tiêm Phong, Quảng Trị, khi xuất ngũ chị đồng ý làm quản trang ở nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Nghĩa trang rộng 40 ha, nơi nghỉ của 10 624 liệt sĩ cả nước. Chị đã chăm sóc nghĩa trang được rất nhiều năm. 2) Hết lòng với công tác từ thiện. Bà Nguyễn Thị Chất, chi hội trưởng chi hội chữ thập đỏ, cụm cơ khí 3 phường Thượng Đình là một người tận tuỵ với công tác chữ thập đỏ. Bà có công vận động và gây dựng quỹ hội, đẩy mạnh hoạt động từ thiện, nhân đạo của hội. Ngoài 2 triệu tiền quĩ thăm hỏi người đau ốm, mỗi năm chi hội còn quyên góp từ 7 - 8 triệu đồng trợ cấp cho các đối tượng khó khăn trong cụm. Chi hội chữ thập đỏ cụm cơ khí 3 do bà Chất phụ trách được công nhận là đơn vị xuất sắc và bà cũng được UBND quận Thanh Xuân tuyên dương "người tốt việc tốt".

File đính kèm:

  • docT 8 TICH CUC THAM GIAdoc.doc