Sáng kiến kinh nghiệm - Thực hiện một số biện pháp giúp học sinh tham gia phong trào thi đua đạt hiệu quả cao ở hai1 trường tiểu học phú thọ b

Theo tôi được biết từ mấy năm qua, lớp tôi chủ nhiệm việc nhận học sinh lớp một vào đầu năm gặp rất nhiều khó khăn, vất vả như:

 - Vệ sinh cá nhân: đầu tóc, quần, áo, giày dép, tay chân dơ bẩn, không gọn gàng sạch sẽ.

 - Việc trực nhật lớp: quét lớp, nhặt rác ở sân trường Chưa có ý thức, còn lười hoặc không quan tâm tới.

 - Đồ dùng học tập: chưa đầy đủ, sách vở đa số chưa bao bìa, ghi tên dán nhãn quăn góc, viết vẽ bậy vào sách, vở rất nhiều. Chưa biết giữ gìn.

 - Nề nếp: Xếp hàng lộn xộn không theo thứ tự, ra vào lớp tự do, đi học không đúng giờ, vào lớp thường xuyên mất trật tự, nói chuyện riêng, lén ăn quà vặt trong lớp. . .

 - Việc viết bài và làm bài rất yếu: Vì các em nghỉ hè một thời gian khá dài nên đọc thì quên âm vần đa số đọc đều phải đánh vần, viết thì rất chậm, gv phải mất nhiều thời gian, vào lớp học chưa tập trung theo dõi bài, thường xuyên làm việc riêng, Dặn bài về nhà thường quên hoặc không chịu chép bài ở nhà.

 - Vận động thu các khoản tiền gặp nhiều khó khăn. Một số phụ huynh hs cho rằng lớp hai thì từ từ thậm chí không đóng cũng chẳng sao.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Thực hiện một số biện pháp giúp học sinh tham gia phong trào thi đua đạt hiệu quả cao ở hai1 trường tiểu học phú thọ b, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng được khen thưởng cuối năm đứng nhất, nhì toàn trường và phong trào thi đua. Vì vậy mà tôi muốn đưa ra một số biện pháp thực hiện có hiệu quả. III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp Hai1 - Thời gian áp dụng: năm học 2011 – 2012. IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Thực hiện trong năm học 2011 – 2012 B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Đầu năm học Phòng Giáo Dục đã gởi công văn về các trường để thực hiện các phong trào (hội thi) yêu cầu phải thực hiện. Nhà trường yêu cầu các giáo viên phải lập kế hoạch với BGH và khối trưởng để bổ sung cho kế hoạch hoàn chỉnh hơn. Phối hợp với đồng nghiệp, với học sinh của lớp, với phụ huynh học sinh để có biện pháp thi đua đạt hiệu quả cao. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Tất cả học sinh trong lớp đều tham gia đạt chỉ tiêu các phong trào do trường đề ra một cách tốt nhất. III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MẪU THUẪN Theo tôi được biết từ mấy năm qua, lớp tôi chủ nhiệm việc nhận học sinh lớp một vào đầu năm gặp rất nhiều khó khăn, vất vả như: - Vệ sinh cá nhân: đầu tóc, quần, áo, giày dép, tay chân dơ bẩn, không gọn gàng sạch sẽ. - Việc trực nhật lớp: quét lớp, nhặt rác ở sân trường Chưa có ý thức, còn lười hoặc không quan tâm tới. - Đồ dùng học tập: chưa đầy đủ, sách vở đa số chưa bao bìa, ghi tên dán nhãn quăn góc, viết vẽ bậy vào sách, vở rất nhiều. Chưa biết giữ gìn. - Nề nếp: Xếp hàng lộn xộn không theo thứ tự, ra vào lớp tự do, đi học không đúng giờ, vào lớp thường xuyên mất trật tự, nói chuyện riêng, lén ăn quà vặt trong lớp. . . - Việc viết bài và làm bài rất yếu: Vì các em nghỉ hè một thời gian khá dài nên đọc thì quên âm vần đa số đọc đều phải đánh vần, viết thì rất chậm, gv phải mất nhiều thời gian, vào lớp học chưa tập trung theo dõi bài, thường xuyên làm việc riêng, Dặn bài về nhà thường quên hoặc không chịu chép bài ở nhà. - Vận động thu các khoản tiền gặp nhiều khó khăn. Một số phụ huynh hs cho rằng lớp hai thì từ từ thậm chí không đóng cũng chẳng sao. - Đa số PHHS không quan tâm đến việc học của học sinh. Coi việc học là trách nhiệm của giáo viên. - Việc bầu cán bộ lớp: Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó cũng không phải dể. Vì ở lớp một bầu ban cán sự lớp lên là chỉ để có mà thôi chứ giáo viên chưa dám giao việc cho các em, hầu như giáo viên làm thay hết. Có em học rất giỏi nhưng quá hiền, nói các bạn không nghe; Có em lanh lẹ, khéo léo tích cực nhưng sức học trung bình, khá các bạn không nể, không nghe để thực hiện. Như vậy việc lựa chọn ban cán sự lớp nồng cốt người giáo viên phải huấn luyện các em một thời gian theo ý của mình và năm nào giáo viên cũng phải mất nhiều công sức cho công việc này. IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ngày đầu tiên mới nhận bàn giao học sinh từ lớp moät lên, giáo viên cần thể hiện sự nghiêm khắc nhưng cũng phải biết kết hợp dạy học với các trò chơi. Tạo sự thân mật giữa giáo viên vaø học sinh. * Tuần đầu tiên là tuần quan trọng nhất giống như người ta thường nói “ Vạn sự khởi đầu nan”. Các em còn bỡ ngỡ chưa quen với cách làm việc của cô giáo. Vì thế người giáo viên phải chuẩn bị ngay từ đầu: + Kiểm tra sách, vở bao bìa, dán nhãn, dụng cụ học tập có đầy đủ chưa. Nếu chưa đủ giáo viên ghi nhận vào sổ tay. + Nắm được những em có sổ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn để có hướng hổ trợ ( sách, vở, quần áo. . . ) + Bầu Ban cán sự lớp: lớp trưởng, lớp phó và bốn tổ trưởng, bốn tổ phó, tạm thời. Xem các em có thực hiện được các công việc của cô giao không? Để thực hiện tốt các phong trào của trường, vai trò quan trọng nhất vẫn là lớp trưởng, lớp trưởng phải đầu tàu gương mẫu, chăm ngoan, học giỏi chịu khó luôn có tinh thần trách nhiệm đối với lớp, hòa nhã với bạn bè. . . Có như vậy mới đạt được hiệu quả cao. * Tuần hai: + Khảo sát học sinh đầu năm, để biết được lớp mình có bao nhiêu học sinh yếu cho phụ huynh học sinh nắm (thảo luận kĩ trong phiên họp). + Họp phụ huynh học sinh: giáo viên phải có nội dung thật rõ ràng, chi tiết. Ví dụ: Nội dung họp PHHS có 5 phần: a) Dụng cụ học tập: Sách, vở, viết, thước gôm ... . Cụ thể em nào đủ, em nào chưa. b) Các khoản tiền trong năm phải đóng: Giáo viên giải thích cụ thể cho từng phụ huynh hiểu rỏ việc đóng tiền nhằm để làm gì ? c) Thông báo kết quả khảo sát học sinh đầu năm: (có bao nhiêu em giỏi, khá, trung bình, yếu. ..): Giáo viên yêu cầu phụ huynh thảo luận sâu về vấn đề nầy. Vì học đi đôi với hành, tuy ở lứa tuổi các em còn ham chơi nhưng việc viết bài, làm bài ở nhà cô giao dứt khoát phải hoàn thành. Việc này phải được phụ huynh quyết tâm, ủng hộ mới có kết quả tốt. d) Các phong trào thi đua trong năm: Giáo viên phải phổ biến cụ thể, từng nội dung thi đua mà trong năm phải thực hiện. Muốn các em tham gia tốt các phong trào điều trước tiên phải có sự khen thưởng khích lệ động viên đến các em. Trong các phong trào, phong trào thi đua hoa điểm mười là quan trọng nhất. Vì nó bao gồm tất cả các phong trào điều phải thực hiện hoa điểm mười. e) Ý kiến: Giáo viên phải ghi nhận ý kiến đóng góp chân tình của phụ huynh, để thực hiện tốt. * Tuần 3, 4: - Giáo viên bắt đầu hướng dẫn học sinh cách làm việc (tập từ từ cho các em quen dần) - Phân công tổ trực vệ sinh: trong, ngoài lớp, nhà vệ sinh hàng ngày. - Các tổ trường kiểm tra việc viết và làm bài ở nhà, sách vở, quần áo Lớp trưởng quan sát nhắc nhở các tổ làm tốt dể báo cáo cho giáo viên 15 phút đầu giờ mỗi ngày. - Giáo viên phải thường xuyên đến lớp sớm để nhắc nhở động viên khi học sinh gặp khó khăn, để điều chỉnh. - Phát động thi đua hoa điểm mười: cá nhân, tổ. - Sau mỗi tưần, giáo viên tổ chức tổng kết vào giờ sinh hoạt lớp, để nhận xét công việc trong tuần qua: Lớp trưởng điều khiển các tổ trưởng báo cáo đầy đủ những mặt làm được và chưa làm được trong tuần qua. Sau đó là tổng kết hoa điểm mười hạng nhất, nhì, ba, và khen tổ có số hoa điểm mười nhiều nhất, khen cá nhân làm nhiều việc tốt nhất (có thưởng, ví dụ: tập, vở viết, thước. ...Tiền phụ huynh đóng góp). Từ đó khích lệ học sinh, thu hút các em ham thích thi đua. - Giáo viên vừa cứng rắn cương quyết vừa thể hiện tình cảm dịu dàng yêu thương chăm sóc các em. Giáo viên cần kiên trì huấn luyện học sinh có phong thái tự tin làm lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó, lớp trưởng phải được cả lớp tin tưởng, phải học giỏi chăm ngoan và luôn nghiêm túc trong công việc mà cô giáo giao. Giáo viên ghi nhận các ý kiến đóng góp của các em và qua đó giáo dục các em biết dược hành vi đúng sai.Giúp các em phát huy những mặt mạnh sẵn có. Song song với việc xây dựng nề nếp trật tự, kỷ luật cho học sinh, giáo viên cũng rèn cho học sinh nề nếp tự quản. Dần dần đưa các em vào nề nếp tự quản, tự học khi vắng giáo viên. Trên cơ cở đó giáo viên yên tâm quản lý học sinh theo hướng chỉ đạo từ xa. - Giáo viên phải biết năng lực học tập của mỗi học sinh để từ đó phân các em thành nhiều nhóm: Phân hoá theo đối tượng học sinh. Giáo viên có kế hoạch phương pháp cụ thể nhằm giúp học sinh học yếu học tốt hơn. - Nếu trong lớp có học sinh chưa học tốt, giáo viên phải liên hệ với phụ huynh hoặc ghé thăm gia đình để tìm hiểu nguyên nhân. Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn giáo viên cần tìm hiểu tận tình: đến gia đình thăm hỏi đồng thời đề ra biện pháp hỗ trợ giúp đỡ các em. - Giáo viên phải thường xuyên chấm trả bài đầy đủ để nắm được tình hình sức học của các em kịp thời uốn nắn , giúp các các em thấy được lỗi của mình từ đó có hướng khắc phục. Giáo viên cũng cần học hỏi phương pháp giảng dạy tích cực để giảng dạy có hiệu quả. - Trong quá trình dạy học, giáo viên là người điều khiển, tổ chức hướng dẫn học sinh học tập, học sinh phải biết tự giác học tập để chiếm lĩnh kiến thức. Giáo viên sử dụng phương pháp: học mà chơi – chơi mà học, nhưng không vì thế mà làm ảnh hưởng đến những lớp xung quanh. Ví dụ: Trong khi học các em đảm bảo trật tự, không phát biểu chung cả lớp. Còn trong khi chơi các em cũng phải tuân thủ luật chơi, không la lớn không đập bàn, phải biết trao đổi hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ cô giao Tóm lại, nếu giáo viên xây dựng tốt nề nếp học tập thì hiệu quả các phong trào thi đua rất cao. Từ đó học sinh phấn khởi học tập ngày càng tiến bộ. - Về mặt tâm lý học tiểu học: Quá trình sư phạm tổng thể là một quá diễn ra cùng lúc hai quá trình cơ bản khác: đó là quá trình giáo dục và quá trình dạy học. Hai quá trình này luôn luôn tác động lẫn nhau, chúng có mối quan hệ biện chứng lâu dài và phức tạp: trong quá trình giáo dục sự góp mặt của quá trình dạy học và ngược lại. Chính vì vậy người giáo viên ngoài việc dạy học giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản và một người mẹ hiền luôn tận tuỵ với những đứa con bé bỏng yếu ớt của mình. - Nói cách khác: song song với việc dạy học còn có các khâu giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh qua các môn học. Ví dụ: Bài “Giữ sạch moâi trường xung quanh“. Qua bài học các em biết giữ vệ sinh thân thể, giữ vệ sinh lớp học, sân trường Tự giác bỏ rác vào thùng rác, biết nhắc nhở các bạn khác cùng thực hiện - Giáo viên luôn luôn là người làm gương, là tấm gương sáng cho các em học sinh. Người thầy tốt sẽ sản sinh ra những học trò tốt . - Việc động viên khen thưởng - phê bình kịp thời, chính xác sẽ tạo cho học sinh tính hăng say, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp cũng như của nhà trường . Tóm lại người giáo viên ngoài việc dạy chữ còn dạy người sao cho các em trở thành những người có ích cho xã hội cho đất nuớc sau này. Từ những thực trạng trên, để thực hiện tốt các phong trào do nhà trường tổ chức đòi hỏi người giáo viên phải có bản lĩnh, tính dứt khoát, sự quan tâm đầy đủ dến học sinh mình phụ trách. Bện cạnh đó người giáo viên còn phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu, biết yêu thương học sinh như con mình. V. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG Áp dụng các biện pháp nêu trên, cuối năm học lớp tôi đạt danh hiệu lớp xuất sắc (hạng nhất) toàn trường. C. PHẦN KẾT LUẬN I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác. II. Khả năng áp dụng. III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển. IV. Đề xuất, kiến nghị. XÂC NHẬN CỦA BGH HIỆU TRƯỞNG Người viết SKKN Trần Thị Diễm Phương Tài liệu tham khảo

File đính kèm:

  • docPhương R.doc
Giáo án liên quan