Sáng kiến kinh nghiệm: Thành lập và phát triển đội tuyển cờ tướng cho trường THPT Mỹ Đức C - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Bình

I - Sơ yếu lý lịch:

- Họ và tên: Nguyễn Thị Bình

- Ngày, tháng, năm sinh: 13 / 07 / 1984

- Năm vào ngành: 2007

- Chức vụ: Giáo viên . Đơn vị công tác: THPT Mỹ Đức C.

- Trình độ chuyên môn: Đại học Hệ đào tạo: Chính qui.

- Bộ môn giảng dạy: Giáo dục thể chất .Trình độ ngoại ngữ:

II - Nội dung của đề tài:

1 - Tên đề tài:

Thành lập và phát triển đội tuyển Cờ Tướng cho trường THPT Mỹ Đức C.

2 - Lý do chọn đề tài:

 

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Thành lập và phát triển đội tuyển cờ tướng cho trường THPT Mỹ Đức C - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huấn luyện được xem trọng mà phải biết liên hệ phối hợp với nhà trường, chính quyền và các đoàn thể, được như vậy người huấn luyện mới thật sự thành công - thành công vì gây dựng được một phong trào thể thao mới duy trì và phát triển. Mặt khác sự thành công đó góp phần lôi kéo sức thu hút của mọi thành viên khác tham gia, hạn chế những mặt tiêu cực của học sinh, có nơi sinh hoạt TDTT lành mạnh trong nhà trường cho học sinh và lực lượng giáo viên hiện nay. Như vậy đó chính là sự thành công không chỉ đối với nhà trường mà cả về mặt xã hội. - Có hoạt động vui chơi lành mạnh trong đội ngũ giáo viên, trong học sinh và nó chính là tiền đề cho đội tuyển Cờ Tướng nhà trường phát triển. - ở từng học kỳ giảng dạy môn thể thao tự chọn vừa qua, tôi đã chọn Cờ Tướng để đưa vào giảng dạy nhằm phát hiện những năng khiếu tích cực để thành lập ra đội tuyển của trường. Mặt khác, tôi đã tổ chức cho học sinh các lớp thi đấu với nhau. Thông qua kết qủa thành tích mà các em đạt được, tôi đã lập được một danh sách thành lập đội tuyển. Và cũng thông qua quá trình giảng dạy, tìm hiểu, tôi được biết đa số các em có trong danh sách đội tuyển đèu là những học sinh co hạnh kiểm tốt, học lưc khá trong tốp dẫn đầu của lớp. Đặc biệt những học sinh này đều rất giỏi về các môn học tự nhiên. 2.1.2 - Cơ sở thực tiễn: - Cơ sở vật chất học đường là yếu tố quan trọng. Vì điều kiện nhà trường chúng ta rất hạn chế về dụng cụ tập luyện, không có nhiều quân - bàn cờ, tài liệu, quan trọng nhất là bàn cờ treo và đồng hồ thi đấu. Chính vì thế cho nên giáo viên và học sinh chưa được làm quen với môn Cờ Tướng cũng như không được tham gia các giải thi đấu. - Cờ Tướng là môn thể thao được các thầy cô trong trường yêu thích, chính vậy mà hằng năm các thầy vẫn tự tổ chức thi đấu với nhau. Vì thế thành lập và phát triển đội tuyển Cờ Tướng cho trường sẽ rất được ủng hộ và thuận lợi. - Thầy cô là tấm gương cho học sinh. Cụ thể đa số các thầy trong nhà trường đều rất yêu thích Cờ Tướng, bản thân tôi cũng đã từng đạt các giải Quốc gia. Nó đã giúp tôi trở thành một cô giáo, đã nuôi tôi suốt những năm học phổ thông và Đại học, cho đến giờ tôi vẫn theo đuổi nó. - Thông qua quá trình đưa Cờ Tướng vào môn thể thao tự chọn, tôi nhận thấy trong những tiết học phần lớn học sinh rất nghiêm túc, tự giác, có ý thức cao, cũng có rất nhiều học sinh có niềm đam mê Cờ Tướng. Tuy nhiên, vẫn có một số học sinh chưa tự giác, thành tích của các em không cao do ý thức học tập của các em chưa cao. - Chính vì thế, để thành lập và phát triển đội tuyển Cờ Tướng trường THPT Mỹ Đức C cho hiện tại và tương lai sau này là khả thi. Muốn thế cần xây dựng một phương pháp giảng dạy lối chơi cơ bản cho môn Cờ Tướng. Đây là một trong những giải pháp hợp lý nhất hiện nay. 2.2 - Một số biện pháp: Trên cơ sở của phương pháp giảng dạy cơ bản, đối với học sinh hay người mới chơi cờ thực hiện theo trình tự các bước sau: Bước 1: - Bàn cờ, quân cờ. - Kết thúc ván cờ. - Các điều luật cơ bản trong thi đấu Cờ Tướng. - Cách ghi biên bản. Nhằm mục đích cho người chơi thành thạo cách chơi; cách ghi biên bản để áp dụng vào thi đấu và người chơi có thể xem các thông tin về cờ từ sách, báo, internet; đồng thời giúp người chơi hiểu biết về luật thi đấu Cờ Tướng. Bước 2: Những thủ pháp, thuật ngữ thông dụng trong Cờ Tướng. Trong Cờ Tướng có rất nhiều đòn chiến thuật. Có những đòn phức tạp khó nhìn thấy nhưng cũng có lắm đòn rất đơn giản dễ nhận ra ngay. Muốn trở thành một người chơi cờ giỏi thì phải am hiểu những đòn chiến thuật để hiểu và áp dụng được trong thi đấu. Trong bước này, tôi đã cho học sinh bước đầu tập làm quen với những thủ pháp thông dụng, đơn giản nhưng là yếu tố cơ bản trong chơi cờ. Bước 3: Đặc điểm, cách sử dụng và giá trị tương đối của các quân. Mục đích cơ bản của ván cờ là chiếu hết Tướng của đối phương. Muốn làm được việc đó trước hết phải biết rõ đặc điểm, giá trị và cách sử dụng từng loại quân trên bàn cờ như vậy mới phát huy đầy đủ tác dụng của chúng khi thi đấu. Đối với người mới chơi cờ cần phải hiểu rõ đặc điểm, tính năng và tác dụng của 7 loại quân khác nhau trên bàn cờ: Tướng, Xe, Pháo, Mã, Tượng, Sĩ, Tôt. Thì trình độ mới tiến xa được. Bước 4: Giai đoạn tàn cuộc. - Đặc tính của tàn cuộc. - Các nguyên tắc trong tàn cuộc. - Phân loại tàn cuộc. - Các kỹ thuật cơ bản trong cờ tàn. - Các dạng thức tàn cuộc. Trong giai đoạn này, người chơi phải nắm được hướng giải quyết 1 trong 3 nhiệm vụ sau : + Nếu có ưu thế về số quân hoặc thế trận thì phải cố gắng tận dụng để giành phần thắng. + Nếu đối phương chiếm ưu thế ấy, thì phải bảo vệ thật vững vàng và dẫn ván cờ về kết quả hòa cuối cùng. + Nếu phần trung cuộc không phá được thế cân bằng, thì phải cố gắng giành ưu thế ở giai đoạn cuối này. Tôi đưa những bài tập cờ tàn ( giai đoạn cuối của ván đấu) này để giảng dạy trước giai đoạn khai cuộc ( mở đầu ) và giai đoạn trung cuộc ( giữa ván đấu) nhằm nâng cao sự suy nghĩ, sự tư duy, tưởng tượng; nâng cao sự hiểu biết thế trận, phát triển kiến thức chung về cờ và nâng cao toàn diện trình độ của người chơi. Bước 5: Giai đoạn khai cuộc ( giai đoạn mở đầu). - Các nguyên tắc trong khai cuộc. - Phân loại khai cuộc. - Một số khai cuộc cơ bản. Qua tham khảo nhiều cuốn sách viết về khai cuộc môn Cờ Tướng và quá trình thi đấu nhiều năm của bản thân, tôi đã cho học sinh nghiên cứu về khai cuộc theo tuần tự 3 giai đoạn sau : + Giai đoạn 1 : Nghiên cứu bước đầu về các phương án, hệ thống khai cuộc. + Giai đoạn 2 : Làm sáng tỏ tất cả ý đồ, mục đích chiến lược của hệ thống, phương án mà chúng ta đang nghiên cứu. + Giai đoạn 3 : áp dụng khai cuộc đó vào tất cả các ván đấu. Bước 6 : Giai đoạn trung cuộc ( giai đoạn giữa ván đấu). - Loại hình chiến thuật. - Phân tích - đánh giá - lập kế hoạch trong Cờ Tướng. - Phương pháp tính toán trong Cờ Tướng. Là giai đoạn quan trọng nhất, giúp người chơi tổng hợp và phân tích, đánh giá mọi vấn đề của thế trận. Đây cũng là giai đoạn căng thẳng và khó nghiên cứu nhất vì chiến thuật trong giai đoạn này là tổ hợp một loạt nước định hướng nhằm giải quyết mục đích nào đó, tại tình huống đã được định trước trong diễn biến của ván cờ. * Chú ý: Để thực hiện được các bước trên, tôi cũng đã phải dựa trên một số điểm sau: + Quỹ thời gian cho phép. + Khả năng ban đầu của học sinh. + Khả năng tiếp thu của học sinh. + Điều kiện dụng cụ trong quá trình học tập và rèn luyện. * Trong quá trình thực hiện các bước trên, tôi đã rút ra được những sai lầm mà học sinh thường mắc phải đó là: - Giai đoạn khai cuộc: Sử dụng khai cuộc không hiệu quả, thường đi nhiều nước sai lầm không có giá trị. - Giai đoạn trung cuộc : + Không phối hợp được các quân. + Hay tính nước một do không phân tích, đánh giá được thế trận. + Thường thua trận trong giai đoạn này do bị tấn công mà không tìm ra phương án chống đỡ. - Giai đoạn tàn cuộc: Không biết phối hợp để phát huy hết tác dụng của các quân. Một số phương pháp để sửa chữa : - Học và nghiên cứu sâu các giai đoạn Cờ Tướng. - Phải tích lũy được cho bản thân những sở trường nhất định, ít nhất phải có 2 - 3 khai cuộc cho bên đi trước và sau làm thế mạnh. - Tránh đi vào những thế trận là điểm yếu của chính mình. - Thực hành nhiều các bài tập về các giai đoạn, giáo viên cùng với học sinh phân tích kỹ từng nước đi, từng phương án chơi. - Đấu tập - thực hành nhiều. Sau mỗi ván đấu giáo viên rút kinh nghiệm ch học sinh. 3- Kết quả đã đạt được khi áp dụng vào thực tiễn đơn vị: - Trong 2 năm học vừa qua (2007 - 2008 và 2008 - 2009), những học sinh của tôi giảng dạy luôn dẫn đầu toàn trường về môn Cờ Tướng. Thông qua kết quả thi đấu giữa các lớp trong toàn trường. - Nhìn lại quá trình học tập qua từng năm, ngày càng có nhiều giáo viên, học sinh yêu thích và tham gia tập luyện Cờ Tướng. - Rất nhiều học sinh đã tự mua cho mình những bộ quân - bàn cờ và sách báo để nghiên cứu thêm. - Tạo môi trường tốt cho học sinh học tập và rèn luyện. - Thành công lớn nhất của tôi là bước đầu gây dựng lên phong trào cho một môn thể thao mới, tôi đã có danh sách những học sinh để thành lập lên một đội tuyển chính thức cho nhà trường. Và một câu lạc bộ Cờ Tướng trong nhà trường sẽ chính thức hoạt động vào năm học tới do chính sự yêu thích, tự nguyện đóng góp về vật chất, tinh thần của các đồng nghiệp và học sinh để câu lạc bộ đi lên và phát triển. Qua kết quả đạt được, tôi cho rằng: “ Thành lập và phát triển đội tuyển Cờ Tướng ” là hợp lý vì nó phù hợp với tình hình điều kiện hiện nay của nhà trường. IV- Những bài học kinh nghiệm và kiến nghị sau quá trình thực hiện đề tài: 1. Những bài học kinh nghiệm: - Để nâng cao chất lượng giáo dục cụ thể theo đề tài này thì theo tôi trước tiên cần sử dụng linh hoạt phương pháp và nội dung tổ chức huấn luyện. - Có kế hoạch cụ thể thời gian tuyển chọn, chọn ra đội tuyển bao gồm những học sinh tiêu biểu cho đội nam, đội nữ của từng khối học sinh. - Trực tiếp bản thân tôi phụ trách huấn luyện các em được chọn, bồi dưỡng. - Ban giám hiệu nhà trường phân công cụ thể cho tôi chịu trách nhiệm về môn Cờ Tướng để lên lịch tập, nội qui, bảo quản thiết bị, vệ sinh phòng tập. 2. Kiến nghị: - Lãnh đạo nhà trường cần phải quan tâm và tạo điều kiện trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, tài liệu để cập nhật thông tin. - Tổ chức đoàn thể, nhà trường thường xuyên tuyên truyền hoạt động TDTT nhất là hoạt động môn Cờ tướng và đưa vào giải thi đấu định kỳ như: Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập đoàn 26/3. Do vậy, muốn đơn vị mạnh phong trào chúng ta cần tạo điều kiện và “ Vào cuộc” ngay, có như vậy phong trào mới duy trì và phát triển mạnh. Trên đây là những suy nghĩ của bản thân tôi, trình bày thành một đề án: “ Thành lập và phát triển đội tuyển Cờ Tướng cho trường THPT Mỹ Đức C ”. Trong khi tham khảo nội dung trình bày, tôi rất mong có thêm nhiều góp ý chân tình của quý thầy cô giáo và đồng nghiệp để bản thân có thêm kinh nghiệm trong công tác. Nhận xét, đánh giá, xếp loại của Hội đồng khoa học cơ sở. Mỹ Đức, ngày 05 tháng 03 năm 2009. Tác giả Nguyễn Thị Bình. -

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem_1.doc
Giáo án liên quan