I )LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Với mục tiêu giáo dục hiện nay của trường tiểu học là phải xây dựng môi trường sư phạm an toàn, khang trang đảm bảo cho học sinh “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Cũng như thông qua các hoạt động giáo dục trên lớp nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Thực hiện tốt phương châm : dạy chữ kết hợp dạy người, phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự tin, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm của giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo bước chuyển mới về chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đứng trước yêu cầu đó, nhiệm vụ đặt ra cho người giáo viên tiểu học là việc bên cạnh truyền đạt kiến thức thì việc giúp các em phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo trong học tập, tạo môi trường học tập tích cực, thân thiện cũng vô cùng quan trọng. Một trong những việc làm tạo nên môi trường học tập thân thiện là người giáo viên giúp học sinh biết chủ động, tự giác, say mê, khuyến khích tính tích cực và tinh thần tự học sao cho các em biết ham học tập, thích tìm hiểu, khám phá, thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn phát triển. Nhu cầu này góp phần không nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục dẫn đến sự thay đổi tất yếu về phương pháp dạy học, trong đó phải kể đến luôn “ Tạo hứng thú trong giờ học cho học sinh lớp Bốn”. Đó là lí do chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong năm học này.
13 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ học cho học sinh lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học tập không chỉ có làm tốt ở phần nội dung của bài mà còn phải làm tốt các khâu như giới thiệu bài.
Ở phần này để tạo hứng thú cho các em ta cần có nhiều cách giới thiệu bài khác nhau theo từng ngày, từng tiết để tránh sự nhàm chán.
+ Lấy mục đích, yêu cầu để giới thiệu.
+ Tạo một cuộc hội thoại nhỏ giữa tôi và học sinh về những vấn đề có liên quan đến nội dung bài học, tạo không khí lớp học thân thiện, cởi mở và tích cực.
+ Nêu một vấn đề có liên quan đến nội dung bài để học sinh trải nghiệm, để huy động vốn hiểu biết của các em vào việc tiếp nhận kiến thức mới.
+ Kể một câu chuyện ngắn có liên quan đến bài mới. Thế là ta khêu gợi tính tò mò, kích thích sự hứng thú của học sinh đối với việc tìm hiểu bài.
+ Cũng có thể là một trò chơi nhỏ khi dạy bài mới Tính từ, kiểm tra bài cũ, tôi chơi trò chơi làm theo động tác ngắn- dài; cao- thấp. Sao mỗi lần, động tác cứ nhanh dần lên để các em làm theo thật là vui và tôi nói: “ Những từ ngắn- dài; cao – thấp thuộc từ loại gì? Hôm nay các em học bài Tính từ sẽ biết.”
+ Đưa ra “ câu đố” đòi hỏi học sinh làm xong bài sẽ trả lời.
+ Để huy động tối đa sự tham gia tích cực của tất cả học sinh trong quá trình học tập, tôi thường tách nhỏ câu hỏi. Đây là cách dẫn dắt học sinh nhận thức từng bước, từng chi tiết đến tổng thể. Cách làm này giúp ta thực hiện dạy học phân hóa đối tượng học sinh trong lớp và huy động nhiều học sinh tham gia tìm hiểu bài. Qua đó cũng giúp học sinh tự nhận thức, chiếm lĩnh kiến thức theo từng bậc, từ dễ đến khó, từ cơ bản đến phức tạp và luôn có bổ sung thêm câu hỏi phụ.
Với bài tập viết đoạn văn ngắn về tả con vật. Tôi muốn học sinh khá, giỏi trong lớp giúp học sinh yếu có thêm vốn từ ngữ để viết giàu hình ảnh về nội dung và bước đầu các em tự tin trong viết đoạn. Từ đó, tôi cũng có thể hướng dẫn học sinh làm sơ đồ tư duy khi tả một con vật mà em thích, dĩ nhiên phần này tôi phải tích hợp qua môn Mĩ thuật các em đã học ở tiết trước, vì các em đã biết vẽ con vật nên các em chỉ dựa vào đó để trình bày bằng lời sau khi đã sử dụng những nét thẳng, cong, hình khối,...để phác họa con vật.
Còn ở môn Toán. Bài Diện tích hình bình hành. Tôi yêu cầu học sinh vẽ hình bình hành như sách giáo khoa, có kí hiệu đáy, chiều cao rồi cắt, ghép hình theo gợi ý. Việc này là cả lớp cùng thực hiện một cách đồng bộ. Yêu cầu các em ghép thành chữ hình chữ nhật. Ghép xong, học sinh trao đổi theo nhóm nhỏ với các câu hỏi :
H : Diện tích hình chữ nhật so với hình bình hành?
H : Chiều dài của hình chữ nhật so với đáy của hình bình hành?
H : Chiều rộng của hình chữ nhật so với chiều cao của hình bình hành?
Học sinh trả lời các câu hỏi trên và nêu cách tính diện tích hình bình hành.
Tiếp theo, nếu đáy của hình bình hành gọi là a và chiều cao của nó là h, diện tích gọi là s thì công thức tính diện tích của hình bình hành được ghi thế nào?
Học sinh trình bày vào bảng con để tôi đánh giá khả năng làm việc của các em thế nào. Sau đó, ta đưa ra một cách tổng quát về diện tích hình bình hành: Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
S = a x h
( s là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao của hình bình hành)
Với cách học sinh tự phát hiện kiến thức sẽ giúp các em biết dựa trên những kiến thức đã học ( tức là những hình quen thuộc), tư duy để biết cách tính diện tích của một số hình.
Để tạo hứng thứ trong học tập, tôi còn sử dụng đồ chơi trong học tập. Đồ chơi là những vật dụng đơn giản, dễ làm từ những băng giấy mà ta có thể hướng dẫn các em tự rút ra cách tìm hai số khi biết tổng- hiệu của hai số đó.
Điều quan trọng không thể thiếu trong một tiết dạy là bước củng cố bài. Thực tế cho thấy, nếu thực hiện tốt bước củng cố bài, ta sẽ từng bước rèn luyện cho học sinh phương pháp tích lũy vốn kiến thức. Củng cố kiến phải đảm bảo hai yếu tố sau: tái hiện và sáng tạo ( vừa củng cố kiến thức đã học vừa có sự liên quan đến kiến thức ngày mai để khêu gợi tính tò mò, đánh động sự khám phá hứng thú học tập ở học sinh khá, giỏi ). Trong một tiết học, học sinh có thể thực hiện nhiều hoạt động, có thể làm nhiều bài tập, các em khó lòng ghi hết những gì đã học. Do vậy, ta cần giúp các em tự rút ra và tự ghi nhớ một số nội dung cốt lỏi của bài học cũng như ý nghĩa thực tiễn. Tôi thực hiện nhiều cách làm để tránh sự nhàm chán. Cụ thể:
+ Chốt theo nội dung, yêu cầu của bài học, khắc sâu kiến thức, kĩ năng mà bài học yêu cầu.
+ Đưa ra một số câu hỏi về ý nghĩa của bài học, học sinh suy nghĩ và liên hệ thực tế.
+ Tổ chức một số trò chơi học tập để bước đầu học sinh biết vận dụng, thực hành kiến thức kĩ năng vừa học.
+ Với phương châm vừa học vừa chơi, trong nội dung trang trí lớp học, tôi còn có góc kiến thức môn Toán: các công thức tính chu vi, diện tích, cách tính thuận tiện,...Luyện từ và câu, bao gồm các kiểu câu chia theo mục đích nói, danh từ, tính từ, động từ, các từ biểu thị mức độ,... Chính tả: quy tắc viết đúng chính tả,...Tập làm văn: những bài văn, đoạn văn hay về nội dung cũng như cách trình bày để các em có điều kiện tham khảo. Đối với học sinh yếu, việc rèn kĩ năng nhớ ngay là rất khó nên phải sử dụng đến hoạt động của bảng lớp để các em hàng ngày thấy và lâu ngày sẽ nhớ để vận dụng. Tôi yêu cầu các em phải xem các kiến thức ở bảng lớp khoảng 5 phút đến 10 phút mỗi ngày vào thời điểm trước khi vào học và bắt đầu giờ ra chơi để tạo thói quen. Với cách học như vậy thì các em yếu mới có cơ hội hòa nhập. Một khi các em đã thuộc bài, hiểu bài và làm bài được thì mới tạo được sự hứng thú trong học tập của các em. Kinh nghiệm trong quá trình dạy lớp để áp dụng cho từng năm học và trong năm học này, bước đầu tôi nhận thấy, các em học sinh lớp 4.6 có một số chuyển biến tích cực sau:
IV) KẾT QUẢ:
Về chuyên cần được theo dõi theo tháng:
Sĩ số: 9
Chuyên cần đi học
Tháng 8 và 9
7em đi học đều (2 em có xin phép nghỉ học một buổi)
Tháng 10
7em đi học đều (1 em có xin phép nghỉ học một buổi, một em nghỉ một buổi học không có phép)
Tháng 11
8 em đi học đều
(1 em có phép một buổi học)
Tháng 12
9 em đi học đều
Dựa vào số liệu thống kê chuyên cần đi học của các tháng ( từ tháng 8 đến tháng 12) , nhận thấy các em đi học có đều hơn. Học sinh nghỉ học không phải vì chán học mà do bị bệnh. Có em nhà không có điện thoại nên không thể liên lạc với tôi được và cũng không thể ra trường xin phép, vì lí do nhà không có ai giữ em nhỏ.
Về chất lượng khảo sát đầu năm
Điểm
1
2
3
4
<5
%
5
6
7
8
9
10
>5
%
Đọc
1
1
3
2
1
1
8
88,9%
Viết
1
2
3
33,3%
3
2
1
3
33,3%
Tiếng Việt
1
1
11,1%
2
4
2
6
66,7%
Toán
1
2
3
33,3%
3
3
6
66,7%
Chất lượng giữa học kì 1
Điểm
1
2
3
4
<5
%
5
6
7
8
9
10
>5
%
Đọc
1
1
11,1%
2
3
2
1
8
88,9%
Viết
1
1
2
22,2%
3
2
2
4
44,4%
Tiếng Việt
2
2
3
1
1
7
77,8%
Toán
1
1
2
22,2%
2
2
1
1
1
5
55,6%
Số liệu thống kê cho thấy môn Tiếng Việt có tiến bộ. Môn Toán đã hạn chế giảm dần tỉ lệ điểm yếu và tỉ lệ điểm khá, giỏi của bài kiểm tra sau luôn cao hơn trước( đặc biệt là điểm giỏi)
Một số chuyển biến khác
Sĩ số : 9
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Mạnh dạn- tự tin
2 em
Tỉ lệ: 22,2 %
2 em
Tỉ lệ: 22,2 %
4
Tỉlệ:
44,4%
6 erm
Tỉ lệ: 66,7%
Nêu ý kiến
0 em
Tỉ lệ: 0
1em
Tỉ lệ:
11,1%
3
Tỉ lệ:
33,3%
3
Tỉ lệ:
33.3%
Trật tự
5em
Tỉ lệ:
55,6%
9em
Tỉ lệ;
100%
9em
Tỉ lệ;
100%
9em
Tỉ lệ;
100%
Sĩ số
Hứng thú
Ít hứng thú
Chưa hứng thú
9
8em ( Nguyễn quang Vinh, Hồ Minh Danh, Nguyễn Thị Thảo Dân, Điểu Trọng Đức, Nguyễn Thị Hương Trầm, Hà Quang Nhẹn, Nguyễn Văn Nghĩa, Phạm Minh Hải)
01 (Lê Thanh Phương)
Số liệu Một số chuyển biến khác trong học tập là dựa trên tình hình học tập từng ngày của học sinh mà tôi cập nhật được thông qua quá trình tích cực học tập của các em. Với số liệu thông kê như vậy, tôi nhận thấy hài lòng về khả năng học tập của các em vùng sâu, vùng xa.
Nói thêm: Hiện nay, trong lớp 4.6, có một em đang tham gia học lớp bồi dưỡng để tham gia thi học sinh giỏi cấp huyện, đó là em Nguyễn Quang Vinh.
V)BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trải qua những năm thực hiện kế hoạch “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực’, tôi thấy phần nào mình đã có sự thành công nhất định với các biện pháp đã đề ra, học sinh thích đi đi học, tự tin, có mạnh dạn, chuyên cần hơn, làm bài tốt hơn và lễ phép trật tự hơn. Các em biết sống có trách nhiệm, biết giúp đỡ bạn bè, kính trọng thầy cô và qua đây tôi muốn chia sẻ những hiệu quả đạt được, tuy chưa nhiều so với khu vực trung tâm. Nhưng nếu so với khu vực vùng xa, các em đa phần thuộc gia đình khó khăn, một buổi đến trường, một buổi phụ giúp bố mẹ , thành quả như thế là đáng ghi nhận. Bản thân tôi không ngừng học hỏi để tiếp tục tìm ra những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để kế hoạch mà mình đề ra luôn đạt hiệu quả tốt nhất.
Nghề dạy học là nghề sáng tạo trong những nghề sáng tạo. Ngoài sáng tạo, tôi cũng phải rèn luyện tính kiên nhẫn, luôn tìm ra những biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tại sao ta không biến những điều không thể thành có thể bằng những phương pháp dạy học tích cực?
Tất cả những điều này nếu được đáp ứng, nó sẽ khơi dậy lòng ham học ở các em, tạo cho các em một sự hứng thú thi đua trong học tập. Chúng ta luôn tạo một môi trường thuận lợi và tốt nhất cho các em để các em thấy rằng “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Càng gần gũi các em thì mình sẽ thấy được ở thế giới quanh các em có nhiều điều thú vị mà mình phải nên làm.
VI) TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Hoạt động vui chơi giữa tiết học ở trường tiểu học- Nhà xuất bản Giáo dục – Tác giả: Hoàng Long- Trần Đồng Lâm- Đỗ Thuật.
Giáo trình Tâm lí học đại cương- Tác giả: PGS.TS Nguyễn Quang Uẩn ( chủ biên) của Trung tâm đào tạo từ xa Huế 2003.
Giáo trình Tâm lí học Tiểu học – Tác giả: Bùi Văn Huệ của Nhà sản xuất Đà Nẵng- 2004.
Giới thiệu Cuộc đời và Sự nghiệp các nhà Toán học- Nhà xuất bản Trẻ- Tác giả: GS. Nguyễn Cang-Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh và PGS Nguyễn Đăng Phất- Tiến sĩ chuyên ngành Toán học Đại học Sư phạm Hà Nội.
Người thực hiện
Cáp Nguyện
File đính kèm:
- skkn.doc