Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng và kết hợp linh hoạt đồ dùng trong dạy - Học giúp môn mĩ thuật đạt kết quả cao - Trường Tiểu học Thái Bình

Là một GV được đào tạo chuyên ngành Mĩ thuật và qua 8 năm công tác tôi thấy, đối với HS Tiểu học mọi kiến thức đối với các em còn rất mới mẻ, và bỡ ngỡ. Các em thường phát huy khả năng quan sát của mình và làm theo những gì quan sát, cảm nhận được đặc biệt là đối với bộ môn Mĩ thuật là một mônhọc nhạy cảm. Chính vì thế việc sử dụng triệt để và vận dụng linh hoạt, sáng tạo đồ dùng dạy và học trong mỗi tiết học là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Mĩ thuật tôi thấy mình phải có trách nhiệm giáo dục cho các em nhận thức và hiểu biết về kiến thức của bộ môn giúp các em phát triển một cách toàn diện về trí tuệ và thẩm mĩ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng và kết hợp linh hoạt đồ dùng trong dạy - Học giúp môn mĩ thuật đạt kết quả cao - Trường Tiểu học Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu Học Thái Hà thái thụy-Thái Bình cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------------œúœ--------------- Sáng kiến Sử dụng và kết hợp linh hoạt đồ dùng trong dạy-học Giúp môn mĩ thuật đạt kết quả cao. ************************************** I. Nhận thức Là một GV được đào tạo chuyên ngành Mĩ thuật và qua 8 năm công tác tôi thấy, đối với HS Tiểu học mọi kiến thức đối với các em còn rất mới mẻ, và bỡ ngỡ. Các em thường phát huy khả năng quan sát của mình và làm theo những gì quan sát, cảm nhận được đặc biệt là đối với bộ môn Mĩ thuật là một mônhọc nhạy cảm. Chính vì thế việc sử dụng triệt để và vận dụng linh hoạt, sáng tạo đồ dùng dạy và học trong mỗi tiết học là vô cùng quan trọng và cần thiết. Được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Mĩ thuật tôi thấy mình phải có trách nhiệm giáo dục cho các em nhận thức và hiểu biết về kiến thức của bộ môn giúp các em phát triển một cách toàn diện về trí tuệ và thẩm mĩ. Xuất phát từ ý nghĩ trên tôi thấy mình cần phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong quá trình giảng dạy và tiếp thu những phương pháp mới đáp ứng nhu cầu phát triển và đổi mới của toàn xã hội. Để đảm bảo được những yêu cầu đề ra và đạt được những kết quả đồng đều trong môn học tôi xác định việc sử dụng triệt để và vận dụng linh hoạt đồ dùng và đặc biệt là đồ dùng ứng dụng công nghệ cao trong giảng dạy và học tập là yếu tố quan trọng hàng đầu. II. Các biện pháp đã làm. 1.Đối với giáo viên. Qua quan sát tôi thấy, những giờ học GV có nhiều đồ dùng và sử dụng kết hợp chặt chẽ từng phần trong bài học thì HS thường hăng hái và chú ý học bài hơn, các em có hứng thú vẽ tranh hơn cho nên, ngay từ đầu năm học tôi thường lên sẵn chương trình giảng dạy, qua đó sắp xếp và phân loại đồ dùng để phù hợp với từng tiết dạy rồi kiểm tra những phần còn thiếu hụt và làm bổ sung. Đặc biệt tôi quan tâm đến những phương pháp dạy học mới và kết hợp sử dụng phuơng tiện hiện đại giúp bài học có nhiều đồ dùng phong phú hơn giúp học sinh có hứng thú khi quan sát và học tập. 2.Đối với học sinh. Qua quan sát thực tế các giờ thực hành tôi thấy những HS có bộ đồ dùng đầy đủ thường hoàn thành bài của mình nhanh hơn, đẹp hơn - Những học sinh có bộ đồ dùng còn thiếu hoặc không có thường để bài dở dang, chính vì thế ngay từ buổi học đầu tiên tôi tổ chức cho lớp tự kiểm tra đồ dùng và phát hiện những HS không có đồ dùng hoặc đồ dùng còn thiếu để nhắc nhở các em bổ sung kịp thời. 3.Kết hợp giữa giáo viên và học sinh khi sử dụng đồ dùng. -Để giúp HS chủ động và thoải mái khi sử dụng đồ dùng học tập, mỗi tiết học tôi thường giao trực tiếp nhiệm vụ cho mỗi nhóm tự sưu tầm và chuẩn bị những đồ dùng, hình ảnh có liên quan đến tiết học. -Ví dụ; Tiết Vẽ theo mẫu: Thay vì chuẩn bị mẫu tôi đã giao cho các nhóm tự chuẩn bị và tự đặt mẫu, vì thế các em cảm thấy tự tin hơn khi phát biểu ý kiến cũng như thực hiện bài vẽ của mình. Trước mỗi tiết học tôi thường để các nhóm tự kiểm tra chéo đồ dùng vì thế mỗi tiết học các em thường có ý thức chuẩn bị đồ dùng đầy đủ và thực hiện bài vẽ đạt hiệu quả cao. -Kết hợp sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại như máy chiếu đa năng, đầu CD giúp các em nghe, hiểu, cảm nhận và trao đổi trực tiếp được nhiều kiến thức và hình ảnh thực tế thông qua bài học. -Với sự kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp và đồ dùng trực quan giúp các em cảm thấy tự tin, làm chủ tiết học qua đó tiết học thực sự đạt kết quả cao và gây nhiều hứng thú cho các em ở những môn học khác. -Sau mỗi tiết học tôi thường đánh giá, nhận xét, tuyên dương kịp thời những nhóm có ý thức chuẩn bị đồ dùng tốt để tạo sự ganh đua giữa các nhóm giúp giờ sau các nhóm chuẩn bị tốt hơn. III. Kết quả đạt được. Với sự cố gắng của tôi và một số việc làm cụ thể như trên trong những năm học qua môn học mĩ thuật ở trường tôi gặt hái được những kết quả đáng khích lệ. -Năm học 2003-2004 Kiểm tra chất lượng đạt 100% từ A trở lên. Học lực đạt 100% hoàn thành từ A trở lên (Trong đó HTT=35%) -Năm học 2004-2005 Kiểm tra chất lượng đạt 100% từ A trở lên. Học lực đạt 100% hoàn thành từ A trở lên (Trong đó HTT=37,5%) -Năm học 2005-2006 Kiểm tra chất lượng đạt 100% từ A trở lên. Học lực đạt 100% hoàn thành từ A trở lên (Trong đó HTT=35%) Có 01 HS về dự kì thi vẽ tranh “Cảnh đẹp quê hương” do PGD tổ chức và đạt giải Ba toàn huyện và được PGD cấp giấy chứng nhận HS giỏi Huyện (Nguyễn Văn Hưởng lớp 4B) -Năm học 2006-2007 Kiểm tra chất lượng đạt 100% từ A trở lên. Học lực đạt 100% hoàn thành từ A trở lên (Trong đó HTT=39%) Tổ chức lớp năng khiếu Mĩ thuật với 10 em. Chọn 04 em đi dự thi vẽ tranh tại cụm và được PGD cấp giấy chứng nhận HS giỏi Huyện. 01 em đạt giải Nhất (Nguyễn Văn Hưởng lớp 5B) 03 em đạt giải Ba (Nguyễn Huyền Trang) (Nguyễn Thị Thuỳ Dinh- Nguyễn Thị Mai) -Năm học 2007-2008 Kiểm tra chất lượng đạt 100% từ HT trở lên trong đó HTT =20,6%; HT=79,4% Học lực đạt 100% HT trở lên (Trong đó HTT=16,8; HT=83,2% Tổ chức lớp năng khiếu Mĩ thuật với 08 em. Chọn 04 em đi dự thi vẽ tranh tại cụm 01 em đạt giải Nhì (Phạm Thị Hương lớp 4A) 03 em đạt giải khuyến khích IV. Bài học rút ra. Để môn học đạt hiệu quả cao tôi thấy cần phải sử dụng triệt để và vận dụng đồ dùng dạy và học một cách sáng tạo, linh hoạt. Đồ dùng đầy đủ-đẹp sẽ tạo cho học sinh có hứng thú học tập, tạo không khí sôi nổi, tự tin trong từng tiết học để môn học thực sự phát huy tác dụng giúp HS phát triển toàn diện trí óc, thẩm mĩ của mình. Trên đây là một vài sáng kiến nhỏ của tôi đối với bộ môn Mĩ thuật. Kính mong nhận được sự góp ý của Ban tổ chức và các đồng chí, đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn. Thái Hà, ngày 02 tháng 5 năm 2008. Người viết Ngô Chinh Nam

File đính kèm:

  • docSANG KIEN DE DAY TOT MON MI THUAT.doc
Giáo án liên quan