Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm kích thích hứng thú tập luyện thể dục thể thao cho học sinh khối 10, 11 Trường THPT Nguyễn Trãi

Mặt khác, trong thực tế môn học thể dục có nhiều đối tượng học sinh khác nhau: Có em có sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, có em tật bẩm sinh vì thế, làm thế nào với những em không phải đứng nhìn các bạn tập luyện mà thèm muốn vận động và ham thích được cùng tham gia hoạt động với các bạn. Dựa trên nền tảng GDTC và những phương pháp được sử dụng hợp lý có tác dụng quan trọng đến đối tượng tập luyện kích thích, hay động viên, bài tập chức năng để cho các em có thể tập luyện nâng cao sức khoẻ

doc28 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 66 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm kích thích hứng thú tập luyện thể dục thể thao cho học sinh khối 10, 11 Trường THPT Nguyễn Trãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 10A3 43 12 27.91 25 58.14 5 11.63 1 2.326 10A4 42 14 33.33 23 54.76 4 9.524 1 2.381 10A5 41 13 31.71 22 53.66 6 14.63 0 0 10B1 43 19 44.19 18 41.86 5 11.63 1 2.326 10B3 41 17 41.46 16 39.02 7 17.07 1 2.439 10B5 43 19 44.19 18 41.86 5 11.63 1 2.326 TC 10 253 94 37.15 122 48.22 32 12.65 5 1.976 11A1 43 18 41.86 21 48.8 4 9.3 0 0.00 11A5 41 16 39.02 20 48.8 4 9.8 1 2.44 11B2 42 16 38.10 19 45.2 6 14.3 1 2.38 11B3 42 17 40.48 23 54.8 2 4.8 0 0.00 TC 11 168 67 39.88 83 49.4 16 9.524 2 1.19 Từ kết quả trên cho thấy hiệu quả của phương pháp áp dụng trò chơi vận động và kết hợp thi đấu và sử dụng phương pháp cá biệt hoá, động viên khích lệ.. từ bảng số liệu trên cho thấy tỉ lệ học sinh khá, giỏi chiếm tỉ lệ khá cao 85,38% ở khối 10 và ở khối 11 là 89,29%. Chính vì thế kết quả của học sinh yếu và trung bình thấp đi là 14,62% ở khối 10 và khối 11 là 10,71%. Bên cạnh những lớp thực nghiệm được áp dụng phương pháp trò chơi, chúng tôi cũng lấy một số lớp dạy mà không áp dụng phương pháp trò chơi vào để so sánh đối chứng. Những lớp này có kết quả gần bằng với lớp thực nghiệm. Thầy Lê Minh Thông lấy lớp 11A2, 11A3 để đối chứng với lớp 11A1 Thầy Lê Thanh Hải lấy lớp 11A4, 11A6 để đối chứng với lớp 11A5 Thầy Lê Trường Nhân lấy lớp 11B4, 11B5 để đối chứng với lớp 11B2, 11B3 Thầy Phạm Minh Quân lấy lớp 10B4 để đối chứng với lớp 10A5, 10B5 Thầy Nguyễn Văn Khuê lấy lớp 10A1, 10A2 để đối chứng với lớp 10A3, 10A4 Cô Nguyễn Thanh Thuý lấy lớp 10B2 để đối chứng với lớp 10B1, 10B3 Kết quả lúc đầu (Tháng 9/2010) là: Khối Số lượng HS Kết quả thu được Giỏi Khá Trung bình Yếu SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 11A2 44 6 13.64 8 18.18 24 54.55 6 13.64 11A3 44 5 11.36 12 27.27 20 45.45 7 15.91 11A4 45 7 15.56 15 33.33 19 42.22 4 8.889 11A6 43 8 18.60 14 32.56 18 41.86 3 6.977 11B4 43 9 20.93 14 32.56 18 41.86 2 4.651 11B5 43 8 18.60 15 34.88 16 37.21 4 9.302 TC K11 262 43 16.41 78 29.77 115 43.89 26 9.924 10A1 43 5 11.63 9 20.9 25 58.1 4 9.30 10A2 44 5 11.36 14 31.8 21 47.7 4 9.09 10B2 43 7 16.28 15 34.9 16 37.2 5 11.63 10B4 42 8 19.05 12 28.6 18 42.9 4 9.52 TC K10 172 25 14.53 50 29.07 80 46.51 17 9.884 Ta thấy lúc đầu kết quả những lớp được chọn làm nhóm đối kháng có kết quả gần giống như những lớp tiến hành thực nghiệm, tỉ lệ khá giỏi của khối 10 là 43,6%, khối 11 là 46,18% . Ở mức trung bình yếu khối 10 là 56,4%, khối 11 là 53,82%. Kết qua sau (Tháng 5/2011) là: Khối Số lượng HS Kết quả thu được Giỏi Khá Trung bình Yếu SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 11A2 44 7 15.91 10 22.73 23 52.27 4 9.091 11A3 44 8 18.18 15 34.09 18 40.91 3 6.818 11A4 45 10 22.22 16 35.56 16 35.56 3 6.667 11A6 43 15 34.88 15 34.88 11 25.58 2 4.651 11B4 43 16 37.21 14 32.56 12 27.91 1 2.326 11B5 43 14 32.56 15 34.88 12 27.91 2 4.651 TC K11 262 70 26.72 85 32.44 92 35.11 15 5.725 10A1 43 9 20.93 13 30.2 18 41.9 3 6.98 10A2 44 11 25.00 14 31.8 17 38.6 2 4.55 10B2 43 12 27.91 16 37.2 12 27.9 3 6.98 10B4 42 13 30.95 15 35.7 12 28.6 2 4.76 TC K10 172 45 26.16 58 33.72 59 34.3 10 5.814 Sau một thời gian giảng day thì kết quả học sinh khá giỏi có tăng lên nhưng tăng không nhiều như ở những lớp được áp dụng phương pháp trò chơi. Cụ thể tỷ lệ học sinh khá giỏi ở khối 10 tăng lên 59,88%, khối 11 tăng lên 59,16%. 5/ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của GDTC: 5.1. Giải pháp về giáo viên thể dục: TDTT là một lĩnh vực khoa học, không có kiến thức khoa học về TDTT thì không nhận thấy tác dụng của TDTT đối với sức khoẻ con người và không thể xây dựng cho mình nếp sống văn minh khoa học, rèn luyện thân thể đều đặn. Chính vì thế, GDTC là con đường mà người giáo viên hướng dẫn học sinh tập luyện nếu không nắm được tình hình sức khoẻ, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh thì sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, gây nguy hại đến sức khoẻ, tác động xấu đến sự phát triển các tố chất của học sinh. Để thực hiện được nội dung chương trình và giảng dạy cho học sinh tập luyện có hiệu quả, giáo viên thể dục phải có trình độ vững vàng, yêu thích và đam mê TDTT, có sức khoẻ tốtXuất phát từ yêu cầu cấp bách đó, chúng tôi đưa ra giải pháp sau: Giáo viên thể dục phải thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của tiến trình giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn, phải dự giờ trao đổi kinh nghiệm, tham khảo các bài giảng mẫu để rút kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên luôn tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn, những trò chơi mới phù hợp với bài tập để vừa hình thành kỹ năng vừa kích thích sự tích cực trong học tập của học sinh, không áp đặt, không máy móc, tránh sự nhàm chán, thụ động ở học sinh. Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, phục vụ tốt cho công tác chăm lo sức khoẻ học sinh. 5.2 Giải pháp về học sinh Đối với học sinh GV phải động viên, khích lệ học sinh tham gia học tập đồng thời tham gia bài tập ngoại khóa cho HS. Bên cạnh đó phải nhắc nhở học sinh tham gia học tập nghiêm túc và vận dụng kiến thức đã học để tăng cường rèn luyện thân thể, tập luyện thể dục thể thao. C - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1/ Kết luận: Tóm lại GDTC là 1 trong những mặt giáo dục cuả hệ thống giáo dục, việc học môn thể dục trong nhà trường phổ thông là một động lực quan trọng để góp phần hoàn thiện về mặt thể chất ngoài ra còn có tác dụng tích cực thúc đẩy các mặt giáo dục khác phát triển. Mặt khác môn thể dục được coi là môn năng khiếu, song không phải ai có năng khiếu thể dục thể thao là đã có một sức khỏe tốt mà đòi hỏi phải có sự tập luyện hợp lý thường xuyên. Tùy thuộc vào tâm lý lứa tuổi, sự phát triển về mặt sinh học mà có kế hoạch luyện tập hợp lý. Vì vậy không chỉ trò tích cực tập luyện mà giáo viên chúng ta phải trau dồi kiến thức, tự hoàn thiện mình, luôn nghiên cứu tìm ra những phương pháp soạn giảng, tập luyện phù hợp khắc phục những khó khăn để đưa chất lượng GDTC ngày càng phát triển. Đào tạo cho xã hội thế hệ tương lai là những con người toàn diện có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cường tráng, dũng khí kiên cường để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và sống cuộc sống vui tươi lành mạnh. Trong quá trình thực hiện chúng tôi nhận thấy được những ưu điểm đó là: - Việc lựa chọn và tổ chức trò chơi hợp lý có tác dụng lớn trong việc luyện tập thể lực một cách toàn diện cho học sinh gây được hứng thú học cho học sinh và hứng thú dạy cho giáo viên. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. - Xóa được tư tưởng: “xem nhẹ bộ môn” ở giáo viên làm cho giáo viên thêm yêu nghề. - Giáo dục truyền thống đạo đức lối sống, tính tổ chức kỷ luật, tính đoàn kết cho các em học sinh. - Qua những trò chơi hợp lý giáo viên tận dụng được thời gian tiết dạy để học sinh “chơi mà học”. Bên cạnh những ưu điểm nêu trên chúng tôi vẫn nhận thấy còn một số hạn chế của đề tài như sau: - Đối tượng áp dụng còn hẹp, chưa có thể nhân rộng ra trong toàn trường, và các trường THPT khác. - Một số trò chơi chúng tôi đã giới thiệu trên không được chi tiết lắm nó chỉ là để minh họa ý nghĩ của chúng tôi. 2/ Kiến nghị: Để đảm bảo công tác GDTC cho học sinh đòi hỏi phải tăng cường các thiết bị dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy của thầy cô và của việc tập luyện của trò theo hướng: Mỗi năm nhà trường phải mua sắn thêm một số thiết bị dụng cụ như: Mua thêm nệm để thay thế các nệm xuống cấp không an toàn khi tập luyện. Nhà trường cùng thầy cô, học sinh tự làm thêm một số thiết bị dụng cụ như: Cho HS các lớp nộp cầu đá, bóng chuyền, xà nhảy cao, sân bóng...góp phần làm giàu thêm cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ tốt cho công tác GDTC cho học sinh. Thường xuyên cải tạo và nâng cấp các sân tập. Tiến tới xây dựng hoàn thiện sân tập để đảm bảo tập luyện ở nhiều môn thể thao thúc đẩy sự phát triển các tố chát thể lực cho học sinh. Cần quan tâm nhiều hơn nữa vào công tác giáo dục thể chất cho học sinh như: Tăng cường giao lưu thể thao với các trường bạn, tham gia các phong trào ở các cấp Đề tài này đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi hạn chế thiếu sót, mong Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, công đoàn và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến, bổ sung để chúng tôi có thể hoàn thiện đề tài và các biện pháp mới hay hơn, sát thực hơn với thực tiễn địa phương và từng đối tượng học sinh, để góp phần xây dựng con người phát triển một cách toàn diện. Đồng thời đưa sáng kiến của chúng tôi áp dụng cho HS toàn trường THPT Nguyễn Trãi và học sinh THPT nói chung để giờ học thể dục đạt kết quả cao hơn đồng thời góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển toàn diện cho HS. CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT GDTC: Giáo dục thể chất HS: Học sinh GV: Giáo viên THPT: Trung học phổ thông TDTT: Thể dục thể thao TÀI LIỆU THAM KHẢO STT TÁC GIẢ VÀ TÊN TÀI LIỆU 1 Nguyễn Văn Đức, Phương pháp toán học thống kê, NXBTDTT,1977. 2 Phi Trọng Hành, Y học thể dục thể thao, NXBTDTT,2000. 3 Vũ Đào Hùng, Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, NXBGD, 2001. 4 Nguyễn Đức Văn, Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, 2000. 5 Trương Quốc Uyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh với TDTT, NXBTDTT. 6 Lê Văn Xem, Tâm lý học TDTT, NXBĐHSP, 2004. 7 Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT – NXB Giáo dục, 2004. 8 Sách giáo viên thÓ dôc 10,11,12 9 Phương pháp giảng dạy thể dục thể thao trong nhà trường phổ thông - NXB TDTT. 10 Vũ Đào Hùng, Trần Đồng Lâm, Đặng Đức Thọ, Thể dục và phương pháp dạy học tập 1 Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NHẬN XÉT: XẾP LOẠI: Trảng Bàng, ngàytháng .năm 2012 CHỦ TỊCH HĐKH CẤP TỈNH NHẬN XÉT: XẾP LOẠI: Tây Ninh, ngàythángnăm 2012 CHỦ TỊCH HĐKH

File đính kèm:

  • docSKKN TRO CHOI TRUONG THPT NGUYEN TRAI.doc