Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy tiết 26 và 27 môn giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 10 trường trung học phổ thông Triệu Sơn 3

LỜI MỞ ĐẦU

Chương trình Giáo dục Quốc phòng - An ninh cấp trung học phổ thông được ban hành kèm theo quyết định số 79/2007/QĐ-BGD-ĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo. Hiện nay, chương trình là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, là môn học chính khoá trong chương trình giáo dục trung học phổ thông nhằm rèn luyện, hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức Quốc phòng - An ninh, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Nhận rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ trên trong những năm qua, ban Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá luôn quan tâm, chỉ đạo, tổ chức và triển khai thực hiện tốt công tác Giáo dục Quốc phòng - An Ninh.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy tiết 26 và 27 môn giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 10 trường trung học phổ thông Triệu Sơn 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời gian 5 phút. Đại diện của nhóm lên trả lời được 4 nội dung: - Đại cương - Triệu chứng. - Cấp cứu ban đầu - Cách đề phòng. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. Hs nghe nhận xét của giáo viên và ghi chép bài. Chú ý ghi phần kết luận của giáo viên. Hs quan sát và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. IV. tổng kết tiết học (5 phút): - Củng cố nội dung ý chính của tiết học. - Hướng dẫn học sinh về nhà chuẩn bị bài tiết 27: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường (tiếp). - Nhận xét tiết học - Xuống lớp. 2. Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm cho học sinh ở tiết 26 2.1. Chuẩn bị thảo luận Việc chuẩn bị cho thảo luận cần: - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thảo luận, phân bố thời gian thảo luận cho học sinh (phổ biến cho học sinh hiểu về khái niện thảo luận nhóm, phương pháp thảo luận). - Phân chia nhóm. Tiết 26 - Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường, tôi chia lớp thành 12 nhóm nhỏ tương ứng với 12 bàn học của nhà trường hiện nay để thảo luận (do điều kiện phòng học hiện nay còn chật hẹp, cách sắp xếp bàn ghế không phù hợp cho các bàn ngồi quanh nhau) và bầu nhóm trưởng , thư kí cho mỗi nhóm. - Giao nội dung thảo luận cho các nhóm. ở tiết 26 có 4 nội dung là: Bong gân, sai khớp, ngất, điện giật tôi giao cho 12 nhóm thực hiện nghiên cứu các nội dung: Nhóm 1, 2, 3: Nghiên cứu về Bong gân. Nhóm 4, 5, 6: Nghiên cứu về sai khớp. Nhóm 7, 8, 9: Nghiên cứu về Ngất. Nhóm 10, 11, 12: Nghiên cứu về Điện giật. - Phương hướng thảo luận cho các nhóm: Tôi xác định phương hướng cho các nhóm thảo luận gồm có 4 nội dung là: + Đại cương. + Triệu chứng. + Cách cấp cứu ban đầu. + Cách đề phòng. ở mỗi nội dung các em chỉ nêu ý chính, các hiện tượng mà bản thân em có thể gặp trong thực tế cuộc sống để có thể đưa ra các kết luận cụ thể. 2.2. Tiến hành thảo luận nội dung ở tiết 26 theo nhóm Khi cho học sinh tiến hành thảo luận nội dung của tiết 26 theo nhóm tôi quan sát các nhóm và lắng nghe, hướng dẫn nội dung thảo luận cho các em và cũng không quên nhắc học sinh về thời gian thảo luận, nhắc học sinh không tham gia thảo luận, làm việc riêng 2.3. Kết thúc thảo luận Tôi gọi mỗi nhóm 1 học sinh lên trình bày trên bảng trong thời gian 3 phút, sau đó tôi cho từng nhóm trình bày nội dung mình thảo luận. Tiếp theo: tôi gọi các nhóm có ý kiến bổ sung cho từng nhóm. Tôi nhận xét và kết luận nội dung cho các nhóm và cha các nhóm ghi nội dung chính của bài học. c. kết luận i. Kết quả nghiên cứu: Trong quá trình tìm hiểu và đưa ra những kinh nghiệm nhỏ của bản thân trên, tôi đã đồng thời áp dụng hai phương pháp dạy học cho 4 lớp có trình độ và kết quả học tập tương đương nhau, có số lượng học sinh bằng nhau đó là: - Phương pháp dạy học cũ ( thuyết trình, vấn đáp, phân tích) cho nhóm I gồm có 2 lớp là: 10 D6 có 53 học sinh và lớp 10 D9 có 45 học sinh. - Phương pháp thảo luận nhóm cho Nhóm II gồm có 2 lớp: 10 D3 có 52 học sinh và lớp 10 D8 có 46 học sinh. Qua 2 tiết dạy ở 4 lớp với 2 phương pháp dạy học khác nhau kết thúc tiết thứ 2 tôi thực hiện kiểm tra khảo sát) nhận thức của học sinh qua cùng 1 câu hỏi tự luận là: Phân tích các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng Ngất? Thời gian học sinh làm bài là 10 phút và thu được kết quả như sau: 1. Đối với nhóm I Là nhóm áp dụng các phương pháp dạy học cũ gồm có cả thuyết minh, phân tích, hỏi đáp và thu được kết quả cụ thể ở bảng 1 sau: Điểm Lớp(SS) Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 2-1 Điểm 5 SL % SL % SL % SL % SL % SL % 10D6 (53) 0 0 20 37.7 21 39.7 9 16.9 3 5.7 41 77.4 10D9 (45) 0 0 16 35.6 21 46.6 4 8.9 4 8.9 37 82.2 Bảng 1: Kết quả khảo sát của nhóm I Như vậy nhìn vào bảng 1 tôi thấy: - Học sinh có điểm từ 9-10 là không có. - Học sinh có điểm từ 7-8 là 36 học sinh trên 98 học sinh đạt 36.7% - Học sinh có điểm từ 5-6 là 42 học sinh trên 98 học sinh đạt 42.9% - Học sinh có điểm từ 1-4 là 20 học sinh trên 98 học sinh đạt 20.4% - Số học sinh đạt từ 5 điểm trở lên là: 78 học sinh đạt 79.6% 2. Đối với nhóm II Là nhóm áp dụng phương pháp thảo luận nhóm bằng một số kinh nghiệm tôi đã trình bày ở mục 2 phần : Các giải pháp thực hiện - Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trên lớp học và thu được kết quả cụ thể ở bảng 2 sau: Điểm Lớp(SS) Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 2-1 Điểm 5 SL % SL % SL % SL % SL % SL % 10D3 (52) 2 3.9 26 50 20 38.4 4 7.6 0 0 48 94.3 10D8 (46) 1 2.2 25 54.4 15 32.6 5 10.9 0 0 41 89.2 Bảng 2: Kết quả khảo sát của nhóm II Như vậy nhìn vào bảng 2 tôi thấy: - Học sinh có điểm từ 9 -10 là 3 học sinh trên 98 học sinh đạt 3.1% - Học sinh có điểm từ 7 - 8 là 51 học sinh trên 98 học sinh đạt 52 % - Học sinh có điểm từ 5 - 6 là 35 học sinh trên 98 học sinh đạt 35.7% - Học sinh có điểm từ 1-4 là 9 học sinh trên 98 học sinh đạt 9.2% - Số học sinh đạt từ 5 điểm trở lên là: 89 học sinh đạt 90.8 % Cũng qua nhóm II tôi hỏi học sinh: “ Em cảm thấy tiết học này như thế nào?” và cho học sinh các đáp án để các em trả lời: Đáp án: A Rất thích B Bình thường C Không thích Qua thống kê thu được kết quả: Năm học Nôi dung Lớp/ Sĩ số Rất thích Bình thường Không thích 2009-2010 10D3 /52 17 30 5 10D8 /46 13 26 7 Bảng 2.1: Kết quả thống kê hứng thú học tập của học sinh. Quan sát vào bảng 2.0 và bảng 2.1 ta thấy: - Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm hứng thú học tập của học sinh ở nhóm II tăng hơn so với nhóm I cụ thể: Nhóm I có: 17 học sinh thích học và có 27 học sinh không thích học. Nhóm II có: 30 học sinh thích học và có 12 học sinh không thích học. 3. Kết quả thu được ở Nhóm I và II Tổng hợp kết quả khảo sát của cả hai nhóm I và II tôi thu được: Điểm Nhóm(SS) Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 1-2 Điểm 5 SL % SL % SL % SL % SL % SL % Nhóm I -(98) 0 0 36 36.7 42 42.9 13 13.3 7 7.1 78 79.6 Nhóm II-(98) 3 3.1 51 52 35 35.7 9 9.2 0 0 89 90.8 Bảng 3: Kết quả khảo sát của nhóm I và nhóm II Nhìn vào bảng 3 ta thấy: - Nhóm II đã có học sinh có điểm 9-10 đạt 3.1%. - Số lượng học sinh đạt điểm 7 - 8 của nhóm II là 51 cao hơn nhóm I là 36. - Số lượng học sinh đạt điểm 1 - 4 của nhóm II là 9 giảm hơn so với nhóm I là 20. - Số lượng học sinh đạt điểm 5 của nhóm II là 89 cao hơn nhóm I là 78. Như vậy theo kết quả này chúng ta có thể khẳng định sử dụng phương pháp thảo luận nhóm ban đầu đã đem lại cho học sinh kết quả học tập tốt hơn. ii. Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận Trên đây là những kinh nghiệm được rút ra qua hai năm công tác giảng dạy, chắc chắn chưa thể đầy đủ song bản thân tôi cũng mạnh dạn nêu lên những kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy mà bản thân tôi đã trực tiếp áp dụng và thực hiện trong hai năm học vừa qua. Tôi mong muốn cũng được các đồng nghiệp trao đổi rút ra bài học kinh nghiệm đầy đủ hơn trong công tác giảng dạy, đặc biệt là trong quá trình đổi mới các phương pháp dạy học góp phần tạo điều kiện thuận lợi và tốt nhất các điều kiện học tập, tiếp thu bài của học sinh. So với những phương pháp dạy học cũ sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong 2 tiết học 26, 27 ở Bài 6 - Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường thì kết quả nhận thức của học sinh ngay sau khi học 2 tiết này có tỉ lệ trên trung bình 5 cao hơn, cụ thể chúng ta thấy ở bảng 3 như sau: Nhóm I có 78 đạt 79.6% Nhóm II có 89 đạt 90.8% Qua kết quả này chúng ta có thể nói: - Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhỏ giúp các thành viên trong nhóm chia sẽ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Khi giáo viên phân công thảo luận, những học sinh trong nhóm sẽ cố gắng tìm hiểu phát biểu trong nhóm của mình sau đó thống nhất chung kết luận về nội dung thảo luận để trình bày trước lớp, trước khi có sự nhận xét của các nhóm khác và thầy(cô) giáo bộ môn, do vậy vấn đề sẽ được học sinh chú ý tìm hiểu và phát huy tính tích cực trong học tập của các em học sinh tránh được việc ngồi nghe thầy(cô) giáo một cách thụ động và còn giúp hỗ trợ nhau giữa các thành viên trong nhóm bởi trong một nhóm bao giờ cũng có số học sinh giỏi, khá, trung bìnhđây chính là cơ hội cho các em học sinh được học tập lẫn nhau và khi thầy cô giải đáp, kết luận học sinh sẽ dễ hiểu bài hơn, nhớ lâu hơn kết quả học tập của học sinh sẽ tốt hơn. Hơn nữa sử dụng phương pháp thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên thì những học sinh lười học, lười xây dựng bài, những học sinh hay nói chuyện riêng, làm việc riêng sẽ hạn chế phần nào bởi phạm vi quan sát của thầy (cô) giáo là rất rộng cho các nhóm cùng thảo luận như vậy số lượng học sinh tham gia thảo luận nhóm, xây dựng bài gần như huy động được tối đa hiệu quả giờ dạy của giáo viên sẽ tốt hơn. Như vậy phương pháp thảo luận nhóm có thể thúc đẩy tinh thần hợp tác, sư phối hợp hiểu biết và hỗ trợ cho nhau trong quá trình học tập, đây là hình thức học mới mẻ tạo không khí học tập tích cực cho học sinh và phương pháp này đã, đang và sẽ đáp ứng được với yêu cầu đổi mới công tác dạy và học hiện nay. 2. Kiến nghị - Đối với nhà trường: Cần phải quan tâm hơn nữa tới cở sở vật chất cho phòng học của học sinh, để có thể áp dụng cho học sinh nhiều phương pháp dạy học mang lại hiệu quả cao trong học tập như: có phòng học sử dụng cho thảo luận nhóm hợp lí, có thiết bị, máy chiếu, công nghê thông tin - Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: Cần tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất trang thiết bị, phòng học cho trường để có thể áp dụng các phương pháp dạy học mới phù hợp hơn. Trên đây là nhưng kinh nghiệm dạy học qua 2 năm công tác của tôi, rất mong được sự quan tâm, góp ý kiến bổ sung của đồng nghiệp để đề tài có thể áp dụng được hiệu quả nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn! Triệu Sơn, ngày 19 thăng 05 năm 2010 Người viết Khương Thị Yến

File đính kèm:

  • docSKKN Khuong Yen.doc
Giáo án liên quan