Trong những thành tố này, thiết bị dạy học được các thành tố khác chi phối vafg mặt khác nó tác động tích cực trong việc thực hiện mục tiêu dạy học.
- Trong sách giáo viên lịch sử 9 ở phần: Những vấn đề chung của chương trình lịch sử 9 có định hướng sử dụng thiết bị dạy học.
+ Sử dụng TBDH là yêu cầu bắt buộc để đổi mới phương pháp dạy học theo mục tiêu của hệ thống giáo dục phổ thông.
+ Khi sử dụng thiết bị kênh hình trong sách giáo khoa (tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ ) Cần lưu ý đảm bảo 2 yêu cầu:
1 là: Minh hoạ nội dung kênh hình và chính nó là nội dung thay cho kênh chữ.
2 là: Thiết bị đồ dùng dạy học lịch sử là một nguồn nhận thức lịch sử chứ không chỉ là minh hoạ cho bài học (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên trang 122).
Thực hiện hai yêu cầu này sẽ có tác dụng làm cho bài giảng thêm sinh động, giúp hs tiếp nhận sâu sắc kiến thức lịch sử, góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
15 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử lớp 9 - Vũ Văn Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i gian và không gian xác định. Đồng thời bản đồ lịch sử còn giúp học sinh suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả, và quá trình phát triển lịch sử, giúp các em củng cố, ghi nhớ những kiến thức đã học. Về hình thức, bản đồ lịch sử không cần có những ký hiệu về biên giới các quốc gia, sự phân bố dân sự, thành phố, các vùng kinh tế, địa điểm xảy ra những biến cố quan trọng (các cuộc khởi nghĩa, cách mạng, chiến dịch...) mà cần có những ký hiệu về biên giới các quốc gia, sự phân bố dân cư, thành phố, các vùng kinh tế, địa điểm xảy ra những biến cố quan trọng (các cuộc khởi nghĩa, cách mạng, chiến dịch...). Các minh họa trên bản đồ phải được trình bày chính xác, đẹp, rõ ràng...
b. Niên biểu: hệ thống hóa các sự kiện quan trọng theo thứ tự thời gian, đồng thời nêu mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong một thời kỳ. Để đạt thể niên biểu có thể chia làm 2 loại:
- Niên biểu tổng hợp: Là bảng liệt kê những sự kiện lớn xảy ra sau một thời gian dài.
- Niên biểu chuyên đề: đi sâu trình bày nội dung một vấn đề quan trọng nổi bật nào đấy của một thời kỳ lịch sử nhất định nhờ đó mà học sinh hiểu được bản chất sự kiện một cách toàn diện, đầy đủ.
c. Đồ thị: Dùng để diễn tả quá trình phát triển, sự vận động của một sự kiện lịch sử, trên cơ sở sử dụng số liệu, tài liệu thống kê bài học. Đồ thị có thể biểu diễn bằng một mũi tên để minh họa sự vận động đi lên, sự phát triển của một hiện tượng lịch sử hoặc biểu diễn trên các trục hoành (ghi thời gian) và trục tung (ghi sự kiện)
d) Sơ đồ nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng những mô hình học đơn giản, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử.
e) Hình vẽ bằng phấn trên bảng đen nhằm minh họa ngay những sự kiện đang được trình bày miệng không cần sử dụng một loại đồ dùng trực quan nào.
g) Sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong dạy học lịch sử. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, việc áp dụng các phương tiện kỹ thuật giáo dục vào dạy học lịch sử ngày càng tăng. Nói đến phương tiện kỹ thuật giáo dục là nói đến trước hết các phương tiện dùng trong công việc giảng dạy như truyền hình, phim ảnh, máy ghi âm, máy phóng hình.... Trong dạy học lịch sử, các phương tiện kỹ thuật thường dùng là màn ảnh nhỏ (tivi, video, đèn chiếu) radio, máy ghi âm.... Những phương tiện này cần có trong dạy học lịch sử song không thể thay thế vai trò của giáo viên trên lớp. Vì vậy bản tân tôi cho rằng vấn đề đặt ra là phối hợp như thế nào các đồ dùng trực quan vốn có và các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong giờ học lịch sử và vai trò của giáo viên sẽ như thế nào trong việc tổ chức dạy học có hiệu quả?
3.2. Cách sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử:
Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử cần chú ý các nguyên tắc sau:
- Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp, vì vậy cần xây dựng một hệ thống đồ dùng trực quan phong phú phù hợp với các bài học lịch sử.
- Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan, phải đảm bảo được sự quan sát đầy đủ dùng trực quan của học sinh.
- Phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan (không chỉ để cụ thể hóa kiến thức mà cần đi sâu phân tích bản chất sự kiện).
- Đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày các đồ dùng trực quan đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan (đắp sa bàn, vẽ bản đồ, tường thuật trên bản đồ). Tùy theo yêu cầu của bài học và loại hình đồ dùng trực quan mà có cách sử dụng khác nhau.
- Thứ nhất, cách sử dụng đồ dùng trực quan cỡ lớn dùng chung cho cả lớp cùng một lúc như: tranh, ảnh lịch sử, minh họa trong sách giáo khoa, báo chí, tư liệu tham khảo, đồ phục chế.
Thứ hai: Cách sử dụng đồ dùng trực quan cỡ nhỏ đặt ở bàn học sinh như: danh lam thắng cảnh, lịch sử trong sách giáo khoa.
Thứ ba: Cách sử dụng một số đồ dùng trực quan quy ước và hình vẽ bảng đen.
Thứ tư: Cách sử dụng màn ảnh như: phim, đèn chiếu, phim trên video, phim điện ảnh.
Thứ năm: sử dụng trực quan hiện vật trưng bày trong các viện bảo tàng trung ương và địa phương, các di tích lịch sử khi tiến hành bài giảng ở bảo tàng hoặc nơi diễn ra sử dụng sự kiện.
Lưu ý: Loại đồ dùng trực quan treo tường được sử dụng nhiều nhất trong dạy học lịch sử hiện nay là bản đồ, sơ đồ, đồ thị, bảng niên biểu. Trước khi sử dụng chúng cần chuẩn bị thật kỹ (nắm chắc nội dung bản đồ, ý nghĩa của từng loại phục vụ cho nội dung nào của bài học).
Trong tiến trình, theo tôi xác định đúng thời điểm để treo bản đồ (hoặc sơ đồ, đồ thị) - không nên treo trên bảng đen vì bảng đen còn dùng để viết, phải treo chỗ cao ở góc bên phải bảng, nơi có đủ ánh sáng cho tất cả học sinh nhìn thấy rõ. Giáo viên phải đứng bên phải bản đồ, dùng que chỉ địa điểm thật chính xác (khi xác định một vị trí, giáo viên không nên nói một cách mơ hồ rằng vị trí này nằm ở phía "bên trên" hay "bên dưới" ở "bên phải" hay "bên trái" mà phải chỉ phương hướng cụ thể của vị trí ("phía tây" hay "phía bắc"). Nếu là một khu vực, căn cứ quân sự.... thì giáo viên phải chỉ đúng ký hiệu trên bản đồ, nếu là con sông thì phải chỉ từ thượng lưu xuống phía hạ lưu (theo dòng chảy của dòng sông).
Giáo viên phải luôn luôn theo dõi, kiểm tra sự thu nhận của học sinh giúp học sinh phân tích, nêu kết luận khái quát về sự kiện được phản ánh trên bản đồ.
Ví dụ khi giới thiệu cho học sinh về tốc độ phát triển kinh tế của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, giáo viên hướng dẫn cho HS nêu lên quy luật phát triển không đều của các nước đế quốc, các đế quốc già như (Anh, Pháp) dần dần mất vị trí hàng đầu trong công nghiệp và nhường chỗ cho các đế quốc trẻ (Mỹ - Đức). Từ đó, học sinh hiểu mâu thuẫn giữa các tập đoàn đế quốc là không tránh khỏi, mâu thuẫn này tất yếu sẽ dẫn tới cuộc chiến tranh đế quốc.
Về cách sử dụng tranh ảnh lịch sử treo tường, chúng ta nên lưu ý học sinh quan sát tranh, giải thích nội dung tranh để chọn lựa những chi tiết phục vụ cho bài học, cụ thể hóa sự kiện lịch sử, làm cơ sở cho việc tường thuật, miêu tả và rút ra kết luận khái quát. Hiện nay, học sinh thích xem tranh lịch sử nhưng ít khai thác nội dung tranh để phục vụ bài học.
Loại đồ dùng trực quan cỡ nhỏ được sử dụng riêng cho từng học sinh trong giờ học, trong việc tự học ở nhà. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh sử dụng tốt loại đồ dùng trực quan này: quan sát, tìm hiểu sâu sắc nội dung, hoàn thành các bài tập, tập vẽ bản đồ chứ không phải là "can" theo sách.
Khi sử dụng tranh ảnh chân dung các nhân vật lịch sử, giáo viên không nên chú ý đến miêu tả hình dạng bên ngoài của nhân vật mà phải hướng dẫn học sinh phân tích nội tâm, tài , đức, quan điểm thể hiện ở hành động của nhân vật.
3.3 Một số tiết dạy cụ thể bản thân tôi đã thực hiện và nhận thấy hiệu quả thiết thực.
Tóm lại, trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, việc kết hợp giữa lời nói sinh động của giáo viên với sử dụng đồ dùng trực tiếp là một trong những điều quan trọng nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng và phát triển.
III- Kết quả đạt được và những đề xuất
1) Kết quả đạt được:
Có thể nói đồ dùng trực quan vừa góp phần tạo biểu tượng lịch sử và hình thành khái niệm lịch sử vừa phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng và tư duy, ngôn ngữ của học sinh. Nhìn vào bất cứ loại đồ dùng trực quan nào học sinh cũng có thể nhận xét, phán đoán, hình dung quá khứ lịch sử được minh họa phản ánh như thế nào. Các em suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua. Bên cạnh đó ý nghĩa giáo dục tư tưởng cảm xúc thẩm mỹ của đồ dùng trực quan cũng rất lớn. Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên đồ dùng trực quan góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh.
Trong quá trình thực hiện đề tài, sau khi áp dụng việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở cả ba lớp học: 9A, 9B, 9C, kết quả thu được như sau:
Lớp
Sĩ số
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
9A
29
0
9B
30
9E
32
Kết quả khảo sát trên một lần nữa khẳng định đồ dùng trực quan có vai trò rất quan trọng trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên việc sử dụng đồ dùng trực quan trọng các nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn.
2) Những ý kiến đề xuất:
Đồ dùng trực quan dùng cho bộ môn lịch sử trong trường hiện nay rất ít về số lượng, nghèo nàn về chủng loại. Số lượng hiện có được chỉ gồm một số bản đồ và lược đồ, một vài chân dung lãnh tụ và số ít hiện vật lịch sử. Trong số đó có nhiều loại không còn giá trị sử dụng bởi nó đã quá cũ nát, hình vẽ mờ rất khó xác định. Có những bài học rất cần có đồ dùng trực quan trong khi đó nhà trường không có, bản thân giáo viên và học sinh lại không có khả năng tự tạo dẫn đến giờ học chủ yếu được thực hiện qua lời thuyết giảng của giáo viên khiến học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức cũng như phát huy khả năng sáng tạo. Xuất phát từ thực tế, bản thân tôi là giáo viên trực tiếp phụ trách môn lịch sử có một số ý kiến đề xuất như sau:
+ Nhà trường cố gắng trang bị thêm đồ dùng trực quan cho môn lịch sử, nếu có thể nên có những cuốn phim tư liệu lịch sử, băng hình video để trợ giúp cho giáo viên trong quá trình dạy.
+ Có giờ ngoại khóa để học sinh xem phim tư liệu lịch sử. Ví dụ tiến tới kỷ niệm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước thì tạo điều kiện để các em được xem phim tư liệu về giải phóng miền Nam nhằm giáo dục các em lòng tự hào dân tộc và ý thức giữ gìn những thành quả mà cha ông đã để lại.
+ Đồ dùng trực quan phải còn giá trị sử dụng .
Trên đây là một số ý kiến nhỏ rất mong các cấp có thẩm quyền lưu ý tạo điều kiện để chất lượng giáo dục ngày một tốt hơn.
Trong khoảng thời gian cho phép và khả năng có hạn nên đề tài được thực hiện không tránh được những thiếu sót.
Rất mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- SKKN lich su dat giai tinh.doc