Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng chữa lỗi dấu câu trong dạy tiếng việt lớp 7 – 8

 

 Thực tế cho thấy khi sử dụng tiếng Việt học sinh còn mắc rất nhiều lỗi, trong đó lỗi về câu là một lỗi lớn.

 Một trong những loại lỗi về câu thường gặp nhất trong bài viết của học sinh phải kể đến là lỗi dấu câu. Việc dùng sai dấu câu hạn chế rất lớn khả năng diễn đạt trong sáng, chính xác những tư tưởng, tình cảm của người viết.

 Tìm hiểu lỗi dấu câu của học sinh giúp ta tìm ra nguyên nhân, cách khắc phục những lỗi sai, làm cho phương thức biểu đạt quan hệ giữa các thành phần câu ý nghĩa câu.được hay hơn, phát huy tác dụng của dấu câu.

 Về việc sử dụng dấu câu hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất.

 Lỗi về dấu câu được nói đến nhưng chưă được bàn bạc, quan tâm một cách thoả đáng.

 Muốn góp phần nâng cao chất lượng ngôn ngữ viết, nâng cao tính sáng sủa, chính xác của tiếng Việt, vấn đề dùng dấu câu cần được nghiên cứu một cách toàn diện trên một cơ sở lý luận vững chắc để định ra quy tắc thống nhất khi sử dụng dấu câu.

 Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên của dấu câu, với tư cách là một giáo viên dạy văn, tôi quan niệm đề tài này sẽ giúp tôi dạy tốt hơn chương trình môn văn- Tiếng Việt ở cấp THCS.

 

doc24 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kỹ năng chữa lỗi dấu câu trong dạy tiếng việt lớp 7 – 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h 18 tuổi xuân có giọng hát hay đã làm đơn xin ra mặt trận* Trong những năm tháng ở Trường Sơn chị đã yêu một chàng trai* Chiến tranh đã cướp đi hai bàn chân của anh, một bàn chân của chị nhưng vẫn không cướp đi tình yêu của họ* Giờ đây họ vẫn có nhau trong cuộc sống vất vả, sinh hoạt khó khăn* Sửa như sau: Bài tập 1: Câu 1: Bỏ dấu chấm thay bằng dấu phảy. Câu 2: Thêm bộ phận vế câu nữa. ..Câu 3: Thay dấu chấm ngắt giữa 2 vế bằng dấu chấm than. Bài tập 2: Đặt dấu chấm vào những chỗ đánh dấu sao. II. Lỗi về dấu phẩy: 1- Quan niệm dùng dấu phẩy thế nào cho đúng? - Dấu phẩy là loại dấu thường xuất hiện ở giữa câu. Nó được dùng rất phổ biến và có chức năng dùng để phân cách, tách biệt các bộ phận, các thành phần câu. - Thực hiện chức năng phân cách, dấu phẩy thường được dùng trong các trường hợp sau: + Dùng để chỉ ra danh giới giữa bộ phận nòng cốt và các thành phần ngoài nòng cốt câu, giữa các bộ phận của câu khi cần. Thành phần ngoài nòng cốt câu này có thể là trạng ngữ, hô ngữ, chuyển tiếp ngữ, khởi ngữ... + Dùng để ngăn cách các thành phần đẳng lập trong câu khi giữa chúng không có từ nối. + Dùng để ngăn cách các vế trong câu phức hợp. + Dùng để ngăn cách không cho phát sinh các quan hệ có thể xảy giữa các đơn vị không đẳng lập đứng kề nhau. + Dùng trong trường hợp liệt kê các sự vật, hiện tượng để nhấn mạnh ý. - Dấu phẩy có thể đảm nhiệm chức năng tách biệt : Lúc này dấu phẩy được dùng cặp đôi: 1 dấu ở đầu bên trái, một dấu ở đầu bên phải của thành phần biệt lập để tách nó ra. Tuy vậy, mức độ tách biệt của dấu phảy không cao như dấu gạch ngang hoặc dấu ngoặc đơn. Ví dụ: Chủ Tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, đã ra mắt đồng bào như một lãnh tụ lần đầu tiên xuất hiện trước đông đảo quần chúng. Thành phần được gạch chân là thành phần được tách biệt. - Không dùng dấu phẩy trong những trường hợp sau dây: Giữa các thành phần đẳng lập nếu đã có từ nối thì không dùng dấu phẩy phân cách. Ngoại trừ những trường hợp nêu dưới đây: + Cần nhấn mạnh ý của vế đẳng lập đứng sau. +Ngăn cách các vế đẳng lập đứng sau với từ, nhóm từ đứng về phía trước nhưng không có quan hệ gì về ý nghĩa, ngữ pháp. +Dấu phẩy trước liên từ tách biệt phần giải thích đứng trước chứ không thực hiện chức năng phân cách. +Các đoạn câu đẳng lập nối với nhau bằng liên từ nhưng 1 đoạn câu đẳng lập có thành phần phụ (nghĩa là thành phần phụ chỉ thuộc về một đoạn câu thì đoạn câu đó phải được ngăn cách với đoạn câu kia bằng dấu phẩy). +Nếu liên từ nối các thành phần đẳng lập thành cặp thì dâu phẩy phải đặt giữa các cặp. Không dùng dấu phẩy giữa CN, VN hoặc giữa các bộ phận câu có liên quan mật thiết không thể tách rời. - Trong những trường hợp đặc biệt, dấu phẩy dù dùng không đúng quy tắc nhưng vẫn có giá trị tu từ Ví dụ: Luôn mấy hôm, tôi thấy Lão Hạc, chỉ ăn khoai. Việc dùng dấu phẩy ngăn cách giữa danh từ và định ngữ đó đã nhấn mạnh cảnh nghèo đói của Lão Hạc. 2 - Thống kê lỗi dùng dấu phẩy thường gặp ở học sinh như sau: a) Không đánh dấu phẩy để ngắt các bộ phận của câu. Ví dụ 1: Qua tác phẩm "Lão Hạc* ta có thể thấy được hết vẻ đẹp tâm hồn của lão: Nhân hậu* tự trọng* nhân cách trong sạch. (Không đánh dấu phẩy giữa các thành phần đồng chức, thành phần liệt kê, thành phần đẳng lập (không có từ nối) không đánh dấu phẩy giữa thành phần phụ trạng ngữ và nòng cốt câu). Ví dụ 2: Tiếng hò* tiếng hét* tiếng gió rít ầm ầm Ví dụ 3: Có quãng nắng xiên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ* phớt hồng* xanh biếc... - Không đánh dấu ngắt những đơn vị không phải là đẳng lập đứng kề nhau làm chúng nảy sinh quan hệ với nhau dẫn tới sai lạc về nội dung ý nghĩa Ví dụ 4 : "Lần ấy, đồng chí lái xe phụ của tối đánh xe đi nhận hàng thay tôi, vì tôi đang bận dự cuộc họp với các lái xe lâu năm* ở tiểu đoàn bộ. Không dùng dấu phẩy giữa cụm từ "lái xe lâu năm" và ở "tiểu đoàn bộ" cho nên dẫn đến hiểu nhầm là cuộc họp với những lái xe lâu năm ở tiểu đoàn bộ chứ không phải là nhận hàng ở tiểu đoàn bộ. b) Ngắt sai quy tắc các bộ phận, các thành phần của câu: - Ngắt dấu phẩy giữa CN và VN. Ví dụ 5: Cách mạng Tháng Tám thành công,* đã đem lại độc lập tự do cho dân tộc. Ví dụ 6: Đứng về một phía nào đó mà nhìn, có thể nói lịch sử của thơ văn Nguyễn Du (đặc biệt là lịch sử"Truyện Kiều)*.Cũng long đong như vậy. - Ngắt dấu phẩy giữa các thành phần câu có liên quan trực tiếp, bổ sung cho nhau cả về nghĩa, về ngữ pháp. Ví dụ 7: Ngắt dấu phẩy giữa danh từ và định ngữ bổ nghĩa cho DT đó : "Từ Hải,* là một bậc anh hùng cái thế. - Ngắt dấu phẩy giữa động từ hoặc tính từ và BN của những động từ, tính từ đó. Ví dụ 8: Thuý Vân không đẹp,* một cách sắc sảo mặn mà như Thuý Kiều . - Ngắt giữa các thành phần đẳng lập có từ nối và dấu phẩy đặt sau từ nối. Ví dụ 9: Trao duyên cho em rồi Thuý Kiều không thể không đau đớn vì* Nàng rất yêu Kim Trọng. c) Lẫn lộn chức năng của dấu phẩy với các dấu khác. Có khi các em nhầm lẫn một cách vô lý giữa dấu phẩy và các dấu khác (dấu chấm, dấu hai chấm...) Ví dụ 10: Trong nền văn học Việt Nam thời kỳ 1930-1945. Nguyễn Tuân nổi lên là một cây bút viết truyện ngắn hay nhất. 3- Nguyên nhân mắc lỗi. - Khách quan: hiện nay đôi chỗ trên sách báo người ta vẫn chưa thống nhất quy tắc dùng dấu phẩy. - Chủ quan: Các em đôi khi không có ý thức, coi thường việc dùng dấu phẩy, thậm chí các em dùng dấu theo cảm tính, dùng không có cơ sở khoa học, không xuất phát từ ngữ nghĩa, ngữ pháp của câu. - Các em không hiểu bản chất giữa những mối quan hệ của các thành phần, các bộ phận, các đoạn câu. - Không biết, không thuộc quy tắc dùng dấu phẩy. 4- Cách chữa lỗi: - Truờng hợp 1: Không dùng dấu phẩy để ngắt các các bộ phận câu. +Các ví dụ 1,2,3: Thêm dấu phẩy vào các chỗ đựoc đánh dấu* - Trường hợp 2: Ngắt sai quy tắc bộ phận, các thành phần của câu. + Chữa lỗi ở ví dụ: 5,6,7,8 ,9 bằng cách bỏ dấu phẩy ở những vị trí đánh dấu * - Trường hợp 3: lẫn lộn chức năng của dấu phẩy với các dấu khác. Bài tập thực hành chữa lỗi dấu phẩy. Bài 1: Chọn câu đúng và đánh dấu x vào 1 trong những chữ a, b, c, d. a) Hãy thấm nhuần tư tưởng cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy đại nghĩa dân tộc làm trọng lấy mục tiêu chung làm điểm tương đồng xoá bỏ mặc cảm hận thù hướng về tương lai của đất nước. a.3 dấu phẩy, b. 4 dấu phẩy, c. 5 dấu phẩy, d. 6 dấu phẩy. (Đáp án đúng: c) b) Nguyễn Du là người đầu tiên trong lịch sử văn học cổ điển văn học cổ điển Việt Nam đã phác ra một bức tranh xã hội toàn diện đã lấy những đau khổ của con người đương thời để đặt thành những vấn đề xã hội chung- Thành vấn đề con người trong xã hội có áp bức bóc lột đã đưa nghệ thuật văn học- đặc biệt là nghệ thuật thơ ca Việt Nam đến một đỉnh cao tuyệt vời trước đó chưa từng thấy. Câu này thiếu: a. 4 dấu phẩy, b. 5 dấu phẩy, c. 6 dấu phẩy, d. 7 dấu phẩy. (Đáp án đúng: a) Bài tập 2: Dấu phẩy trong câu sâu có đúng hay không? vì sao? Nếu sai hãy chữa lại. - Hai khổ thơ cuối của bài "Thăm mộ cũ bên đường" đã nói lên suy nghĩ của tác giả về cuộc đời với 2 chữ "Trơ trọi", Tản Đà đã bộc lộ được suy nghĩ của mình, gợi lên sự trơ trọi , lẻ loi. - Đoàn Thanh niên xung phong đi xây dựng kinh tế, và văn hoá miền núi, thuộc khu vực Hoàn Kiếm, đã lên đường. Gợi ý: - Giữa CN và VN không dùng dấu phẩy. - Đã có liên từ nối thì không dùng dấu phẩy. Chương III: Thực nghiệm - Tôi tiến hành thực nghiệm đề tài này ngay đối với lớp mình phụ trách giảng dạy bộ môn tiếng Việt- văn học. - Cách thực nghiệm như sau: Bước 1: Giảng lý thuyết Bước 2: Đưa ra bài tập- học sinh làm tại lớp Bước 3: Chấm bài và đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm. Kết quả thực nghiệm: Trên 70% các em chưa dùng dấu chấm và dấu phẩy. Hiện nay lớp do tôi phụ trách về bộ môn Văn- tiếng Việt các em dùng tuơng đối tốt hai loại dấu câu : dấu chấm và dấu phẩy. PHầN KếT LUậN Trong nhà trường phổ thông hiện nay, vấn đề lỗi về dấu câu chưa được đề cập đến đúng như vai trò quan trọng của nó trong hình thức diễn đạt. Đặc biệt, trong các giờ thực hành hoặc trả bài làm văn, giáo viên cũng không có thời gian dành cho các loại lỗi này một cách thoả đáng. Chính vì vậy, học sinh không thấy hết tầm quan trọng của việc sử dụng dấu câu đúng và hay. Để cho việc chữa lỗi dấu câu thực sự có hiệu quả với mục đích hình thành, phát triển năng lực dùng dấu câu thì người giáo viên phải quan tâm đến vấn đề dấu câu trong các bài làm của học sinh. Tôi cho rằng: Việc phát hiện lỗi dấu câu và đưa ra cách chữa đạt hiệu quả cao xuất phát từ bài làm cụ thể của học sinh. Nếu như công việc này được tiến hành thường xuyên, liên tục thì sẽ giúp cho người mắc lỗi hạn chế đến mức tối đa những lỗi đã vi phạm. Xác nhận của BGH Bình Liêu,ngày 29-11-2010 Người viết . Những câu thơ hay về rượu. “Một ly hợp lẽ tự nhiên Ba ly đạo lớn thông lên tận giời” (Lý Bạch) Hay: “Trời mà không thích rượu Cớ sao tiên giới ngất ngư Bàn Đào Đất mà không thích rượu sao Tửu Tuyền đất đã vận vào thành tên” (Lý Bạch) Rồi “Trời đất đã nhiều phen nghiêng chén Ta say mèm chẳng thẹn cùng ai Thánh nhân thích rượu mơí hay Hiền nhân say tít cùng mây, càng hiền Thì phải ước thần tiên chi nữa Thánh với hiền đã đủ thần tiên.” (Lý Bạch) Và: Xin đừng ngừng chén chuốc mình chuốc ta Ta vì bạn xin ca một đoạn Bạn vì ta xin bạn lắng nghe Chuông vàng mâm ngọc thiết gì Ước say đừng tỉnh làm chi cho phiền Đời chẳng thấy thánh hiền đâu nữa Chàng say kia thiên cổ lưu danh Trần vương thơ túi rượu bình Rót mười ngàn chén mới thành cuộc vui Sao lại sợ tiền với bạc gót ? áo cừu bên ngựa tốt ngàn vàng Trẻ đâu đem cả vào làng Đổi ra rượu uống cho tan cổ sầu.” (Tương tiến tửu- Lý Bạch) Hay: Đã say sưa mặc quắc thế gian Mượn màu men giả dạng làng chơi Cơn chuếch choáng coi ra trời đất nhỏ. Ai muốn lớp sầu thiên vạn cổ Hãy cùng ta uống cạn một hồ đầy Rượu ngà say quên lẫn cả mình. Khi tuý luý thoát hình ngoài cõi tục” (Say”- Nguyễn Tuân) Vua ngọi lên thuyền không chịu đến. Tự xưng, thần chính tửu tiên đây”.

File đính kèm:

  • docSKKN Chua loi ve dau cau.doc