Bài thi tìm hiểu “Công đoàn Việt Nam - 85 năm xây dựng và phát triển” - Nguyễn Đức Hồng

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI xác định 8 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

Một là, chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động.

Hai là, tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên và người lao động về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, chủ trương công tác công đoàn.

Ba là, tổ chức phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Bốn là, phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; nâng cao chất lượng và hiệu quả của đội ngũ cán bộ công đoàn.

Năm là, công tác nữ công.

Sáu là, công tác đối ngoại.

Bảy là, công tác kiểm tra và hoạt động của Ủy ban kiểm tra.

Tám là, công tác tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn.

Tôi tâm đắc với nhiệm vụ chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động.

 Nhiệm vụ chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thu hút, đẩy mạnh các hoạt động công đoàn, trong những năm gần đây, các cấp công đoàn đã có nhiều việc làm thiết thực để góp phần nâng cao đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng cho công chức, viên chức và người lao động, tạo chỗ dựa tin cậy cho đoàn viên công đoàn và người lao động an tâm công tác, nỗ lực làm việc, phấn đấu xây dựng cơ quan, đơn vị, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

Người lao động là nguồn lực quan trọng không thể thiếu của mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Quan tâm chăm lo đến đời sống của người lao động để họ yên tâm làm việc, lao động sản xuất, cống hiến sức lực và trí lực, chính là góp phần vào sự phát triển của mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, đẩy mạnh công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho người lao động phải được các cấp công đoàn tăng cường thực hiện trong thời gian tới, để phát huy tốt hơn nữa vai trò của tổ chức công đoàn trong mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, để công đoàn thực sự là chỗ dựa tin cậy của người lao động.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thi tìm hiểu “Công đoàn Việt Nam - 85 năm xây dựng và phát triển” - Nguyễn Đức Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng Liên đoàn về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em; Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2020; Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. - Nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ nữ công và nâng cao chất lượng hoạt động của công tác nữ công và Ban Nữ công quần chúng của công đoàn các cấp, nhất là ở cấp cơ sở. - Tổ chức tốt việc vận động xây dựng các quỹ xã hội của công đoàn, góp phần hỗ trợ nữ đoàn viên và lao động nữ chăm sóc, giáo dục con em, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững. 6- Công tác kiểm tra - Chú trọng công tác kiểm tra và hoạt động của Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp, chú ý kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, Nghị quyết, Chỉ thị và các quy định của công đoàn. - Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp tham mưu giúp Ban Chấp hành và Ban Thường vụ công đoàn các cấp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và cần làm tốt nhiệm vụ kiểm tra theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; thực hiện tốt các kết luận kiểm tra; củng cố, kiện toàn tổ chức, cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra công đoàn các cấp. 7- Công tác tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn - Các cấp công đoàn cần tổ chức thực hiện đúng quy định của Luật Công đoàn năm 2012, các quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn về thu, chi, quản lý tài chính. - Tiếp tục chuyển đổi, sắp xếp các doanh nghiệp công đoàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo nguồn tích lũy bổ sung kinh phí cho hoạt động công đoàn. - Tăng cường công tác quản lý tài sản công đoàn. Câu 6: Theo Anh (chị) cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của mình cần tập trung thực hiện những công việc gì để góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? Vì sao? Trả lời - Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thường xuyên tổ chức đối thoại giữa chủ sử dụng lao động với người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoàm, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. - Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết, chủ trương công tác công đoàn; giáo dục truyền thống cách mạng tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam, nêu cao tinh thần làm chủ đất nước trong quá trình CNH, HĐH. - Tham gia thanh tra giám sát chế độ, chính sách thực hiện lương, thưởng, ăn ca, BHXH, BHYT của người sử dụng lao động đối với NLĐ. - Tham gia xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xây dựng lối sống lành mạnh trong CNLĐ. - Tích cực quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ công đoàn, CNLĐ; tổ chức ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi, thi nâng bậc thường xuyên cho CNLĐ. - Quan tâm chăm lo đến đời sống, cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ, đặc biệt là những CNLĐ có nhiều khó khăn, CNLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Chủ động, tham gia tuyên truyền về chế độ, chính sách pháp luật cho người lao động; góp phần giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách trong công nhân, người lao động như: việc làm, tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; xây dựng nhà ở, bệnh xá tại các khu công nghiệp, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, khu vui chơi giải trí, nhà trẻ nơi có đông công nhân, người lao động làm việc; chăm lo công tác bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên công đoàn, công nhân ưu tú trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài cho Đảng xem xét, kết nạp. Vì sao? Vì trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nhu cầu về vật chất và tinh thần không ngừng nâng cao, nhu cầu vui chơi giải trí của công nhân viên chức lao động ngày càng lớn. Nên những giải pháp trên rất cần thiết cho việc xây dựng giai cấp công nhân ngày càng vững mạnh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Câu 7: Anh (Chị) hãy viết một bài khoảng 1.500 từ cống hiến, đề xuất mô hình, đổi mới phương pháp hoạt động Công đoàn trong giai đoạn hiện nay hoặc những kỷ niệm sâu sắc hay những tấm gương tiêu biểu trong phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn? Trả lời: Như chúng ta đã biết, tổ chức công đoàn có phát triển hay không được quyết định bởi chất lượng của hoạt động CĐCS đó, xây dựng CĐCS vững mạnh là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác của công đoàn ngành. Với kinh nghiệm của bản thân, tôi xin trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động CĐCS. Một trong những giải pháp quan trọng nhất là luôn sáng tạo, đổi mới nội dung sinh hoạt của công đoàn như: Tại đại hội cán bộ công chức, viên chức hàng năm, ngày quốc tế phụ nữ 8/3; ngày 20/10,... Không chỉ tổng kết thi đua khenthưởng mà công đoàn còn lồng ghép vào đó là liên hoan văn nghệ, vui chơi có thưởng dưới dạng bốc thăm câu hỏi về pháp luật nhà nước, về truyền thống của công đoàn, về nội dung quy chế của cơ quan,... Với cách làm như vậy đoàn viên công đoàn phấn khởi tin tưởng vào công đoàn, cán bộ công đoàn có kinh nghiệm hoạt động để trưởng thành và nâng cao được vai trò của công đoàn trong đơn vị. Để thực hiện được chức năng của công đoàn trong đơn vị thì người cán bộ công đoàn cần phải chủ động, tích cực trong việc phối hợp với lãnh đạo cơ quan thực hiện quy chế dân chủ, Nghị định 71/CP; Nghị định 87/2007/NĐ-CP. Đây là giải pháp tích cực, tạo điều kiện để CĐCS hoạt động. Coi trọng việc xây dựng quy chế phối hợp giữa CĐCS và lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo doanh nghiệp. Thực hiện quy chế tức là lãnh đạo chuyên môn phải quan tâm tới công đoàn và ngược lại CĐCS tích cực chủ động trong việc tổ chức thực hiện . Bên cạnh đó tuỳ theo tình hình thực tế, hàng tháng có thể xây dựng nội dung sinh hoạt phù hợp. Điều cần chú ý, trong mỗi kỳ sinh hoạt, BCH công đoàn cần nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tìm hiểu hoàn cảnh của CNVC, lao động, nhắc nhở đoàn viên thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, cải tiến lề lối làm việc, xây dựng nếp sống văn minh nơi công sở, nơi doanh nghiệp, chấp hành nghiêm túc kỷ luật, nội quy lao động, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm, giảm chi phí hành chính, nâng cao hiệu quả công việc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nội dung sinh hoạt cần đề cập đến các vấn đề thiết thực như: quyền lợi cơ bản, hợp pháp chính đáng về: tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, chế độ làm thêm giờ cho người lao động, quan tâm tới các biện pháp cải thiện việc làm, nâng cao đời sống, đào tạo, đề bạt, thi đua khen thưởng, khoán hành chính đối với cán bộ viên chức cơ quan. Để nâng cao vai trò chỉ đạo của công đoàn trong hoạt động của đơn vị thì CĐCS phải phối hợp với chuyên môn xây dựng quy chế phối hợp làm việc giữa công đoàn và chuyên môn. Trong đó quy định rõ ràng những mặt, những việc trong hoạt động của đơn vị mà cơ sở được quyền tham gia, quyết định và giám sát. Qua đó công đoàn mới kịp thời can thiệp, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người lao động trong đơn vị. Bằng những việc làm như vậy người lao động thấy việc tham gia vào tổ chức và được sinh hoạt trong tổ chức công đoàn trong đơn vị là nguyện vọng, là mục tiêu phấn đấu của mỗi cán bộ nhân viên. Hàng kỳ sinh hoạt, CĐCS nên tập trung vào 1-2 nội dung cơ bản, không nên dàn trải nhiều hoặc rập khuôn cứng nhăc. Trong sinh hoạt lấy CNVC,LĐ làm trung tâm phát huy trí tuệ cá nhân thành sức mạnh tập thể. Đó là điều kiện cốt lõi trong nâng cao chất lượng sinh hoạt CĐCS. Trước khi tổ chức sinh hoạt, BCH công đoàn nhất thiết phải họp trước để bàn kỹ nội dung của cuộc họp, điều chỉnh linh hoạt rõ ràng. Trong sinh hoạt cần tạo bầu không khí cởi mở, dân chủ để đoàn viên gắn bó với tổ chức công đoàn. Có như vậy, công đoàn cơ sở mới phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho cán bộ, đoàn viên. Ngoài ra cán bộ lãnh đạo công đoàn cần phải không ngừng học tâp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận, phương pháp giao tiếp, hiểu biết chính sách pháp luật. Trong công tác phải nhiệt tình sáng tạo để hướng CĐCS hoạt động sát với thực tế. Thực tế cho thấy, CĐCS nào có nội dung sinh hoạt đa dạng hấp dẫn thì công đoàn nơi đó có phong trào CNVC,LĐ sôi nổi, phong phú, tinh thần dân chủ được phát huy. Ngược lại những CĐCS tổ chức sinh hoạt lấy lệ qua loa đại khái, ít người quan tâm bàn bạc, thảo luận nội sinh hoạt thì ở những nơi đó hoạt dộng công đoàn rất mờ nhạt, kém hiệu quả. Qua thực tiễn có thể rút ra mấy kinh nghiệm sau đây: Một là, luôn bám sát và vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và công đoàn cấp trên, cũng như nhiệm vụ chính trị của địa phương phù hợp với tình hình cụ thể của phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn của từng cấp. Hai là, các cấp công đoàn phải luôn quan tâm đến nhân tố xây dựng con người, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho CNLĐ, đồng thời có cơ chế bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động, đáp ứng lợi ích thiết thực của người lao động; tập hợp đông đảo đoàn viên, CNLĐ gia nhập và tham gia hoạt động công đoàn. Ba là, phải hết sức coi trọng xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, lấy địa bàn cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy CNLĐ làm đối tượng vận động chính, thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động và chủ động tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở. Không ngừng xây dựng, củng cố tổ chức và đội ngũ cán bộ công đoàn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và kỹ năng công tác công đoàn, xây dựng đội ngũ cán bộ nhiệt tình, tâm huyết. Bốn là, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của cấp ủy đảng; sự phối hợp công tác của chính quyền, chuyên môn cùng cấp; sự phối hợp của các cấp, các ngành và các đoàn thể để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong hoạt động công đoàn. .../

File đính kèm:

  • docBai du thi tim hieu Cong doan Viet Nam 85 nam xay dung va phat trien.doc
Giáo án liên quan