- Mục đích chính của đề tài là rèn chữ viết cho học sinh giúp các em viết đúng, đẹp có sáng tạo, giúp các em giữ gìn tập vở sạch đẹp (Đây là đề tài tôi làm năm đầu tiên nên kĩ năng viết sáng tạo đối với học sinh lớp Hai2 của tôi cũng quan trọng nhưng tôi không đặt nặng vấn đề này). Để thực hiện được mục tiêu trên tôi thực hiện một số phương pháp sau:
- Trước tiên, tôi phân loại chữ viết của học sinh.
- Các phương pháp thực hiện:
+ Phương pháp trực quan
+ Phương pháp luyện tập
+ Phương pháp thi đua
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn chữ viết cho học sinh lớp hai, góp phần phát triển phong trào vở sạch chữ đẹp ở Trường Tiểu học Phú Thọ B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP HAI2 GÓP PHẦN
PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO VỞ SẠCH – CHỮ ĐẸP Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ THỌ B
----------------
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Đối với học sinh chữ viết rất quan trọng vì đó là bốn kĩ năng cơ bản mà học sinh tiểu học phải đạt được, thêm nữa nét chữ còn là nết người. Viết không ra chữ thì không đọc được dẫn đến không hiểu mình viết cái gì, hoặc chữ viết nghệch ngoạc thì người đọc cũng rất khó chịu và đến khi lên lớp trên, bài viết nhiều thì sẽ càng gặp khó khăn hơn.
Qua nhiều năm giảng dạy tại Trường Tiểu học Phú Thọ B tôi nhận thấy chữ viết của các em tuy có tiến bộ nhưng càng lên lớp trên chữ viết của các em ngày càng xấu đi. Vì thế ngay từ đầu năm học, tôi đã chú ý ngay đến việc rèn chữ viết cho học sinh. Một khi các em viết đẹp thì sẽ cố gắng viết đúng và giữ gìn tập vở sạch sẽ, biết chăm chỉ học giỏi.
Vì vậy tôi chọn đề tài “Rèn chữ viết cho học sinh lớp Hai2 góp phần phát triển phong trào vở sạch - chữ đẹp ở Trường Tiểu học Phú Thọ B”.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài là rèn chữ viết cho học sinh giúp các em viết đúng, đẹp có sáng tạo, giúp các em giữ gìn tập vở sạch đẹp (Đây là đề tài tôi làm năm đầu tiên nên kĩ năng viết sáng tạo đối với học sinh lớp Hai2 của tôi cũng quan trọng nhưng tôi không đặt nặng vấn đề này). Để thực hiện được mục tiêu trên tôi thực hiện một số phương pháp sau:
Trước tiên, tôi phân loại chữ viết của học sinh.
Các phương pháp thực hiện:
+ Phương pháp trực quan
+ Phương pháp luyện tập
+ Phương pháp thi đua
III. Giới hạn đề tài
Như đã nói ở trên, do đây là sáng kiến được tôi thực hiện năm đầu tiên nên chỉ thực hành nghiên cứu ở lớp Hai2 do tôi chủ nhiệm.
IV. Kế hoạch thực hiện
Ngay từ đầu năm học tôi đã dành lượng thời gian tuần đầu năm học để ổn định và củng cố lại cách ngồi, cách cầm bút và các nét cơ bản.
Tuần thứ hai, tôi cho học sinh viết một bài thơ ngắn và chấm để xếp loại, nghiên cứu vấn đề còn tồn tại trong chữ viết của học sinh. Qua đó tôi thấy chữ viết của học sinh còn nhiều hạn chế do sau một kì nghỉ hè dài các em không luyện chữ, một phần các em còn chưa biết mình chưa đẹp ở chỗ nào. Sau khi chấm bài có kết quả như sau:
Tổng số
học sinh
Xếp loại A
Xếp loại B
Xếp loại C
25
0
19
6
Căn cứ vào kết quả đó tôi tiến hành như sau:
Áp dụng các biện pháp đã nêu và tổng kết lấy kết quả vào các giai đoạn:
- Giữa kì I
- Cuối kì I
- Giữa kì II
- Cuối kì II (lấy kết quả sáng kiến kinh nghiệm).
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1. Cơ sở lý luận:
2. Cơ sở thực tiễn:
II. Thực trạng và những mâu thuẫn
Ngay từ năm khi nhận lớp, qua việc kiểm tra chữ viết của các em tôi thấy khoảng 70% chữ viết của các em chưa đẹp, một số em viết đẹp nhưng chưa đúng mẫu. Chữ viết của các em còn một số hạn chế sau:
+ Viết chữ hoa chưa chuẩn.
+ Viết đúng nét nhưng chưa đúng cở chữ.
+ Đánh dấu tùy tiện.
+ Tốc độ viết chậm.
+ Không có em nào viết được nét thanh, nét đậm.
Bên cạnh đó các em còn chưa được sự quan tâm chu đáo từ gia đình như:
+ Thiếu dụng cụ học tập, tập sách chưa bao bìa ván nhản.
+ Các em còn có thói quen xé tập và hay vẽ bậy vào các trang phía sau của quyển tập.
+ Mặc khác một số phụ huynh còn chưa hiểu được tầm quan trọng của “ vở sạch –chữ đẹp ”.
Nề nếp lớp:
+ Lớp chưa xây dựng phong trào vở sạch chữ đẹp.
+ Học sinh lớp Hai2 còn hiếu động một số em chưa tập trung học tập, thiếu tính kiên trì, ý thức trình bày bài viết còn yếu nên viết còn cẩu thả. hơn nữa tính thẩm mỹ của các em chưa cao nên nhận thức về cái đẹp còn hạn chế.
Là giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy lớp Hai2 tôi thấy việc xây dựng nề nếp về “ vở sạch - Chữ đẹp ”là cần thiết và quan trọng. Hoạt động này phải được tiến hành song song với dạy kiến thức trên lớp.
III. Các biện pháp giải quyết vấn đề
Sau khi tìm hiểu thực trạng tôi đã tìm ra một số biện pháp góp phần xây dựng phong trào “vở sạch – chữ đẹp ”cho học sinh lớp Hai2 đạt hiệu quả, thông qua biện pháp xây dựng kế hoạch thi đua trong tập thể lớp, cụ thể như sau:
1. Thứ nhất: Thi đua vở sạch
Vào tuần đầu tiên của năm học, tôi cùng các em bắt tay vào việc bao bìa, dán nhản lại tất cả các quyển tập mà các em chưa thực hiện bao bìa và dán nhản kip thời, hướng dẫn kỉ cách giữ gìn tập, sách không cuốn bìa bắng cách: trang nào học song các em đều phải vào bìa bao kiếng.
Khi bắt đầu tuần thực học đầu tiên tôi bắt đầu xây dựng phong trào thi đua giữa các tổ về các mặt: Học tập; thái độ, tác phong học tập.
Hoạt động này phải tiến hành thường xuyên.
Dựa vào phiếu theo dõi sau (phiếu này do tổ trưởng giữ và theo dõi, kiểm tra vào giao đoạn 15 phút đầu giờ).
S
TT
Tên tổ viên
Tập: viết và trình bày đúng yêu cầu (*)
Điểm 10
trong tuần
Dụng cụ học tập
Đồng phục
Nói chuyện riêng
Cá nhân đề nghị khen thưởng: (do tổ trưởng nhận xét và đề nghị lớp khen thưởng). Chi phí khen thưởng trích từ quỹ lớp.
* Yêu cầu xét:
Tập: Viết đủ bài và trình bày đúng qui định
Các môn Tập đọc, chính tả (thực hiện 2 quyển tập, 1 quyển viết ở lớp, 1 quyển viết đoạn chính tả trước ở nhà) các em đều viết ở nhà.
Cách trình bày như sau:
Từ lề đỏ lùi vào 2 ô: ghi Thứ ngày tháng năm.
Từ lề đỏ lùi vào 6 ô: ghi môn học
Tựa bài viết giữa trang giấy.
Các chữ đầu dòng lùi vào 2 ô, các hàng thứ hai trở đi viết sát lề đỏ (đối với môn Tập đọc); môn Chính tả gạch đường lỗi cách lề đỏ 2 ô tập.
Tập không được bôi bẩn vẽ bậy.
Khi viết sai chữ dùng bút chì gạch giữa chữ đó.
Chữ viết sai lỗi chính tả (đối với môn chính tả) gạch chân dưới chữ viết sai và viết lại từ đúng phía ngoài đường gạch lỗi. Tuyệt đối không được dùng bút xóa hay gạch chéo lung tung.
Đối với các bài thì trình bày như sau:
* Tập đọc
+ Thơ lục bát: Viết câu 6 cách lề đỏ 4 ô; câu 8 viết cách lề đỏ 3 ô.
+ Thơ 3-4 chữ: Viết cách lề đỏ 3 ô.
+ Thơ tự do: Viết sao cho các dòng thơ cân đối là được.
* Chính tả
+ Thơ lục bát: Viết câu 6 viết cách đường gạch lỗi 2 ô; câu 8 viết cách đường gạch lỗi 1 ô.
+ Thơ 3-4 chữ: Viết cách đường gạch lỗi 2 ô.
+ Thơ tự do: Viết sao cho các dòng thơ cân đối là được.
Khuyến kích học sinh có cách trình bày sáng tạo nhưng phải đảm bảo tính thẩm mỹ.
Tất cả học sinh pháp sử dụng tập 4 ô li, viết màu xanh.
Phong trào này được tổng kết mỗi tuần trong tiết sinh hoạt lớp.
2. Thứ hai: Thi đua chữ đẹp
Dựa vào kết quả xếp loại bài viết đầu năm tôi phân loại chữ viết học sinh ra 2 đối tượng:
- Viết đẹp nhưng chưa đúng mẩu.
- Viết được như ng chưa đúng mẫu.
Cả hai đối tượng trên tôi đều chú trọng rèn chữ viết trong tiết dạy tập viết nhất là trong lúc viết bảng con chữ cái và từ ứng dụng. Riêng trường hợp các em viết đẹp nhưng chưa đúng mẫu thì trong tiết chính tả tôi thường xuyên đúng bên cạnh quan sát nhắc nhở các em về độ cao con chữ để giúp các em dần dần nhớ lại cách viết và viết đẹp. Việt làm này giáo viên cần kiên nhẫn và tiết hành thường xuyên trong từng tiết dạy.
Để thực hiện tốt việc rèn chữ viết hoa trong tiết tập viết tôi còn thực hiện các phương pháp sau:
3. Các phương pháp
3. 1. Phương pháp trực quan:
Đây là phương pháp giúp học sinh khắc sâu biểu tượng về chữ viết. Trong tất cả các tiết tập viết tôi đều sử dung mẫu chữ tập đính lên bảng cho học sinh quan sát – nhận xét rồi hướng dẫn bằng chữ mẫu (nêu các nét). Sau đó tôi viết mẫu và phân tích kỉ cách viết đây là bước quan trọng để cho học sinh nắm cách viết tiếp theo cho học sinh viết bảng con (giáo viên cần theo sát để giúp các em khi viết, nếu có học sinh viết chưa đước giáo viên phải cầm tay các em viết tuyệt đối không được hướng dẫn suôn). Trình bày chữ viết đẹp.
3. 2. Phương pháp luyện tập:
Luyện viết chữ đẹp là một quá trình luyện tập lâu dài nên khi hướng dẫn các em viết đúng, trình bày đẹp không thể tiến hành trong 1 hay 2 tuần mà trong suốt cả năm học ngoài quyển tập chấm điểm “ vở sạch – chữ đẹp ”, cần tiến hành ở các môn học khác.
Khi học sinh luyện tập viết chữ tôi chú ý học sinh cách cầm bút:
Cầm viết bằng 3 ngón. Ngón cái, ngón trỏ , ngón giữa của bàn tay phải, cán bút nghiêng về phía bên phải cổ tay. Lúc viết đưa bút từ trái sang phải, từ trên xuống dưới các nét đưa lên và đưa sang ngang phải nhẹ tay không ấn mạnh đầu bút xuống mặt giấy điều khiển bút bằng các cơ ở cổ tay và các ngón tay.
Tư thế ngồi viết: thoải mái, không gò bó. Lưng thẳng không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở khoảng 3cm.
Việt hướng dẫn các em ngồi đúng tư thế và cách cầm bút sẽ giúp các em viết đúng và viết được nhanh. Khi các em viết đúng viết đẹp thì làm các nào để các em hăng hái rèn luyện chữ viết ? Một trong các biện pháp cũng rất quan trọng là tổ chức cho các em thi đua với nhau.
3. 3. Phương pháp thi đua:
Trước hết cần thực hiện các yêu cầu sau:
Khi khen thưởng cần công bằng khách quan, khen phải kịp lúc kịp thời
Tránh trường hợp thi đua biến thành tranh đua.
Giáo viên cần quan tâm gần gủi với học sinh.
Đặt biệt để động viên các em, tôi chuẩn bị các món quà nhỏ như: tập, viết . Để tặng các em.
Về thi đua: Kế hoạch đã được nêu ở trên.
IV. Hiệu quả ứng dụng
C. PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác.
2. Khả năng áp dụng.
3. Bài học kinh nghiệm.
4. Đề xuất, kiến nghị.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Người viết SKKN
Võ Thị Âu
File đính kèm:
- Âu R.doc