Dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng ta. Muốn thế phải đổi mới phương pháp, biện pháp dạy và học. Người giáo viên phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học, từ cách ổn định lớp, kiểm tra bài cũ đến cách học bài mới, củng cố, dặn dò. Những hoạt động đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo và ngày càng yêu thích, say mê môn học.
24 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiêm: Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết dạy học lịch sử - Nguyễn Thị Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách mạng tư sản Pháp 1789 -1794 (lịch sử 8 trang 17).
- Để trả lời những câu hỏi này, học sinh dựa vào SGK để trả lời bằng ngôn ngữ của mình chứ không lặp lại sách giáo khoa .
* Loại câu hỏi đối chiếu , so sánh giữa sự kiện , hiện tượng lịch sử này với sự kiện, hiện tượng lịch sử khác mà các em đã học . Đây là loại câu hỏi khá khó đối với học sinh trung học cơ sở ( Ưu điểm của loại câu hỏi này là vừa giúp cho học sinh cũng cố ôn tập lại kiến thức cũ vừa tiếp nhận kiến thức mới và áp dụng khi hoạt động thảo luận nhóm để các em bổ trợ kiến thức cho nhau và cùng nhau giải quyết vấn đề.
Ví dụ:
Khi học bài 29 “ Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước ( 1965 – 1973)” ( Lịch sử 9 trang142) Có câu hỏi : Chiến lược “ Chiến tranh cục bộ”và “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Miền Nam có điểm gì giống nhau và khác nhau?
Khi dạy bài 9 Nhật Bản ( Lịch sử 9 trang36) có câu hỏi so sánh sự giống nhau và khác nhau trong chính sách đối ngoại của Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 .
So sánh hoàn cảnh, nội dung, tác dụng của chính sách cộng sản thời chiến với chính sách kinh tế mới của Lê Nin và Đảng Bôn sê vích.(lịch sử 8 trang 82).
Tóm lại :Các loại câu hỏi nêu trên tạo thành một hệ thống câu hỏi hoàn chỉnh, giúp cho học sinh trong quá trình học tập lịch sử phát hiện ra nguyên nhân , diễn biến, kết quả và ý nghĩa của một sự kiện hay một quá trình lịch sử. Những câu hỏi đó giáo viên vận dụng nhuần nhuyễn trong các tiết dạy không chỉ cho các em biết được các sự kiện mà đi sâu hiểu bản chất của sự kiện, nó không chỉ đòi hỏi học sinh nhớ các sự kiện lịch sử cơ bản mà phải suy nghĩ nhận thức sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử .
4. Vận dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh vào một mục cụ thể :
Thiết kế câu hỏi gợi mở để giải quyết câu hỏi nhận thức
( Mục VI: Hiệp định Sơ bộ (6 –3 – 1946 )và Tạm ước Việt –Pháp (14 -9 -1946) – Bài 24 “ Cuộc đấu tranh và bảo vệ xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945- 1946) – Lịch sử lớp 9. tiết 2).
Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu sự bắt tay hòa hoãn giữa Tưởng và Pháp qua Hiệp ước Hoa – Pháp (28-2-1946), theo hiệp ước này Pháp nhường cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế trên đất Trung Quốc và được vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng vào Hoa Nam không phải đóng thuế. Ngược lại, Pháp đưa quân ra miền Bắc thay thế quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp khí giới quân Nhật. Điều này vi phạm trắng trợn chủ quyền của dân tộc ta, coi Việt Nam là món hàng để trao đổi. Trước tình hình đó, Đảng ta có chủ trương, sách lược gì để đối phó? Giáo viên đưa ra câu hỏi nhận thức:
Câu hỏi nhận thức
Dự kiến trả lời
Câu hỏi gợi mở
Vì sao Đảng, Chính phủ ta và Hồ Chủ Tịch lại kí với thực dân Pháp Hiệp định sơ bộ 6 . 3 . 1946 .
Vì Pháp và Tưởng kí thoả hiệp chính trị ( 28. 2. 1946) Việc làm này buộc Đảng ta phải lựa chọn 1trong 2 con đường hành động.
1. Việc Pháp và Tưởng kí hiệp định chính trị 28.2. 1946 đặt ra cho đảng ta lựa chọn 1 trong 2 con đường nào?
2. Đảng ta đã lựa chọn con đường nào ? Vì sao?
Một là: Đánh Pháp trước khi pháp đưa quân ra miền Bắc . Như vậy cùng một lúc phải đánh cả Pháp lẫn Tưởng.
Hai là : Hoà với Pháp mượn tay Pháp đuổiTưởng về nước , loại bớt một kẻ thù nguy hiểm, kéo dài thời gian hoà bình để chuẩn bị lực lượng về mọi mặt chống Pháp sau này.
Đảng ta đã lựa chọn con đường thứ 2 vì đất nước ta lúc này vô cùng khó khăn không thể một lúc đánh nhau với nhiều kẻ thù , hơn nữa lúc này Pháp đưa quân ra miền Bắc với danh nghĩa chính thống.
V. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài ( Sáng kiến kinh nghiệm)
Mặc dù thời gian rất hạn chế nhưng tôi đã vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào các tiết dạy và đã đạt được kết quả khả quan. Trước hết bản thân đã nhận thấy rằng những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới và với những tiết dạy theo hướng đổi mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kĩ năng. Không khí học tập sôi nổi ,nhẹ nhàng và học sinh yêu thích môn học hơn. Tôi cũng hi vọng với việc áp dụng đề tài này học sinh sẽ đạt được kết quả cao trong các kì thi và đặc biệt học sinh sẽ yêu thích môn học này hơn.
* Kết quả cụ thể :
Lớp
SLHS
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8B
37
20
54.1
4
10.8
8
21.6
5
13.5
0
0
9B
36
23
63.9
8
22.2
3
8.3
2
5.6
0
0
VI. Bài học kinh nghiệm :
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
Trong mỗi tiết dạy giáo viên nêu mục tiêu yêu cầu của tiết, mục của bài học sau đó cung cấp thông tin và phân bổ thời gian hợp lí lí để học sinh tiếp nhận thông tin.
Giáo viên đặt và sử dụng linh hoạt các câu hỏi phù hợp với nội dung bài dạy, tuỳ theo khối lớp và đối tượng học sinh mà vận dụng
Khi nêu câu hỏi giáo viên cố gắng sử dụng các câu hỏi ngắn gọn, đủ ý, đơn giản, dễ hiểu ,gợi sự suy nghĩ và tư duy của học sinh. Không nên sử dụng câu hỏi “Có” hay “Không”, “Đúng” hay “Sai” mà phải sử dụng câu hỏi phát huy tính độc lập tư duy ở các em ( tránh tình trạng học sinh trả lời một cách công thức hoặc chung chung )
Khi tổ chức học sinh tiếp nhận thông tin giáo viên chú ý sử dụng câu hỏi gợi mở ( chuẩn bị kĩ ở giáo án) để giải quyết câu hỏi đặt ra đầu giờ
Giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa thường xuyên nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo để xây dựng các câu hỏi trong các tiết dạy và vận dụng linh hoạt hơn để giải quyết nhiệm vụ nhận thức ở mỗi bài học.
Giáo viên cần kết hợp các phương tiện dạy học khác như đồ dùng trực quan, hình ảnh, tranh vẽ trong sách giáo khoa, hệ thống thao tác sư phạm khi lên lớp... để góp phần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong mỗi tiết học, nâng cao hiệu quả giờ dạy
Trong quá trình giảng dạy , ngôn ngữ nói phải truyền cảm , không quá nhanh hoặc quá chậm, phải lôi cuốn , hấp dẫn , trình bày phải có điểm nhấn, tránh đều đều .
Khi đặt câu hỏi không nên đặt câu hỏi quá dễ làm cho học sinh thoả mãn , đi đến chủ quan về vốn hiểu biết của mình, mà phải là cho các em hiểu rằng, sự trả lời đúng, đầy đủ câu hỏi do giáo viên nêu ra là tốt, song vẫn phải tiếp tục suy nghĩ để trả lời hay hơn, sâu sắc hơn và thông minh hơn.
Cần tạo cơ hội cho học sinh trong cả lớp trả lời, thảo luận nhóm, không làm nặng nề giờ học, trình bày nhồi nhét song vẫn tạo không khí thoải mái , nhẹ nhàng để đạt kết quả tối đa.
Giáo viên dạy môn lịch sử phải luôn luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới trong phương pháp dạy học. Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm và thiết kế các đồ dùng dạy học đẹp chính xác phù hợp với nội dung bài dạy.
Người giáo viên Lịch sử cần tự bồi dưỡng năng khiếu vẽ bản đồ, lược đồ khoa học và chính xác. Sử dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực nhằm thu hút sự chú ý của học sinh.Nên có những buổi học ngoại khoá, tham quan du lịch các di tích bảo tàng lich sử.
C. Kết luận:
Tóm lại “Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ” được vận dụng trong các tiết dạy sẽ đạt được kết quả học tập cao nhất của học sinh về tất cả các mặt giáo dưỡng , giáo dục và phát triển. Đây là hoạt động tương hỗ giữa thầy và trò nhằm giúp cho học sinh độc lập lĩnh hội kiến thức một cách thông minh, vận dụng một cách sáng tạo vào thực tế (học tập và cuộc sống ) . Điều này quan trọng và đòi hỏi nhiều công sức, lao động sáng tạo, ý thức tinh thần trách nhiệm cao của mỗi một giáo viên. Và cần đòi hỏi phát triển năng lực tư duy và hành động của mình trước khi giáo dục cho học sinh, cho nên phải nắm vững lý luận, rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên.
Vì vậy thời gian có hạn, cùng với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên tôi chỉ mạnh dạn trình bày quan điểm của mình trong việc sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử 8 và 9 góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.Với sáng kiến kinh nghiệm này , tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường THCS Hồng Thuỷ nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh các trường bạn nói chung thực hiện phương pháp sử dụng những câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh đạt hiệu quả cao hơn. Về phía bản thân, tôi xin hứa sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trên, đồng thời không ngừng rút kinh nghiệm, khắc phục khó khăn để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học
D. Một số kiến nghị.
-Thực ra hiện nay trong các nhà trường đã được cấp rất nhiều các thiết bị dạy học.Tuy vậy đối với môn lịch sử thì các đồ dùng thiết bị còn quá ít, vì vậy muốn đạt được kết quả cao trong bộ môn này theo tôi cần có những yêu cầu sau:
Các cơ quan thiết bị trường học cần có đầy đủ tranh ảnh về các di tích lịch sử và di sản văn hoá hoặc chân dung của các nhân vật lịch sử có công với cách mạng .Nhà trường cần mua một số tư liệu, tài liệu có liên quan đến lịch sử và cách giảng dạy bộ môn lịch sử.
Tổ chức các cuộc thi sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy học ở tất cả các môn trong đó có môn lịch sử.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy môn lịch sử , hiểu biết và kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp.
Cuối cùng chẳng có gì hơn xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trường THCS Hồng Thuỷ đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này . Chân thành cảm ơn quý Thầy cô cùng bạn đọc đã bỏ chút thời gian quý báu để đến với đề tài và xin được tiếp thu ý kiến góp ý của các đồng nghiệp.
______________________ Hết _____________________
Mục lục :
Phần mở đầu . ( Trang 01)
Nội dung. (Trang 03)
I. Cơ sở khoa học . (Trang 03)
II.Cơ sở thực tiễn . (Trang 03)
III.Thực trạng tình hình. (Trang 04 )
IV.Giải pháp thực hiện. (Trang 06)
V.Kết quả đạt được. (Trang 14)
VI.Bài học kinh nghiệm. (Trang 14)
Kết luận. (Trang 16)
Kiến nghị . (Trang 16)
Hồng Thuỷ , ngày 10 tháng 02 năm 2009.
Nhận xét HĐKH Người viết
Trường THCS Hồng Thủy
Nguyễn Thị Thuỷ
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem thuy(cam xoa).doc