Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn GDCD 9

Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củađất nước. Hội nghị lần II BCH TW Đảng khoá VIII đã xác định : " Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản giáo dục là xây dựng con người thiết tha gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường và bảo vệ tổ quốc, CNH- HĐH đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc; có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng; có tư duy sáng tạo; có kĩ năng thực hành giỏi; có tác phong công nghiệp; có tính tổ chức và kỉ luật; có sức khoẻ; là những người kết thừa xây dựng CNXH vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ "

 Bên cạnh mục tiêu giáo dục chung thì môn GDCD trong trương THCS còn có những mục tiêu riêng đó là: trang bị kiến thức cho công dân trên các lĩnh vực chính trị ,tư tưởng, đạo đức, pháp luật; hình thành ý thưc công dân; ý thức quyền và nghĩa vụ, giáo dục tinh thần trách nhiệm; tình cảm lành mạnh của người công dân; rèn luyện thành vi thói quen, ý thức tình cảm đạo đức, phù hợp với chuẩn mực xã hội, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã tích luỹ vào cuộc sống hàng ngày.

 Thực tiễn dạy học môn GDCD hiện nay trong trường THCS còn có nhiều bất cập.Việc dạy học còn mang tính chất thụ động, chưa phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Hiệu quả dạy và học chưa cao chưa đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của môn học.

 Điều đó thể hiện ở chỗ các giờ học diễn ra còn khô khan, nghèo nàn về phương pháp, nặng về thuyết trình, giảng giải, vấn đáp. trong giờ học, học sinh rất ít họat động, ít có cơ hội tìm tòi khám phá, thể hiện mình, chủ yếu là nghe giảng một cách thụ động. Các phương tiện dạy học cũng ít được sử dụng, tình trạng dạy chay vẫn phổ biến. Hình thức tổ chức dạy học còn nghèo nàn, chỉ bó hẹp trong khuôn khổ lên lớp đại trà, học sinh ít được tổ chức học tập theo nhóm, tổ cá nhân. Các hình thức hoạt động ngoại khoá và thực hành chưa được coi trọng. Nhìn chung các giờ học GDCD chưa gây được hứng thú học tập và rèn luyện cho học sinh.

 Mặt khác, môn GDCD với những kiến thức đạo đức, pháp luật khô khan, khó hiểu, phần lớn học sinh có tâm lí ngại học. Do đó vấn đề đặt ra cần phải đổi mới các phương pháp dạy học để tạo cho học sinh sự hứng thú, niềm say mê, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của mình trong quá trình chiếm lĩnh tri thức môn GDCD đồng thời biết vận dụng linh hoạt những kiến thức đó xử lí các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Luật giáo dục năm 2005 điều 5 nêu rõ: "Phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên"

 Làmột giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDCD lớp 9, được tiếp xúc gần gũi với đối tượng học sinh hiểu rõ hơn về thực trạng dạy và học môn GDCD hiện nay, nên tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm " Phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn GDCD 9" và đã có kết quả khả quan, đã giúp cho học sinh hiểu rõ cần phải trang bị cho mình những kiến thức về bộ môn GDCD đê có đủ hành trang sau này bươc vào cuộc sống mới.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3149 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn GDCD 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a trường có 189 em sống rãi rác ở hầu khắp các thôn trong địa bàn xã. Đây là một xã đang phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, Một số hộ gia đình bỏ mặc con em ở nhà để đi làm ăn xa. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học của học sinh. Nhiều em chưa có đủ sách vở, đồ dùng học tập, chưa có thời gian cho việc học ở nhà, vì thế rất khó khăn cho học sinh khi tiếp thu bài giảng của giáo viên. Bên cạnh đó năng lực học tập của các em còn nhiều hạn chế, số học sinh học yếu và ngại học môn GDCD còn nhiều. Ngoài ra, nhận thức của phụ huynh không đồng đều, họ coi môn GDCD là môn phụ nên không quan tâm, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ của học sinh. Hơn nữa đồ dùng học tập của học sinh còn thiếu, học sinh không nắm vững kiến thức, khả năng vận dụng, liên hệ thực tế yếu. Vì vậy chất lượng dạy và học chưa cao, học sinh chưa có niềm say mê, hứng thú với môn học. Trước thực trạng đó tôi chọn đề tài:" Phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn GDCD 9", với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy và học, giúp học sinh yêu thích môn học hơn. Công tác điều tra. Để có kế hoạch và biện pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao, sát với mục tiêu chương trình toi thực hiện công tác điều tra chất lượng thực tế của học sinh qua các tiết giảng dạy, dự giờ, theo dõi chất lượng để có biện pháp phù hợp. Thời gian điều tra: tiến hành từ đầu năm Quy mô điều tra: 5 lớp ( 9A1, 9A2, 9A39A4, 9A5) Đối tượng học sinh: tất cả học sinh từ yếu đến giỏi Lớp Sĩ số Điểm Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 9A1 38 1 0.3 8 21 23 60 6 16 9A2 37 0 0 7 19 22 59 8 22 9A3 39 0 0 8 21 25 64 6 15 9A4 38 0 0 7 18 23 61 8 21 9A5 38 2 0.5 10 26 22 55 5 13 Với kết quả điều tra trên, khiến tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở làm thế nào để học sinh có nhận thức đúng đắn hơn về môn học, có niềm tin sự say mê hứng thú, yêu thích hơn đối với môn GDCD.Do đó tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh. B. Giải quyết vấn đề I.Cơ sở lí luận Giảng dạy bất cứ môn học nào trong nhà trường cũng có nội dung giáo dục. Môn GDCD ở trường THCS được phân bố 1tiết/tuần, những giờ dạy trên lớp nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, phổ thông, thiết thực phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc, với môi trường sống( gia đình, cộng đồng) với lí tưởng của dân tộc. Giúp học sinh có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện đạo đức, pháp luật, văn hoá trong đời sống hàng ngày có tình cảm trong sáng lành mạnh đối với mọi người, đối với gia đình, nhà trường, quê hương, đất nước. Có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học vad hướng tới nhứng giá trị xã họi tốt đẹp, có trách nhiệmvới hành động của bản thân có nhu cầu tự điều chỉnh, tự hoàn thiện để trở thành một chủ thể xã hội tích cực năng động - xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Phương pháp dạy học môn GDCD cũng giống như các môn học khác là lấy học sinh làm nhân vật trung tâm, kích thích sự hứng thú chủ động, sáng tạo củangười học. Để đạt được yêu cầu trên cần phải đổi mới phương pháp dạy học. Làm thế nào để bộ môn GDCD hấp dẫn với người học, gây hứng thú say mê và phát huy tính chủ động tích cực của học sinh. II. Giải pháp thực hiện Đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.Trong dạy học giáo viên phải biếtvận dụng cácphương pháp vào việc tổ chức hoạt động kích thích học sih nổ lực suy nghĩ và tự tìm tòi, phát hiện. Những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cần hình thành ở học sinh không phải là những khuôn mẫu cho sẵn trong quá trình học tập.học sinh tự khai thác thông tin, tự kiến tạo tri thức và kĩ năng, qua đó phát triển nhận thức, niềm tin và tình cảm đạo đức pháp luật. Phải đa dạng hoá các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học bộ môn, khắc phục tính đơn điệu, nghèo nàn trong việc áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Hiệu quả của việc sửdụng phương pháp dạy học môn GDCD phụ thuộc vào việc lựa chọn và kết hợp một cách hài hoà hợp lí các phương pháp dạy học cụ thể, phù hợp với nội dung bài học,với khả năng học tập và thái độ của học sinh, phù hợp với từng tình huống dạy học cụ thể để tạo ra một thái độ tích cực, sẵn sàng đáp ứngnhiệm vụ học tập và có sự nổ lực cao trong hoạt động. Kết hợp một cách linh hoạt, hợp lí nhiều phương pháp cảphương pháp truyền thóng và các phương pháp hiện đại, không phủ địn hoàn toàn hoặc lạm dụng, tuyệt đối hoá vai trò vạn năng của một phương pháp nào, tuỳ từng bài, từng phần, tuỳ điều kiện dạy học của nhà trườn, khả năng của học sinh và năng lực, sở trường của giáo viên mà lựa chọn phương pháp. Những kiến thức môn GDCD thường khô khan cứng nhắc, đặc biệt môn GDCD 9 những chuẩn mực đạo đức pháp luật tronng nội dung chương trình học khó hơn, phức tạp hơn, do đó học sinh rất ngại học. Chính vì vậy, bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống( đàm thoại, thuyết trình, trực quan, kể chuyện...), tôi luôn chú trọng đến cácphương pháp hiện đại( thảo luận nhóm, đóng vai, tổ chức trò chơi hay phương pháp tình huống...). Bởi các phương pháp dạy học này ngoài việc tăng cường hứng thú cho học sinh, nâng cao sự chú ý làm giảm trạng thái tâm lí mệt mỏi thì nó còn rèn kĩ năng ứng xử, giao tiếp, khả năng trình bày suy nghĩ trước tập thể lớp của học sinh, các em được giao lưu, được bày tỏ ý kiến của mình với bạn học, giúp các em tự tin hơn trong học tập và các hoạt động xã hội. *Phương pháp thảo luận nhóm: Phương pháp thảoluận nhómlà giáo viên tổ chức chia học sinh thành các nhóm nhỏ (từ 4 đến 8 học sinh) để thảo luận những vấn đề của bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhằm giúp học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề, một tình huống đạo đức, pháp luật nào đó. Cách thực hiện: Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận, quy định thời gian thảo luận. Nêu các câu hỏi có liên quan đến chủ đề Chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ để các nhóm tiến hành thảo luận và ghi kết thảo luận ra giấy khổ lớn, phân công vị trí làm việc cho các nhóm. (Nếu không khí thảo luận trầm có thể bắt dầu cuộc thảo luận bằng một câu chuyện hoặc một bức tranh gợi ý) Cần khích lệ mọi học sinh cùng tha gia đóng góp ý kiến không nên chê bai vào ý kiến nào. Nhóm trưởng quán xuyến điều hành cuộc thảo luận và thư kí có nhiệm vụ ghi chép kết quả thảo luận trước lớp. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận Ví dụ: Khi dạy bài : " làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả"sau khi cho học sinh tìm hiểu truyện đọc trong phần đặt vấn đề tôi chia học sinh thành 3 nhóm thảo luận 3 câu hỏi sau: Nhóm1: em có nhận xét gì về việc làm của giáo sư Lê Thế Trung? Nhóm 2: Em hãy tìm những chi tiết trong chuyện chứng tỏ giáo sư Lê Thế Trung là người làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả? Nhóm 3: Việc làm của giáo sư Lê Thế Trung dược nhà nước ghi nhận như thế nào? em học tập được điều gì ở ông? Sau khi học sinh các nhóm thảo luận khai thác phần đặt vấn đề tôi cho học sinh khái quát tìm hiểu nội dung bài học. Với 3 câu hỏi này từng nhóm sẽ tập trung thảo luận và đưa ra ý kiến, đại diện cho nhóm sẽ trình bày trước lớp, giáo viên làm trọng tài và kết luận thông qua ý kiến của các em. Cách tổ chức lớp học áp dụng theo phương pháp này tôi nhận thấy học sinh tiếp thu bài tốt và lớp học sôi nổi, các em rất hứng thú học tập. Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên học sinh đặc biệt những em nhút nhác trở nên bạo dạn hơn. Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác của học sinh được phát triển. Tuy nhiên sử dụng phương pháp này giáo viên cần lưu ý: Chủ đề thảo luận phải sát với nội dung bài học, trình độ học sinh Cách chia nhóm phải hét sức linh hoạt, luôn thay đổi đẻ tạo điều kiện cho mỗi học sinh được giao lưu với tất cả học sinh trong lớp, tránh chỉ giới hạn trong một nhóm cố định. Kết quả thảo luận có thể được trình bày bằng nhiều hình thức( bằnglời, bằng tranh vẽ, bằng tiểu phẩm, bằng văn bản viết trên giấy lớn...) Cử nhóm trưởng, thư kí cũng nên luân phiên để từng học sinh đều được rèn luyện các kĩ năng cần thiết. *Phương pháp trò chơi: `Tổ chức trò chơi làmột phương pháp rất hiệu quả để thuhút sự tham gia của học sinh. Trong cuộc chơi mọi người đều bình đẳng và đều cố gắng thể hiện"hết mình". Vì vậy tổ chức trò chơi không những là biện pháp để tăng cường hứng thú học tập, nâng cao sự chú ý, thay đổi trạng thái tâm lí mệt mỏi trong quá trình nhận thức mà còn là biện pháp rèn luyện các kĩ năng ứng xử, giao tiếp, cũng cố và phát triển khả năng tự tin của các em. Giáo viên có thể sử dụng các trò chơi dân gian có nội dung phù hợp với yêu cầu nội dung bài học. Cũng có thể dựa trênnội dung bài học để sáng tạo ra trò chơi mới. Thông qua trò chơi giáo viên gợi ý cho học sinh thảo luận, khai thác yêu cầu bài học. Ví dụ: Khi dạy bài 2 "Tự chủ" ởphần nội dung bài học sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra được khái niệm tự chủ thì giáo viên có thể tổ chức trò chơi tiếp sức cho học sinh. Giáo viên chia lớp thành hai nhóm các nhóm cử đại diện lần lượt lên bảng tìm những bông hoa mang nội dung tự chủ dán vào ô tự chủ, những bông hoa mang nội dung trái với Tự chủ dàn vào ô trái với Tự chủ...mỗi nhóm chỉ có một người ở trên bảng dán xong thì bạn khác mới đựơc lên.. Nếu nhóm nào có hai người cùng lên bảng thì nhóm đó phạm luật chơi và bị trừ điểm. Sau khi kết thúc trò chơi giáo viên phải tổng kết, đánh giá và cho điểm từng nhóm. Hoặc khi dạy bài 7 " Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc". Sau khi hướng dẫn học sinh nắm được toàn bộ phần nôih dung bài học tôi hướng dẫn học sinh trò chơi : thi hát những làn điệu dân ca của quê hương mình và mọi miền đấtnước cũng có thẻ tổ chức trò chi tiếp sứcvới chủ đề: Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm yêu quê hương đất nước học sinh phát biểu và lần lượt ghi nối tiếp nhau cho tới khi hoàn thành đoạn văn.

File đính kèm:

  • docsang kien hay mon GDCD.doc
Giáo án liên quan