Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư

I.MỤC TIÊU :

1. Về kiến thức :

 - HS hiểu nội dung ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư .

2 . Về kỹ năng :

 - Học sinh biết phân biệt những biểu hiện đúng và không đúng theo yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ; thường xuyên tham gia hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá tại cộng đồng dân cư .

 3. Về thái độ :

 - Học sinh có tình cảm gắn bó với cộng đồng nơi ở, ham thích các hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

II. CHUẨN BỊ :

 - SGK, STK GDCD 8

 - Tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, bảng phụ.

 - Gương tốt ở địa phương

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5397 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 - Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 20/ 10/2008 Ngày giảng: 28/ 10/ 2008 Tuần 10- Tiết 10: Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư I.Mục tiêu : 1. Về kiến thức : - HS hiểu nội dung ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư . 2 . Về kỹ năng : - Học sinh biết phân biệt những biểu hiện đúng và không đúng theo yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ; thường xuyên tham gia hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá tại cộng đồng dân cư . 3. Về thái độ : - Học sinh có tình cảm gắn bó với cộng đồng nơi ở, ham thích các hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. II. Chuẩn bị : - Sgk, Stk GDCD 8 - Tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, bảng phụ. - Gương tốt ở địa phương III. chức các hoạt động dạy học . 1. ổn định tổ chức . 2.Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới : Hoạt động 1: Khởi động - GV kể cho học sinh nghe một mẩu truyện trong khu dân cư cho thấy tác hại của tập quán lạc hậu các tệ nạn xã hội và sự cần thiết phải xoá bỏ những hiện tượng tiêu cực đó và xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư . - GV: Gợi dẫn học sinh vào bài . Hoạt động của GV và HS Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề . GV: Gọi hs đọc phần đặt vấn đề . H: Những hiện tượng gì được nêu ra ở mục đặt vấn đề - Hiện tượng tảo hôn . - Người chết, gia súc chết thì mời thầy mo thầy cúng phù phép trừ ma. H: Những hiện tượng đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân ? H: Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hoá ? H: Những thay đổi ở làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của mỗi người dân và cả cộng đồng ? GV: Những người cùng sống trong một khu vực lãnh thổ ( xóm, làng, bản ) gắn bó thành một khối tạo thành một cộng đồng dân cư . HS:Thảo luận nhóm. Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận 4 vấn đề. Câu 1: Nêu những biểu hiện của nếp sống văn hóa ở khu dân cư? Câu 2: Nêu những biện pháp góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư. Câu 3: Vì sao cần phải xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư. Câu 4: Học sinh làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư. HS: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhện xét bổ sung . GV: Nhận xét kết luận. Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học: H: Qua phần phân tích trên em cho biết: cộng đồng dân cư là gì? H: Thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? H: ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống vh ở cộng đồng dân cư ? H: Học sinh có trách nhiệm gì đối với vấn đề này ? Hoạt động 4 : Hướng dẫn hs luyện tập . HS: Thực hiện yêu cầu bài tập 1 Bài 2 : GV : Ttreo bảng phụ bài tập 2→ gọi hs đọc yêu cầu bài tập . HS : Làm bài tập → nhận xét . GV : Kết luận bài tập đúng . Nội dung cần đạt I . Đặt vấn đề . →Những hiện tượng trên ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân : - Các em lấy vợ lấy chồng phải xa gia đình sớm, có em không được đi học . - Những cặp vợ chồng trẻ bỏ nhau, cuộc sống dang dở . - Sinh ra đói nghèo . - Người bị coi là có ma thì bị căm ghét xua đuổi, họ phải chết hoặc bị đối xử rất tồi tệ, cuộc sống cô độc khốn khổ . → Làng Hinh được công nhận là làng văn hoá vì : - Vệ sinh sạch sẽ . - Không có dịch bệnh lây lan - Bà con đau ốm được đến trạm xá. - Trẻ em đủ tuổi được đến trường. - Đạt tiêu chuẩn phổ cập giấo dục tiểu học và xoá mù chữ... → ảnh hưởng của sự thay đổi đó: - Mỗi người dân trong cộng đồng đều yên tâm sản xuất làm kinh tế. - Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Nhóm 1: - Các gia đình giúp nhau làm kinh tế . - Tham gia xóa đói giảm nghèo. - Động viên con em đến trường. - Giữ gìn vệ sinh. - Phòng chống tệ nạn xã hội. - Thực hiện KHHGĐ. - Có nếp sống văn minh. Nhóm 2: - Thực hiện đường lối chính sách của Đảng. - Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần. - Nâng cao dân trí Nhóm 3: - Cuộc sống bình yên hạnh phúc. -Bảo vệ phát triển truyền thống văn hóa giữ gìn bản sắc dân tộc. - Đời sống nhân dân ổ định phát triển. Nhóm 4: - Ngoan ngõan lễ phép. - Chăm chỉ học tập. - Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội . - Tránh xa các tệ nạn xã hội II-Nội dung bài học. 1. Cộng đồng dân cư. SGK. 2. Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. 3. ý nghĩa. - Làm cho cuộc sống bình yên hạnh phúc. - Phát huy truyền thống dân tộc. 4.Trách nhiệm của công dân. III-Bài tập. Bài 1: HS tự bộc lộ . Bài tập 2: - Việc làm đúng a, c, d, đ, g, i, k, o. - Việc làm sai b, c, h, l, n, m. 4. Củng cố H: Thế nào là xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? Liên hệ bản thân đã làm được việc gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ? 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài + hoàn thành bài tập vào vở. - Đọc và chuẩn bị trước bài: Tự lập. **********************************

File đính kèm:

  • docCD 8 Tuan 10.doc