Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp hướng dẫn học sinh tự đọc và học tập tại thư viện trường học

Ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thông tin cùng các phương tiện nghe nhìn khác, có nhiều dư luận cho rằng văn hoá đọc đang có xu hướng bị lấn át, thu hẹp và mất dần sự hấp dẫn. Vì các phương tiện nghe nhìn hầu như đã chiếm mất thời gian, và sự say mê của các em Học Sinh, do đó các em chỉ thích xem - nghe mà không thích đọc. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, văn hoá đọc vẫn luôn là một nét đẹp của đời sống xã hội, góp phần tôn vinh các giá trị tinh thần, là thước đo trình độ dân trí, đồng thời là công cụ hữu hiệu để bồi đắp và nâng đỡ tâm hồn. Vì vậy, việc xây dựng, gìn giữ và phát huy văn hoá đọc và tự học đối với các em học sinh tiểu học - thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước càng đặc biệt quan trọng đối với những người làm công tác giảng dạy và nhân viên thư viện trường học.

doc16 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp hướng dẫn học sinh tự đọc và học tập tại thư viện trường học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tự học tập đối với học sinh như sau: + Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe đài , truyền hình, nghe nói chuyên, báo cáo, xem phim, giao tiếp với những người có học. + Người tự học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đã đọc, đã nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết cách tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc tại thư viện. + Đối với học sinh trong trường thì ngoài các hình thức kể trên tự học còn thể hiện bằng cách tự lập làm các bài tập, tham gia các công việc trong các tổ nhóm học sinh và các hoạt động ngoại khoá khác. Tự học là một hoạt động đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao thì mới đạt được kết quả, do đó tự học rất gắn bó với quá trình tự giáo dục để có được những nét tính cách trên ( Một số bước của hoạt động tự học nêu trên cần phải được chúng ta nghiên cứu, cụ thể hoá bằng các kĩ năng- thao tác , tiến tới hình thành thói quen tự học cho học sinh cho phù hợp với tâm lí lứa tuổi và hoàn cảnh, điều kiện của từng trường cụ thể ). b) Biện pháp rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh: Giáo viên giúp học sinh thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy(hoạt động học cụ thể)cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ. Ví dụ: kĩ năng ghi chép tài liệu và kĩ năng phân tích các tài liệu trong ý nghĩ, trong óc Để hình thành được kĩ năng, trước hết người giáo viên hay cán bộ thư viện cần giúp học sinh nắm được kiến thức, có kiến thức làm cơ sở cho sự hiểu biết, luyện tập từng thao tác riêng lẻ cho đến khi thực hiện được một hành động theo đúng mục đích, yêu cầu. Những thao tác cụ thể ấy phải được luyện tập nhiều lần mới quen và ghi nhớ được để đến khi cần phải sử dụng đến thì đã biết cách thao tác chúng, không bị bỡ ngỡ, lúng túng. Hình thành thói quen tự học, tự học có kế hoạch, có phương pháp cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của nhà giáo. Giúp học sinh có thói quen tự học, thói quen đó phải là một hành vi trở thành nhu cầu tự nhiên không thể không có đối với học sinh. Thói quen tự học của học sinh sẽ là một bộ phận quan trọng nâng cao chất lượng học tập của các em và góp phần hình thành nên nhân cách của các em. Để hình thành thói quen học tập có phương pháp, biết tự học của học sinh người giáo viên- cán bộ thư viện cần phải tỉ mỉ, kiên trì hướng dẫn theo các thao tác, quy trình nhất định. Trước mỗi việc làm của hành động tự học người giáo viên- cán bộ thư viện nên giải thích cho học sinh hiểu tác dụng, ý nghĩa rồi hướng dẫn, khuyến khích động viên các em thực hiên các hành vi, tránh làm những việc không đúng, không tốt trong quá trình học tập. Thư viện Trường Tiểu học Quỳnh Bá trong năm học (2008- 2009) đã và đang xây dựng một số biện pháp giáo dục tính tự học tập cho Học Sinh trong trường thông qua tổ chức hoạt động tự học: b.1. Nâng cao nhận thức tự học tập cho học sinh: - Mục đích: Giúp học sinh nhận thức đúng đắn về tự học tập, từ đó các em phải rèn luyện ý chí, nỗ lực hơn trong quá trình học tập của mình. - Cách thức tiến hành: + Tổ chức giới thiệu các loại sách mới sách hay do cán bộ thư viện giớ thiệu đến học sinh vào thứ 2 hàng tuần trong buổi chào cờ đầu tuần . + Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt “phương pháp tự học tập ở lớp học , vào các tiết bổ trợ chủ nhiệm hay hoạt động ngoài giờ lên lớp tại Thư Viện nhà trường”. b.2. Tổ chức hướng dẫn các kĩ năng tự học cần thiết cho học sinh: - Mục đích: Trên cơ sở rèn luyện các kĩ năng tự học dần dần hình thành và phát triển tính tự lực học tập cho các em học sinh. - Cách thức tiến hành: + Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt nhóm, chuyên đề, các giờ học bổ trợ chủ nhiệm vào buổi chiều. + Hướng dẫn kĩ năng tự học thông qua hoạt động dạy học trên lớp, tổ chức tự học, tự đọc Sách, tăng cường hình thức thảo luận tại Thư viện nhà trường. + Hướng dẫn thông qua tuyên truyền trên báo tường, bản tin, in sách, tài liệu, sinh hoạt Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. c.Hàng năm trường có kế hoạch cụ thể về việc chỉ đạo hoạt động thư viện ,giao trách nhiện chính cho P/Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chịu trách nhiệm chính theo dỏi thường xuyên mọi hoạt động của thư viện. - Có kế hoạch bổ sung các loại sách tham khảo,các loại sách hay,sách có hình ảnh đẹp có nội dung phong phú cho học sinh . -Vì phòng đọc chật hẹp nên chúng tôi chỉ đạo cụ thể phân lịch cho học sinh theo từng khối vào thư viện đọc sách vào các ngày trong tuần,kết hợp với chuyên môn để biết được thứ nào,ngày nào học sinh không học thì bố trí cho học sinh vào thư viện mượn và đọc sách dưới sự hứng dẫn của thủ thư. - Vận động học sinh quyên góp sách cũ,sách đã dọc có nội dung phù hợp vơí đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi để đầu tư thêm nguồn sách vào thư viện thêm phong phú và đa dạng hơn. - Lắp thêm các thiết bị như ti vi,quạt,đầu tư thêm các thiết bị nghe nhìn để thu hút học sinh vào thư viện D ,Kết quả đạt được Sau một năm thực hiện kết quả đạt đực như sau Các biểu hiện của học sinh : Bảng 1: Biểu hiện hành vi tự học và đọc của học sinh trong giờ học trên lớp STT Những biểu hiện Mức độ Thường xuyên ít khi Không bao giờ 1 Đi học đều 95% 5% 0 2 Học thuộc bài cũ 95% 5% 0 3 Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập 80% 20% 0 4 Hăng hái phát biểu ý kiến 65% 25% 10% 5 Chú ý nghe giảng, chép bài đầy đủ 85% 15% 0 6 Nghiêm túc trong Kiểm tra, Thi 90% 10% 0 7 Tích cực thảo luận nhóm 80% 15% 5% Bảng 2: Biểu hiện hành vi tự học và đọc của học sinh ngoài giờ học: STT Những biểu hiện Mức độ Thường xuyên ít khi Không bao giờ 1 Học bài cũ 85% 15% 0 2 Tham gia các giờ ngoại khoá 85% 15% 3 Hoàn thành các BTvề nhà 90% 10% 0 4 Tìm GV Giỏi học thêm 40% 40% 20% 5 Tìm tài liệu đọc thêm, 40% 30% 30% 6 Chủ động trao đổi bài với bạn 50% 40% 10% 7 Khái quát kiến thức bài học 60% 20% 20% 8 Lập KH HT hàng ngày 50% 40% 10% 9 Tự kiểm tra kiến thức đã tiếp thu 60% 20% 20% Qua kết quả khảo sát thực tế của học sinh ,chúng tôi thấy được tỷ lệ học sinh chjăm đọc sách ngày một nâng lên rõ rệt.học sinh chịu khó học tập hơn chất lượng học sinh thi khảo sát lần sau cao hơn lần trước,Tỷ lệ học sinh vào thư viện đọc sách nhiều hơn,Và đặc biệt là các em chăm ngoan hơn trong việc học tập ,không gây gỗ đánh nhau,học hăng say phát biểu xây dựng bài tốt hơn. Phần iii Kết luận Ngày nay, trong điều kiện nước ta vừa gia nhập vào tổ chức WTO, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN thu được nhiều thành tựu to lớn đáng ghi nhận, song cũng tạo ra tâm lí vụ lợi, tâm lí hưởng thụ coi trọng giá trị vật chất hơn giá trị tinh thần, hơn đạo đức tình cảm của một bộ phận trong xã hội. Đồng tiền đã chi phối, tác động làm sai lệch nhiều giá trị tinh thần cao quí. Giáo dục cũng đứng trước nhiều thách thức của nền kinh tế thị trường. Tâm lí của Học Sinh cũng không thể không bị ảnh hưởng, tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường. Trong hoàn cảnh như vậy, giáo dục ý thức Tự đọc và Tự học tập cho Học sinh một cách thường xuyên, có kế hoạch và có phương pháp đúng đắn, khoa học là một nhiệm vụ bắt buộc và trách nhiệm nặng nề của người thầy giáo. Nhìn chung, sau gần một năm triển khai Phương pháp hướng dẫn Học sinh tự đọc và học tập tại Thư viện. Học sinh trường TH Quỳnh Bá đã phần nào nắm bắt được phương pháp đọc sách , phương pháp tự học với niềm đam mê thực sự, góp phần nâng cao kết quả học tập trong năm học (2008-2009). Sự gần gũi, tận tâm của người thầy với học sinh về cách học, cách tự học tập đồng thời có sự kết hợp chặt chẽ với gia đình và các đoàn thể xã hội là nhân tố quan trọng giúp học sinh thành công trong quá trình tự học tập. Vận dụng phương pháp tự học cũng như vận dụng bất kì một phương pháp học tập nào đối với học sinh cũng đòi hỏi các em một sự luyện tập, sự khổ công mới đem lại kết quả tốt. Quá trình học cách học của học sinh, quá trình tự học của các em dưới sự dẫn dắt , hướng dẫn của giáo viên, của người phụ trách Thư Viện có quy luật đặc thù của sự hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ. Không tuân theo quy luật nhận thức của tâm lí lứa tuổi , không dựa trên lí luận của giáo dục- dạy học hiện đại để hướng dẫn, giúp đỡ học sinh phương pháp học, biết tự học sẽ không thể đào tạo được lớp người mới, tự chủ và năng động có năng lực giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra. “ Thật đáng mừng là đến những năm đầu tiên của thế kỉ XXI, một nữ sinh lớp 12 ở Huế, chỉ bằng vốn sách vở và lời dạy của các thầy, các cô đã bộc lộ khả năng cảm thụ văn học sâu sắc , bầy tỏ mối đồng cảm, chia sẻ cùng người xưa bằng một “bài làm” bình dị, không lên gân, không công thức giáo điều, không “tỏ ra”, cũng không quá câu nệ vào các quy phạm, nhưng vẫn giữ được vẻ trong trắng hồn nhiên của lứa tuổi mình, chất “nữ sinh” của mình. Điểm 10 môn Văn thật là hiếm, nhưng chúng ta có đọc bài văn của em mới thấy em thật xứng đáng , không hoàn toàn bằng kiến thức uyên thâm sâu rộng; không hoàn toàn bằng lối diễn đạt tài giỏi mà bằng chính khả năng cảm thụ cái đẹp của một tác phẩm văn học giầu chất nhân văn”(Lời bình của bài “ Chào điểm 10 môn Văn từ Huế”. Văn nghệ, số 37(10/9/2005). Vốn sách vở là hành trang rất quan trọng của Học sinh mà muốn có vốn sách vở phong phú, giầu có thì phải sưu tầm, phải đọc, tích luỹ nghĩa là phải biết tự đọc, tự học tập. Lời dạy của các thầy cô là chung cho mọi Học Sinh, nhưng những Học Sinh nào học được cách tự đọc, cách tự học do thầy cô giảng dạy thì sẽ có những sáng tạo và phát triển tốt trong quá trình học tập. Bài học về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy Học sinh biết cách tự đọc và học tập bao giờ cũng là những bài học sâu sắc quyết định chất lượng dạy học của ngành Giáo Dục. Tóm lại, để thay cho lời kết cho đề tài này, tôi xin lấy câu nói của Phạm Văn Đồng: “ Nghe và nhìn không thể thay thế được đọc”. Quỳnh Bá ngày 20 tháng 4 năm 2009 Người viết Hồ Thị Hoàng Vinh Hồ Thị Hân

File đính kèm:

  • docC1kinh nghem vinh.doc
Giáo án liên quan