Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm trong giờ học Vật lý ở bậc THCS

Làm các thí nghiệm vật lí ở nhà trường là một trong các biện pháp quan trọng nhất để phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học Vật lí. Điều này quyết định bởi đặc điểm của khoa học Vật lí vốn là khoa học thực nghiệm và bởi nguyên tắc dạy học là nguyên tắc trực quan “học đi đôi với hành”.

Thường thì, do kinh nghiệm sống học sinh đã có một số vốn hiểu biết nào đó về các hiện tượng Vật lí. Nhưng không thể coi những hiểu biết ấy là cơ sở giúp họ tự nghiên cứu Vật lí bởi vì trước một hiện tượng vật lí, học sinh có thể có những hiểu biết khác nhau, thậm chí là sai. Ví dụ: Học sinh nào cũng thấy được mọi vật rơi là do Trái Đất hút, nhưng không ít học sinh lại cho rằng vật nặng thì rơi nhanh hơn vật nhẹ. Vì vậy, khi giảng dạy Vật lí, giáo viên một mặt phải tận dụng những kinh nghiệm sống của học sinh, nhưng mặt khác phải chỉnh lí, bổ sung, hệ thống hoá những kinh nghiệm đó và nâng cao lên mức chính xác, đầy đủ bằng các thí nghiệm Vật lí, nhờ đó mà tránh được tính chất giáo điều, hình thức trong giảng dạy

 

doc21 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm trong giờ học Vật lý ở bậc THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực trong thí nghiệm. II. Chuẩn bị đồ dùng: 1. Cho mỗi nhóm HS: - 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự cần đo. - 1 vật sáng hình chữ F khoét trên màn chắn sáng. - 1 nguồn sáng. - 1 màn hứng nhỏ (màu trắng). - 1 giá quang học có thước đo. 2. Lớp Giấy trong ghi tóm tắt các bước thí nghiệm. Các bước tiến hành: Bước 1: Đo chiều cao của vật : h = .......mm. Bước 2: Đo vật và màn ảnh ở khá gần thấu kính, cách thấu kính những khoảng bằng nhau. Dịch chuyển đồng thời vật và màn ảnh ra xa thấu kính những khoảng bằng nhau => dừng khi thu được ảnh rõ nét. Bước 3: Kiểm tra điều kiện d’ = d, h’ = h có thoả mãn không. Bước 4: Khi 2 điều kiện trên đã thoả mãn thì đo khoảng cách từ vật tới màn ảnh và tính tiêu cự của thấu kính theo công thức : f = (d’ + d) / 4. Làm thí nghiệm thêm 2 lần, hoàn thành các kết quả đo vào báo cáo thí nghiệm. Tính giá trị trung bình của tiêu cự thấu kính đo được. - Mỗi HS chuẩn bị một mẫu báo cáo thí nghiệm đã trả lời sẵn các câu hỏi. III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định tổ chức (1 phút): 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) H: Nêu kết luận về sự tạo ảnh của một vật trước thấu kính hội tụ? GV: Cho HS khác nhận xét và chốt đáp án. Đáp án: Đối với thấu kính hội tụ: - Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật. Khi vật đặt rất xa thấu kính thì cho ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. - Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo lớn hơn vật và cùng chiều với vật. 3. Nội dung bài giảng mới: Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (2 phút) GV: Đặt vấn đề: Ta đã biết một vật đặt trước thấu kính hội tụ có thể cho ảnh thật, có thể cho ảnh ảo, tuỳ thuộc vào vị trí đặt vật so với tiêu cự của thấu kính. Một vấn đề đặt ra là nếu có một thấu kính hội tụ chưa biết tiêu cự thì làm thế nào có thể xác định được tiêu cự của nó. Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cùng đi tìm hiểu tiết học hôm nay: “Thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ”. GV: Tiết học hôm nay sẽ lấy vào điểm thực hành. Cô sẽ chấm điểm với nguyên tắc: 5 điểm báo cáo, 3 điểm kĩ năng thực hành trên lớp do cô chấm và 2 điểm ý thức do nhóm bình bầu vào cuối giờ. Tổng điểm là 10. Vì vậy cô mong các em cùng cố gắng. - Cá nhân nắm vấn đề cần nghiên cứu của tiết học. - Cá nhân ghi tên bài học vào vở. Bài 46: THỰC HÀNH ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ Hoạt động 2: Trình bày việc chuẩn bị báo cáo thực hành, đó là việc trả lời câu hỏi về cơ sở lí thuyết của bài thực hành (10 phút) GV: Giờ trước cô đã dặn các em về nhà chuẩn bị báo cáo thí nghiệm trong đó trả lời sẵn các câu hỏi. H: Lớp phó học tập báo cáo kết quả chuẩn bị bài của lớp? GV: Vẽ hình lên bảng. H: 1 em lên bảng dựng hình ảnh A’B’ của vật AB khi d = 2f, AB , A . H: Dưới lớp nêu cho cô cách dựng ảnh của một vật AB khi AB , A . H: Nhận xét bài làm của bạn trên bảng? H: Từ hình vẽ nêu hướng chứng minh khi d = 2f => d’ = 2f. H: Từ chứng minh, so sánh kích thước của ảnh và vật? H: Như vậy em có kết luận gì về tính chất của ảnh khi vật được đặt cách thấu kính hội tụ một khoảng bằng 2f? GV: Ghi các tính chất đó lên bảng. H: Trong trường hợp này ta có thể rút ra được công thức tính tiêu cự của thấu kính như thế nào? GV: Giới thiệu: Trong tiết thực hành hôm nay chúng ta sẽ sử dụng công thức này để xác định tiêu cự của một thấu kính hội tụ bất kì. H: Như vậy cần phải chuẩn bị những dụng cụ gì cho TN? GV: Cho HS khác nhận xét, bổ sung, sau đó đưa ra những dụng cụ đó cho HS nhận biết. H: Với những dụng cụ đó cần phải bố trí và tiến hành như thế nào? GV: Cho HS khác nhận xét, đưa ra các câu hỏi củng cố phương pháp tiến hành như: H: Tại sao phải thấy ảnh rõ nét? H: Tại sao khi thấy ảnh rõ nét cần phải kiểm tra lại hai điều kiện d = d’, h = h’ ? GV:Chốt các bước làm thí nghiệm, yêu cầu HS đọc nắm được các bước thực hiện. - Lớp phó học tập báo cáo tình hình làm bài của các bạn trong lớp. - 1 HS lên bảng vẽ theo yêu cầu của GV. - HS dưới lớp trả lời + Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với trục chính của thấu kính, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng cách vẽ đường truyền của hai tia sáng đặc biệt, sau đó từ Bs hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A. - Cá nhân HS trả lời theo yêu cầu của GV: + Chứng minh: Tứ giác ABIO là hcn => OF’ là đường trung bình của BIB’. => ABO = A’B’O. => AO = A’O (d = d’). AB = A’B’ (h = h’). Cá nhân HS trả lời theo yêu cầu của GV: + Dụng cụ: 1 thấu kính hội tụ có tiêu cực cần đo, 1 vật sáng có dạng chữ F, 1 màn ảnh, 1 giá quang học có các giá đỡ vật và có gắn thước đo. - Cá nhân HS quan sát các dụng cụ GV giới thiệu và nắm cách sử dụng chúng. - Cá nhân HS nêu cách bố trí và tiến hành TN. Trả lời theo yêu cầu của GV. + Khi có ảnh rõ nét thì vị trí của màn ảnh là vị trí của ảnh. + Vì cảm nhận độ rõ nét của ảnh ở mỗi người khác nhau nên phải kiểm tra lại hai điều kiện. - Nắm các bước TN do GV chốt. 1. Dụng cụ: (sgk T 124) 2. Lí thuyết AB , A AO = d = 2f + Ảnh thật ngược chiều với vật. + d’ = d + h’ = h f = (d + d’) / 4 3. Báo cáo thực hành: Hoạt động 3: Thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ (20 phút) GV: Phát dụng cụ TN cho các nhóm. Hướng dẫn cách lắp ráp thí nghiệm với chú ý sử dụng nguồn điện để tạo vật sáng. Yêu cầu các nhóm cùng tiến hành theo các bước. Ghi kết quả đo của 4 lần theo đơn vị mm vào bảng 1. GV: Theo dõi quá trình thao tác TN của nhóm, phát vấn những câu hỏi về thao tác của nhóm để kiểm tra cơ sở lí thuyết và kĩ năng thực hành của các nhóm qua đó đánh giá cho điểm về kĩ năng đồng thời nhắc nhờ, giúp đỡ các nhóm khi cần thiết. - Nhóm trưởng nhận dụng cụ, phân công công việc cho các thành viên, điều khiển nhóm tiến hành TN theo các bước. - Nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV khi cần. II. Nội dung thực hành: 1. Lắp ráp thí nghiệm 2. Tiến hành thí nghiệm. Hoạt động 4: Hoàn thành báo cáo, củng cố bài học (8 phút) GV: yêu cầu các cá nhân dựa trên kết quả TH của nhóm, hoàn thành báo cáo của mình. H: Báo cáo kết quả TN của nhóm? H: Tại sao các nhóm lại có kết quả khác nhau đến như vậy? GV: Cho các nhóm kiểm tra kích thước, độ dày của các nhóm để tìm ra nguyên nhân, rút ra nhận xét: Với các thấu kính cùng loại có cùng kích thước, thấu kính nào dày hơn thì có tiêu cự nhỏ hơn. H: Qua tiết thực hành hôm nay, các em nắm được những kiến thức gì? GV: Mở rộng: Phương pháp chúng ta tiến hành có tên gọi là phương pháp Đin – Bec man. Ngoài phương pháp này ra còn có thể sử dụng phương pháp Bét – xen với công thức xác định là: f = (L2 – l2)/4L, trong đó L là khoảng cách vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét. GV: Nhận xét: - Kết quả thực hành - Ý thức thực hành - Thu báo cáo và bảng đánh giá cho điểm của các nhóm. - Cá nhân hoàn thành báo cáo TN dựa trên kết quả TN của nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả TN của nhóm. - Các nhóm thảo luận rút ra nhận xét. - Cá nhân HS trả lời: + Tìm ra một phương pháp đo tiêu cự của một thấu kính hội tụ bất kì. + Áp dụng phương pháp đó để tiến hành đo tiêu cự của một thấu kính hội tụ. III. Hoàn thành báo cáo. Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà (1 phút) - Xem lại nội dung bài thực hành. - Quan sát một số máy ảnh trong thực tế và tìm hiểu cách sử dụng chung của các máy ảnh đó. - Đọc bài mới: “Sự tạo ảnh trên phim trong máy ảnh”. - Cá nhân ghi nhớ nội dung về nhà. IV: Về nhà IV: Rút kinh nghiệm ----------o0o------------------ PHẦN III: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY. Năm học 2008-2009 là năm học thứ 7 thực hiện theo chương trình sách giáo khoa mới trên toàn quốc. Với sự trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị đồ dùng dạy học, cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã đạt được một số kết quả trong quá trình giảng dạy của mình. Cụ thể: 1. Về kiến thức Học sinh nắm chắc những kiến thức cơ bản của các bài học dựa trên cơ sở tái hiện lại được các thí nghiệm của bài học. Có mở rộng và nâng cao một số kiến thức phù hợp cho đối tượng học sinh giỏi. 2. Về kĩ năng Học sinh có kĩ năng quan sát các hiện tượng và quá trình vật lí để thu thập các dữ liệu thông tin cần thiết. Kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo lường Vật lí phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm Vật lí đơn giản. Kĩ năng phân tích, xử lí các thông tin và các dữ liệu thu được để giải thích được một số hiện tượng Vật lí đơn giản, để giải các bài tập Vật lí đòi hỏi những suy luận lôgíc và những phép tính cơ bản cũng như để giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống. Kỹ năng đề xuất các dự án hoặc các giả thuyết đơn giản về các mối quan hệ về bản chất của các hiện tượng hoặc sự vật Vật lí. Có khả năng đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đoán hoặc giả thuyết đã đề ra. Có kĩ năng diễn đạt rõ ràng, chính xác bằng ngôn ngữ Vật lí. 3. Về tình cảm thái độ Học sinh có hứng thú trong việc học tập bộ môn Vật lí cũng như áp dụng các kiến thức kĩ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng. Có thái độ trung thực tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong việc thu thập thông tin, trong quan sát và thực hành thí nghiệm. Có tinh thần hợp tác trong học tập, đồng thời có ý thức bảo vệ những suy nghĩ và việc làm đúng đắn. Kết quả chất lượng đại trà đạt được nâng lên rõ rệt. KẾT LUẬN Thực hiện phương pháp này, bản thân tôi nhận thấy đề tài đã đạt được ở mức độ nhất định về nhiều mặt. Cụ thể: 1. Về phương pháp nghiên cứu Tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân về lí luận phương pháp giảng dạy thí nghiệm Vật lí trên cơ sở đó có thể vận dụng vào công việc giảng dạy của mình. 2. Về nội dung: Kinh nghiệm nay đã giúp tôi có kiến thức cơ bản về cách thức tổ chức và tiến hành một thí nghiệm Vật lí – dù là thí nghiệm biểu diễn hay thí nghiệm thực hành, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học cho học sinh. Bên cạnh những kết quả đạt được đó, còn bộc lộ một số hạn chế như nội dung chưa thật đầy đủ, trình bày chưa thật khoa học... Bởi vậy tôi luôn đặt cho mình nhiệm vụ không ngừng học hỏi, nghiên cứu để hoàn thành tốt đẹp mục đích đã đề ra. Tuân Đạo, ngày 14 tháng 05 năm 2009 Người viết Lª Ph­¬ng Liªn

File đính kèm:

  • docSKKN Vat li - Huong dan HS thuc hanh thi nghiem.doc
Giáo án liên quan