Trong ngành Thể dục thể thao nói chung thì hệ thống giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa, chỉ thị của ban bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ “đất nước ta trong giai đoạn hiện nay, vấn đề khôi phục tăng cường sức khỏe cho nhân dân nhằm góp phần xây dựng cho con người mới phát triển toàn diện phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Trong phạm trù hoạt động thể dục thể thao nói chung thì giáo dục thể chất mà đặc biệt là giáo dục thể chất đối với lứa tuổi học sinh trong trường học là yếu tố cấp thiết nhất, nó đã được đặt ra trong các nghị quyết về giáo dục thể chất của Bộ Giáo dục và đào tạo, đó là kế hoạch phát triển giáo dục thể chất trong trường học các cấp từ năm học 1993 đến nay, các nhiệm vụ cụ thể là “Công tác giáo dục thể chất trong trường học góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẵn sàng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cũng như ý thức học tập và rèn luyện của học sinh trong thời đại mới”.
18 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp huấn luyện môn Bi sắt đạt hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trước theo nhịp đánh đà; cùng lúc cổ tay bật lên ném Bi về trước, các thao tác cần phối hợp nhịp nhàng và cần thực hiện thật đồng bộ. (H5)
H5: Kỹ thuật ném Bi
Để thêm phần đa dạng và phong phú hơn tôi áp dụng bài tập đặt 1 sà ngang làm vật cản để học sinh ném Bi qua sà và bi phải có điểm rơi vào vòng tròn qui định. Bài tập này giúp cho các em có được cảm giác tốc về đường bay và quỹ đạo bay của Bi. ( H6)
H6: Kỹ Thuật ném Bi qua sà cản
5. Kỹ Thuật Bo sà ( Ngồi)
Bo sà là ném Bi thấp cho Bi lăn trên mặt sân, khi đã thực hiện xong tư thế ngồi và kỹ thuật cầm Bi, tiếp theo là xác định mục tiêu; để làm điểm ném cho Bi rơi vào ( điểm rơi) và chạy lăn trên mặt sân đến mục tiêu đã định. Kỹ thuật này thường được áp dụng cho loại sân đất nện. (H7)
H7: Kỹ Thuật Bo Sà
6. Kỹ Thuật Bo sà ( Đứng)
Khi đã thực hiện xong tư thế đứng như phần hướng dẫn trên và các phần kỹ thuật đã được nêu trong phần hướng dẫn, kỹ thuật ném tay đưa về sau để lấy đà, người hơi khom về trước để ném Bi. ( H8)
Động tác cầm bi ngắm ( Tư thế đứng)
Các động tác kỹ Thuật lấy đà ném Bi (Tư thế đứng )
Hình 8: Kỹ thuật lấy đà
Ngoài ra, để huấn luyện kỹ thuật Bo sà tôi đặt 1 vòng tròn làm bằng sắt hoặc dây điện thoại lớn, đường kính 15 – 20cm để làm điểm ném cho Bi rơi vào, và 1 vòng tròn lớn đường kính từ 80cm – 1m làm mục tiêu dừng cho bi ném. Cách thực hiện bài tập này dùng chung cho cả 2 kỹ thuật Bo ngồi và đứng, khi huấn luyện cần chú ý các khoảng cách từ điểm rơi đến điểm dừng từ 2m là vừa.
Vị trí ngồi/đứng điểm rơi điểm dừng
2m
Mặt sân
7. Kỹ Bo lôm đề mi ( Ngồi)
Kỹ thuật ngồi Bo lôm đề mi thực hiện giống phần hướng dẫn kỹ thuật ngồi như trên, còn kỹ thuật ném Bi thì khác hơn Bo sà, kỹ thuật ném Bo lôm đề mi bay cao hơn so với Bo sà, đường bay của Bi lôm đề mi theo hình cầu chụp xuống mục tiêu. ( H9)
H 9: Kỹ thuật Bo lôm đề mi
8. Kỹ thuật Bo lôm đề mi ( đứng ):
Tư thế đứng: thực hiện theo hướng dẫn ở phần trên, nhưng ném Bi trong tư thế đứng thì Bi ném cao hơn so với tư thế ngồi. Cách xác định điểm rơi của bi Bo đến bi đích (bi son) là khoảng cách từ 1 – 1,5m tối thiểu là 2m ném bi lăn lên, tay giật hơi mạnh để tạo vòng xoáy của bi hơi căng và để giảm độ chạy của bi. (H10)
H10: Kỹ thuật Bo Lôm đề mi đứng
9. Kỹ thuật Bo lôm ( ngồi ):
Tư thế ngồi, khác kỹ thuật bo sà và lôm đề mi, tay ném bi nâng cao lên, Bi ném phải có độ cao tuyệt đối, đường bay theo hình chóp; khi ném người có thể hơi nhốm lên theo để nâng độ cao của Bi ném. ( H11)
H 11: Kỹ thuật Bo lôm ngồi
10. Kỹ thuật Bo lôm (đứng)
Bo lôm ở tư thế đứng về các phần chuẩn bị thực hiện vẫn giống như các mục hướng dẫn trên, khi nem Bi có thể hơi chùng chân thấp xuống và đứng thẳng lên khi ném để tạo thêm lực và độ cao của Bi ném. ( H 12)
H 12: Kỹ thuật Bo lôm đứng
11. Kỹ Thuật Bắn bi:
Trong thi đấu môn Bi sắt các nội dung kỹ thuật Bo và kỹ thuật Bắn bi, có tầm quan trọng như nhau, sử dụng kỹ thuật Bo là để phá Bi; Bắn bi của đối phương, còn sử dụng kỹ thuật Bắn để phá Bi bo của đối phương và ưu thế thuộc về người thực hiện hiệu quả hơn.
Kỹ thuật tập bắn Bi là sử dụng kỹ thuật ném của Bo Lôm đề mi, nhưng khác biệt ở chổ là Bo lôm đề mi là tiếp cận với mục tiêu càng gần càng tốt, nhưng Bắn bỏ tất cả các Bi đã tiếp cận xung quanh mục tiêu, tức là phá bỏ mục tiêu.
Kỹ thuật bắn Bi được thực hiện các hình thức như sau; học sinh đứng tại vị trí cố định các phần kỹ thuật thực hiện theo các phần hướng trên, ta đặt 1 khúc gỗ hình chữ nhật dài khoảng 30 – 50 cm, và đặt 1 vòng tròn 15 cm ở cuối đầu khúc gỗ khoảng cách 20 cm làm mục tiêu để học sinh Bo vào vòng tròn, sử dụng kỹ thuật ném của Bo lôm đề mi đường bay có hình cầu. ( H 13)
55 -6 m 20cm
Hình 13: Kỹ thuật bắn bi
Với 11 kỹ thuật cơ bản trên, tôi áp dụng vào huấn luyện ngoại khóa cho các em với lượng vận động từng bài kỹ thuật với phương pháp từ gần đến xa, theo cách cuốn chiếu hất kỹ thuật này đến kỹ thuật khác. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện thời gian dài hay ngắn mà có thể áp dụng vào huấn luyện cho các em kỹ thuật Bo bi, bởi vì với độ tuổi học sinh trung học cơ sở các em tập kỹ thuật Bo tốt là có thể tham gia thi đấu.
Tham gia thi đấu các giải phong trào
Khi huấn luyện các em hết tất cả các kỹ thuật cơ bản trên, tôi tiến hành huấn luyện cho các em về tâm lý thi đâu; bởi vì trong thi đấu Bi sắt tâm lý thi đấu rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến kỹ thuật và chiến thuật. Vì vậy, tôi tổ chức cho các em đấu tập và đăng ký tham gia giải Bi sắt học sinh năm 2012 do trung tâm Thể Dục thao thị xã Châu Đốc tổ chức diễn ra từ ngày 01 – 02 tháng 11 năm 2012. Với phương pháp huấn luyện trên các đạt kết quả khá cao.
HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua một thời gian tôi đã áp dụng những kinh nghiệm của mình về kỹ thuật huấn luyện trên tham gia “Hội khỏe phù đổng” cấp thị đạt kết quả sau:
Năm học 2011 -2012, với thành phần đội tuyển Bi sắt gồm 8 vận động viên của trường lần đầu tiên tham gia thi đấu đạt kết quả khả quan như sau:
TT
HỌ VÀ TÊN
Ngày, tháng
năm sinh
Chức vụ
Nội dung
Kết quả
1
Võ Thanh Lương
03/04/1982
HLV
2
Võ Thái Luân
8/3/1998
VĐV
Đơn + Đôi
HCV đơn, đôi
3
Lâm Quốc Thái
3/9/1997
VĐV
Đôi
HCĐ
4
Lê Hoàng Phúc
4/2/1997
VĐV
Đôi
HCĐ
5
Nguyễn Tấn Phát
5/11/1997
VĐV
Đơn + Đôi
HCB đơn, HCV đôi
6
Nguyễn Thị Trường Giang
19/6/1997
VĐV
Đơn + Đôi
HCĐ đôi
7
Nguyễn Huỳnh Kim Tường
23/10/1998
VĐV
Đôi
HCĐ đơn
8
Nguyễn Thị Hoài
17/10/1998
VĐV
Đơn + Đôi
HCV đơn
9
Nguyễn Thị Trúc Linh
20/3/1997
VĐV
Đôi
HCĐ đôi
Với kết quả thành công trên đội tuyển Bi sắt của trường được tuyển chọn 4 vận động viên cùng 2 vận động viên của trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi và 2 vận động viên của trường trung học cơ sở Nguyễn Đình Chiểu tham gia “ Hội khoẻ phù đổng” cấp tỉnh lần thứ 25 tổ chức tại thị xã Châu Đốc, đạt được kết quả như sau:
TT
Họ và tên
Ngày sinh
Đơn vị
Thành tích
Ghi chú
1
Võ Thanh Lương
3/4/1982
Trương Gia Mô
HLV Trưởng
2
Nguyễn Sơn Ca
Phòng GD&ĐT
HLV Phó
3
Nguyễn Thị Hoài
10/17/1998
Trương Gia Mô
4
Nguyễn Huỳnh Kim Tường
10/23/1998
Trương Gia Mô
HCĐ đơn nữ
5
Huỳnh Thị Thanh Trúc
2/17/1997
Nguyễn Đình Chiểu
6
Khương Thị Thùy Linh
11/6/1997
Nguyễn Đình Chiểu
7
Võ Thái Luân
3/8/1998
Trương Gia Mô
8
Nguyễn Tấn Phát
11/5/1997
Trương Gia Mô
HCV đơn nam
9
Nguyễn Huỳnh Đạt
11/7/1997
Nguyễn Trãi
HCB đôi nam
10
Nguyễn Đăng Khoa
6/4/1998
Nguyễn Trãi
HCB đôi nam
PHẦN KẾT LUẬN
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để huấn luyện được đội tuyển Bi sắt tham dự các giải thi đấu từ phong trào đến các kỳ “ Hội khoẻ phù đổng” các cấp đòi hỏi người huấn luyện viên phải có lòng đam mê và huyết tâm cao trong việc học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu thêm về các tài liệu huấn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn áp dụng vào huấn luyện cho các vận động viên đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, Người huấn luyện phải chịu khó vận động sự hỗ trợ của Ban giám hiệu tạo điều kiện về thời gian tham gia các lớp tập huấn chuyên môn đồng thời hỗ trợ về sân bãi cũng như dụng cụ để tập luyện. Hỗ trợ về kinh phí để tham gia thi đấu các giải phong trào do ngành và địa phương tổ chức.Tạo điều kiện để các em thi đấu giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các vận động viên của các trường lân cận. Qua các đó, bản thân tôi phải có sự phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng vận động viên để các em hoàn thiện hơn.
Bài học kinh nghiệm quí giá nhất là khi cho các em tham dự giải phải tạo điều kiện cho các em được tập thử ít nhất 2 lần trên sân thi đấu chính thức, bởi vì, yếu mặt sân ảnh hưởng rất lớn kỹ thuật và cục diện thi đấu trong môn Bi sắt.
Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Khẳng định lại một lần nữa khâu đầu tư và huấn luyên đội tuyển Bi Sắt của tôi trong khoảng thời gian dài đã mang lại hiệu quả nhất định tại kỳ “ Hội khỏe phù đổng” cấp thị và cấp Tỉnh lần thứ 25
Sáng kiến này giúp cho tôi rút ngắn được thời gian huấn luyện về kỹ thuật cơ bản và chiến thuật thi đấu cho các vận động khi đến kỳ thi “Hội khỏe phù đổng” trong khi đây là môn đầu tiên được đưa vào thi đấu ở Hội thi lần thứ 25 này, đồng thời khẳng rằng bất cứ trường trung học cơ sở nào trong thị xã Châu Đốc cũng có thể thực hiện và tham gia vào thi đấu tất cả các giải từ phong trào cho đến “Hội khoẻ phù đổng” các cấp.
Mặt khác, sáng kiến kinh nghiệm này còn cho thấy khâu giáo dục thể chất trong nhà trường phần nào thực hiện đúng mục tiêu giáo dục thể chất cho học sinh, đánh giá lại khâu dạy và học của thầy trò trong bộ môn thể dục và công tác ngoại khóa.
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI
Sáng kiến kinh nghiệm này tuy mang tính chất mới mẽ vì là môn đầu tiên học sinh được tiếp cận và thi đấu ở “Hội khoẻ phù đổng” lần thứ 25, nhưng qua kết quả trên cho thấy khả năng ứng dụng phương pháp huấn luyện của tôi mang lại hiệu quả khá tốt qua Hội thi các cấp
Đề tài này dễ thực hiện và có thể ứng dụng rộng rãi trong các trường trung học cơ sở trong thị xã bởi vì điều kiện sân bãi và dụng cụ cũng đơn giản và ít tốn kém so với các môn thể thao khác. Quan trọng hơn là phù hợp với nhiều lứa tuổi của học sinh nên dễ dàng lựa chọn những em có năng khiếu.
Đề tài này cũng có thể ứng dụng cho các trường trong tỉnh để áp dụng vào giảng dạy môn thể thao tự chọn và huấn luyện đội tuyển dự thi “ Hội khoẻ phù đổng” lần thứ 26.
NHỮNG KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT
Mặc dù môn Bi sắt là nội dung thi đấu mới được tổ chức trong “Hội khoẻ phù đổng” lần thứ 25, nhưng đã thu hút được nhiều học sinh của trường tham gia tuyển chọn và tập luyện. Vì vậy, để phát huy phong trào tập luyện của học sinh, bản thân tôi có kiến với Hội đồng bộ môn là đưa Bi sắt vào giảng dạy môn tự chọn.
Đề xuất với Ban giám hiệu xây thêm sân bi sắt và dụng cụ ( Bộ bi Sắt) để phục vụ cho công tác giảng dạy và huấn luyện cho học đạt hiểu quả tốt hơn, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho hoc sinh.
Kiến nghị với Phòng Giáo Dục và Sở giáo dục đào tạo An Giang mở thêm nhiều lớp tập huấn về chuyên môn của môn Bi Sắt để bồi thêm kiến thức và kinh nghiệm cho tập thể giáo viên thể dục, bởi vì môn này mới được phát triển trong giáo dục học đường trong tỉnh An Giang.
File đính kèm:
- SKKN BI SAT.doc