Theo tôi dạy tiếng việt theo quan điểm thực hành là chúng ta phải chú trọng đến việc thực hành nghĩa là để học sinh làm bài tập, có nhiều cơ hội để học sinh hoạt động, ứng dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp cụ thể, dần dần biến thành kỹ năng, kỹ xảo. Tuy nhiên chúng ta đứng có nghĩ phiến diện: Là học sinh làm nhiều bài tập thì có nghĩa là dạy theo quan điểm thực hành. Mà mục đích chính là làm sao học sinh nắm và vận dụng tốt những kiến thức đã học.
Muốn làm được như vậy, theo tôi chúng ta sẽ tiến hành theo quy trình sau: Giáo viên đưa ra một số bài tập, cho học sinh làm sau đó rút ra ý nghĩa. Trên cơ sở đó ta đối chiếu với khái niệm mà sách giáo khoa viết. Sau đó học sinh đưa ra ví dụ minh họa.
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy học phân môn Tiếng Việt theo quan điểm thực hành - Nguyễn Thị Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o tiếp về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, quân sự và ngoại giao nữa
Tiếng việt là môn có vai trò to lớn đối với con người. Chính vì sự to lớn đó cho nên ta phải biết giữ gìn và phát huy tiếng việt. Đối với môn tiếng việt dạy học ở phổ thông chủ yếu là dạy tiếng việt thực hành. Riêng ở người dạy phải cung cấp kiến thức về tiếng việt và ngôn ngữ cho học sinh rèn luyện nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng việt như nghe, viết, đọc, nói. Muốn vậy, người giáo viên một mặt, phải nắm chắc được tri thức tiếng việt mặt khác phải nắm chắc bản chất của quá trình hình thành khái niệm và quy tắc mới.
Vậy để giảng dạy phân môn tiếng việt làm sao để học sinh hiểu và vận dụng tiếng việt cho nhuần nhị vào thực tiễn cuộc sống. Đó là vấn đề đặt ra với những người làm công tác trồng người, nhất là giáo viên giảng dạy phân môn này.
II. NỘI DUNG:
Tình hình thực tế:
Theo xu hướng hiện đại, học sinh ngày càng xa rời và lãng quên với bộ môn văn, nhất là phân môn tiếng việt. Do phân môn này “khô khan” lại phức tạp. Mặt khác, nếu học sinh đã mất căn bản là không thể theo kịp và khó nắm bắt, nhất là học sinh cấp II (THCS) vì tất cả kiến thức đều đã học ở cấp I (Tiểu học), giáo viên chỉ có nhiệm vụ ôn tập, sau đó nâng cao và rèn luyện kỹ năng ứng dụng vào thực tiễn. Do đó đối với những học sinh bị hỏng kiến thức hoặc không nắm vững thì sẽ không biết gì hoặc làm bài tập không được. Và theo lẽ đó, học sinh sẽ càng chán nản nếu không muốn nói là bỏ liều.
Một vấn đề nữa đó là đối với học sinh khá giỏi, nếu giáo viên không khéo, không biết cách dẫn dắt học sinh ôn tập để đi đến nâng cao thì học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán. Từ đó, cũng dẫn đến học sinh ỷ y không thèm học.
Vậy làm sao để vừa học sinh yếu – kém, cả học sinh khá – giỏi đều có thể hứng thú, không nhàm chán cũng như không cảm thấy xa lạ đối với phân môn này?
Dạy môn tiếng việt theo quan điểm thực hành như đã nói ở trên đây:
Chương trình tiếng việt ở bậc THCS là ôn lại những kiến thức cũ một cách có hệ thống, mục đích chính là rèn cho các em kỹ năng ứng dụng tiếng việt vào thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, yêu cầu cần thiết và chính yếu là thực hành và chúng ta thấy mọi lý thuyết đã được sách giáo khoa in rất đầy đủ. Vì vậy, việc nhắc lại lý chỉ phụ thôi.
Theo tôi dạy tiếng việt theo quan điểm thực hành là chúng ta phải chú trọng đến việc thực hành nghĩa là để học sinh làm bài tập, có nhiều cơ hội để học sinh hoạt động, ứng dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp cụ thể, dần dần biến thành kỹ năng, kỹ xảo. Tuy nhiên chúng ta đứng có nghĩ phiến diện: Là học sinh làm nhiều bài tập thì có nghĩa là dạy theo quan điểm thực hành. Mà mục đích chính là làm sao học sinh nắm và vận dụng tốt những kiến thức đã học.
Muốn làm được như vậy, theo tôi chúng ta sẽ tiến hành theo quy trình sau: Giáo viên đưa ra một số bài tập, cho học sinh làm sau đó rút ra ý nghĩa. Trên cơ sở đó ta đối chiếu với khái niệm mà sách giáo khoa viết. Sau đó học sinh đưa ra ví dụ minh họa.
Nếu chúng ta tiến hành theo quy trình đó thì tôi nghĩ rằng cả học sinh yếu đến học sinh giỏi sẽ không nhàm chán hay theo dõi không kịp. Tuy nhiên phần bài tập phải phù hợp với lực học của từng học sinh.
Đối với học sinh khá giỏi, ta yêu cầu làm những bài tập khó, sau đó ta sẽ giảng kỹ lại cho cả lớp hiểu còn những bài tập tương đối dễ, ta sẽ gọi những học sinh yếu – kém, gợi ý dẫn dắt để các em làm bài.
Nên lưu ý sau khi làm xong, chúng ta phải nhận xét, sửa chữa và cho điểm ngay. Đây là một điều mà môn văn chúng ta còn hạn chế. Và đây cũng là một lý do dẫn đến học sinh chán học môn văn. Đối với học sinh điểm rất quan trọng nó là động lực để thúc đẩy học sinh học tập tốt hơn.
Vì vậy dạy tiếng việt theo quan điểm thực hành vừa giúp học sinh nắm kiến thức vừa gây hứng thú học tập cho các em. Nếu không muốn nói tạo nên sự cân bằng giữa bộ môn văn với các bộ môn khác.
Cho học sinh tiếp xúc với ngôn ngữ cụ thể mang tính chất tiêu biểu về nội dung, hình thức dễ hiểu liên quan nhiều đến bài học, có thể sử dụng nhiều lần.
Giáo viên cần xác định và định hướng trước nội dung của bài mới. Sau đó yêu cầu học sinh tìm trong bài ngữ văn các loại câu có đặc điểm nêu trên.
Đặt học sinh vào tình huống có vấn đề như dùng câu sai cấu trúc để các em tìm và khắc phục. Tạo ra các sơ đồ hình khung trong quá trình phân tích câu để học sinh rèn luyện cách đặt câu ở mọi nơi, mọi lúc.
Hệ thống bài tập phải được sắp xếp từ dễ đến khó, từ hoạt động cá nhân đến thảo luận nhóm nhằm cuốn hút các em vào “sân chơi ngữ pháp” một cách hào hứng.
Đối với các câu đơn.
Câu đơn bình thường: Là câu đơn do 1 kết cấu C- V tạo thành, song khi mở rộng thì có 6 loại nhỏ:
Câu có CN của nòng cốt là một kết cấu C – V.
Ví dụ:
Câu có vị ngữ của nồng cốt là một kết cấu C – V .
Ví dụ:
Câu có thành phần trạng ngữ là kết cấu C – V.
Ví dụ:
Câu có định ngữ là kết cấu C – V.
Ví dụ:
Câu có bổ ngữ là kết cấu C – V.
Ví dụ:
Câu có đề ngữ là một kết cấu C – V.
Ví dụ: Cuộc sống trong những năm chiến tranh // vất vả như thế nào, nhiều bạn trẻ ngày nay // không hình dung được.
* Tóm lại: Nếu sử dụng sơ đồ hình khung trên để học sinh nhận biết các kiểu câu sẽ dễ dàng hơn khi phân tích cấu trúc câu.
b) Ngoài ra khi dạy các kiểu bài (Câu trần thuật đơn có từ là, câu trần thuật đơn không có từ là), bên cạnh việc cung cấp những kiến thức cơ bản như:
- Định nghĩa.
- Ví dụ.
- Luyện tập
Để giúp các em nhận biết đặc điểm của câu trần thuật đơn, do cụm C –V tạo thành, dùng để tả hoặc kể. Sự xuất hiện của từ “là” trong câu miêu tả, câu đánh giá. Câu trần thuật đơn không có từ “là” sẽ khác như thế nào với câu trần thuật có từ “là”. Qua một số ví dụ, bài tập xác định C – V, kiểu câu, đặt câu, viết văn bản có sử dụng câu trần thuật đơn như trong sách ngữ văn, giáo viên có thể lồng ghép vào bài học một số dạng bài tập sau để kích thích sự học tập của học sinh.
Dạng 1:
Nội dung: Hãy sắp xếp các từ trong câu văn đã đảo lộn sau cho đúng với trật tự vốn có của chúng để có được câu trần thuật đơn.
(a) Tôi/ răng lên/ đã hếch/ xì một hơi/ rõ dài.
à Tôi đã hếch răng lên xì một hơi rõ dài.
(b) Chú mày/ thế này/ cú mèo/ hôi như.
à Chú mày hôi như cú mèo thế này.
(c) Ta/ chịu/ được/ nào.
à Ta nào chịu được.
(d) Tôi/ một chút/ về/ không/ bận tâm.
à Tôi về, không một chút bận tâm.
Tổ chức hoạt động cá nhân thi đua sắp xếp à ai làm nhanh, làm đúng sẽ khen bằng tràng vỗ tay. Nếu thấy khó giáo viên có thể gợi ý (các từ trên lấy từ văn bản bài học đường đời đầu tiên)
Dạng 2: Ai nhanh hơn.
Nội dung: Yêu cầu ghép các từ đã cho thành nhiều câu trần thuật đơn khác nhau (Có thể thêm từ “là”, hoặc dấu phẩy khi cần thiết)
Tổ chức hoạt động nhóm, nhóm nào ghép được nhiều câu nhất nhóm đó sẽ thắng.
Dạng 3: Lật ô chữ.
Nội dung:
1
2
3
4
+ Hàng ngang thứ nhất gồm 8 tiếng: Đây là một câu trần thuật đơn nói về nguồn gốc của bà đỡ đẻ.
+ Hàng ngang thứ hai gồm 10 tiếng: Đây là một câu trần thuật đơn nói về quá trình Gióng trở thành tráng sĩ.
+ Hàng ngang thứ ba gồm 6 tiếng: Đây là câu trần thuật đơn nói về bình tĩnh của Sơn Tinh khi thấy Thủy Tinh hô mưa gọi gió.
+ Hàng ngang thứ tư gồm 7 tiếng: Đây là một câu trần thuật đơn nói về một loài câu đã cùng với con người vất vả quanh năm.
Giáo viên quy định luật chơi có thể chia lớp thành 2 đội hoặc 4 đội tùy ý. Nhiệm vụ là phải đoán đúng theo hàng ngang.
Đối với câu ghép:
Là câu chứa 2 cụng C –V trở lên không có hiện tượng bao hàm giữa các cụm C –V.
* Sách ngữ văn 8 chủ trương:
+ Khi chọn những câu có 2 cụm C – V đầy đủ và 2 cụm này nằm ngoài nhau.
+ Khi dạy câu ghép không lấy vấn đề phân tích cấu trúc làm trọng tâm mà chỉ quan tâm đến việc sử dụng các phương tiện nối kết vế câu, chỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt nhất định của các từ nối kết để hướng cho học sinh dùng hay, dùng đúng.
Ví dụ: Cùng chỉ quan hệ nguyên nhân nhưng 3 từ (Vì, tạo, nhờ)
Tương tự phân biệt: Nếu, hễ, giá cùng chỉ quan hệ điều kiện.
* Khi dạy phân môn câu ghép, giáo viên nên lập sơ đồ biểu thị như sau:
* Bài tập:
(1) Gọi tên các câu ghép có quan hệ từ sau:
a/ vì, bời, do, tại, cho nên, mà.
b/ Nếu, hễ, muốn, giá, thì.
c/ Tuy, dù, mặc dù, thà, nhưng, chứ.
d/ Để thì.
(2) Hoàn tất các vế còn lại để tạo câu ghép.
a/ Thà rằng cô ấy cứ nói ra
b/ .thì lúa đỏ hết cả ngọn.
c/ () sóng thần đến bất ngờ () các nước Đông nam Á thiệt hại nặng.
III. KẾT LUẬN:
Dạy tiếng việt theo quan điểm thực hành quả là khó. Chúng tôi chỉ có một số ý kiến nho nhỏ xoay quanh về loại câu phân chia theo cấu trúc (câu đơn và câu ghép) rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô.
File đính kèm:
- SKKN Day tieng viet theo quan diem thuc hanh.doc