Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp đặt câu hỏi trong dạy thơ trữ tình - Trần Thuý Phượng

Trong nhà trường phổ thông, môn Ngữ Văn là một bộ môn quan trọng. Đây là một môn chiếm tỉ lệ giờ cao trong số các tiết học, là một bộ môn có nội dung nghệ thuật, vừa có nội dung khoa học như bất kì bộ môn văn hoá nào khác. Do vậy: “Dạy Văn là dạy cách làm người”.Trong những năm gần đăy, việc dạy học môn ngữ văn trong nhà trường THCS nói riêng và trong nhà trường phổ thông nói chung đã có những chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh . Giáo viên tích cực tiếp thu phương pháp mới ; học sinh tiếp thu theo hướng tích cực chủ động. Để khẳng định sự đổi mới phương pháp dạy học mới, chúng tôi chú ý tới khâu giảng dạy của thày và khâu tiếp nhận của trò. Nếu mhư trong giờ dạy Tiếng Việt cần phải chú ý tới phương pháp nêu vấn đề giải quyết vấn đề nhằm khai thác tới bài học và kiến thức mới thì trong giờ dạy văn cần chú ý tới hệ thống cau hỏi để làm bật nên chất văn, giọng văn giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp đặt câu hỏi trong dạy thơ trữ tình - Trần Thuý Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặt trong thưởng thức văn chương ). Nếu học sinh suy diễn quá xa, giáo viên chỉ nên gợi ý cách hiểu hợp lí nhất. c- Câu hỏi khái quát tổng hợp: Loại câu hỏi này thường được hỏi sau khi đã hoàn thành về cơ bản quá trình khám phá, tìm hiểu tác phẩm. Nó dùng để đánh giá khái quát giá trị của tác phẩm hoặc kiểm tra sự chiếm lĩnh tác phẩm, của mỗi học sinh (yêu cầu học sinh trình bày những hiểu biết về giá trị của tác phẩm, bày tỏ những quan điểm của mình về những giá trị đó) Cái đích cơ bản của việc dạy văn trong nhà trường. Ví dụ: hai câu thơ cuối của bài sang thu, ngoài nghĩa tả thực, tác giả còn muốn gửi gắm vào đó những suy nghĩ gì về cuộc đời? II- Nội dung các câu hỏi trong giờ dạy văn: 1- Nội dung: Trong giờ giảng dạy văn, các câu hỏi đàm thoại về một bài văn, về một tác phẩm văn học được phân loại theo những hình thức khác nhau.Có thể dựa theo tiến trình lên lớp, theo yêu cầu giáo dục và giáo dưỡng, theo nội dung hay tính chất các câu hỏi .tuy nhiên các câu hỏi đàm thoại cần đảm bảo một số tiêu chuẩn khoa học nhất định. Trong giờ giảng văn sẽ có nhiều câu hỏi đa dạng và phong phú. Nhưng ta cũng có thể quy thành hai loại cụ thể: + Câu hỏi gợi mở, cụ thể + Câu hỏi tổng hợp vấn đề - Các câu hỏi này ngoài tính chính xác, rõ ràng, phải có sắc màu văn học, có khả năng khêu gợi tình cảm, xúc động thẩm mỹ cho học sinh. - Các câu hỏi không tuỳ tịên, phải xây dung được thành một hệ thống lô gíc. Câu hỏi có khi theo lối qui nạp, có khi theo lối diễn dịch nhưng đều nhằm cung cấp cho học sinh một hệ thống vững chắc về kiến thức. - Câu hỏi nói chung phải căn cứ vào đặc điểm nội dung và nghệ thuật của bài văn nhằm làm cho học sinh nắm chắc bài văn, tiếng nói của nhà văn “cũng có thể có những loại câu hỏi nằm ngoài nội dung phần nghệ thuật tác phẩm. Nhưng vẫn nhằm mục đích làm cho học sinh hiểu tác phẩm.” Trong quá trình giảng dạy loại câu hỏi tổng hợp nhằm tìm hiểu tác phẩm có tính chất nghiên cứu văn học (loại câu hỏi này thường dùng cho đối tượng là các em học sinh lớp 9) - Loại câu hỏi thứ hai: câu hỏi cụ thể nhằm khơi gợi hoạt động tự bộc lộ và đồng sáng tạo của học sinh (loại câu hỏi này thường được dùng nhiều) Những câu hỏi loại này có thể ở một số dạng như sau: Em hãy thử tưởng tượng Nếu vẽ tranh minh hoạ, em sẽ vẽ như thế nào? chú ý những nét gì? Trong tác phẩm em thích nhất chi tiết nào? (câu thơ,đoạn thơ nào?) Đó là những dạng câu hỏi rất lí thú, nhưng không phải bài nào cũng áp dụng được. Muốn bài dạy có hiệu suất cao, hệ thống câu hỏi phải có sự liên kết hài hoà, người thày giáo phải hết sức thân trọng để tránh tình huống sai lệch thông tin. 2- áp dụng kinh nghiệm . Ví dụ: khi dạy bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt ta thấy đây là một bài thơ nói về những kỉ niệm của tình bà cháu, kỉ niệm về những năm người cháu ở với bài. Bài thơ có những khổ thơ dài ngắn khác nhau. Vậy khi giảng bài thơ này đầu tiên ta có thể đưa ra câu hỏi: - Tại sao khổ đầu của bài thơ lại có ba câu? Ba câu đó gợi cho em suy nghĩ gì về hình ảnh “Bếp lửa” Có thể câu hỏi này sẽ hơi khó với học sinh xong cũng phải đưa ra để định hướng cho việc tiếp thu chủ đề của bài thơ. Đó là hình ảnh “Bếp lửa” xa xôi ẩn hiện trong kí ức của tác giả, một bếp lửa thắm đượm tình bà cháu. - Tại sao khi tác giả nhớ lại những kỉ niệm đó mà “sống mũi vẫn còn cay”? Câu hỏi này nhằm giúp học sinh bộc lộ cảm xúc của mình, hoá thân vào nhân vật, thể hiện cảm xúc. - Trong đoạn thơ vừa đọc, tác giả đã nhắc đến những kỉ niệm, kỉ niệm nào mà em cho là xúc động nhất, sâu sắc nhất? vì sao? Với câu hỏi này, học sinh tự do phát biểu ý kiến của mình. Tuỳ theo sự cảm thụ của từng em bộc lộ sự rung cảm sâu sắc với tác phẩm. - Em thử tưởng tượng và kể lại cảnh hai bà cháu ở Huế – qua cảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì? - Em có suy nghĩ gì về hình ảnh người bà trong bài thơ? Người bà là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Qua bài thơ tác giả muốn nói người bà có sự ảnh hưởng sâu sắc về thể chất và tâm hồn nhà thơ. Câu hỏi này giúp học sinh có cái nhìn nhất quán về hình tượng thơ trong tác phẩm. - Tại sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là “Bếp lửa”? Có thể thay tên khác cho tác phẩm được không? Nói đến người bà lại nghĩ về bếp lửa, nói về bếp lửa lại nhớ tới người bà. Vì vậy tên tác phẩm là “Bếp lửa” là hoàn toàn chính xác , đạt tới mức khái quát chủ đề . Hình ảnh “Bếp lửa” đã sưởi ấm lòng tác giả khi phải sống xa bố mẹ. Bếp lửa đã theo suốt đời nhà thơ, từ thơ ấu đến tuổi trưởng thành. Bếp lửa nhen trong lòng Bằng Việt một tình yêu rộng lớn: gia đình, quê hương, đất nước. Ví dụ khi dạy bài Con cò – Chế Lan Viên ta có thể xây dựng hệ thống câu hỏi như sau: - Hình ảnh những cánh cò nào đã xuất hiện trong lời ru của mẹ? Câu hỏi này nhằm giúp học sinh phát hiện những chi tiết trong tác phẩm. - Chúng ta bắt gặp hình ảnh cánh cò trong phần văn học nào đã được học? Em hãy tìm những bài ca dao được tác giả vận dụng vào bài viết - Hai câu thơ “ Cò một mình Cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ” có điểm gì nổi bật về nghệ thuật? việc sử dụng nghệ thuật ấy có ys nghĩa gì? Loại câu hỏi này nhằm giúp học sinh cảm nhận được sâu sắc về nội dung, nghệ thuật. D- kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm Tóm lại : Với những dạng câu hỏi như đã nêu ở trên , nhất là khi dạy bài cụ thể đó tôi thấy giờ học đã được những hiệu quả tương đối tốt, cụ thể: - Học sinh hứng thú học, giờ học sôi nổi. Các em học sinh được phát huy trí lực của mình một cách hiệu qủa nhất, tiếp thu bài nhanh hơn. Với cách đặt câu hỏi như vậy các em được tự do bày tỏ ý kiến riêng của mình nên rất mạnh dạn và muốn được phát biểu. Bên cạnh những câu hỏi các em có thể trả lời dễ dàng khi chú ý theo dõi bài, còn có những câu hỏi đòi hỏi sự tư duy của những em khá, hoặc có câu gợi mở của thầy. Qua bài giảng, với những dạng câu hỏi như vậy, nếu cho các em viết đoạn văn phát biểu cảm tưởng thì đa số các em đều viết được đặc biệt là với những em học sinh ở khối lớp chọn các em đã thể hiện những nét riêng, những ý tưởng rất độc đáo trong bài viết của mình. Rõ ràng với hệ thống câu hỏi tưởng tượng trong giờ giảng văn, người thầy giáo đã phát triển được năng lực trí tuệ, óc thông minh sáng tạo của học sinh, và nếu như người thầy coi đó là một công việc, một yêu cầu cơ bản trong công tác giảng dạy, chắc hẳn người giáo viên sẽ thu được một kết quả xứng đáng trong quá trình lên lớp. Với hệ thống câu hỏi khoa học trong giờ giảng, tôi thấy người thầy đã thực hiện tốt phương pháp gợi mở trong giờ giảng. Phương pháp gợi mở là phương pháp có khả năng riêng mà các phương pháp khác khó có được. Bằng con đường đàm thoại gợi mở người thày giáo có thể tạo một không khí tự do tư tưởng, bộc lộ trực tiếp những nhận thức trực tiếp của mình: mạch kín của giờ dạy được thực hiện dễ dàng . Những tín hiệu phản hồi được báo lại cho giáo viên kịp thời trong khi lên lớp. Giờ dạy văn, học văn có được không khí tâm tình, trao đổi thân mật về đời sống do nhà văn nêu lên. Mối liên hệ giữa nhà văn và giáo viên được hình thành ngay trong lớp học, điều mà các giờ dạy theo phương pháp diễn giảng khó thực hiện được. - Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng nên khâu chuẩn bị bài của giáo viên phải thật chu đáo.Câu hỏi phải vừa sức học sinh, thích hợp hợp với khuôn khổ một giờ học trên lớp, vừa phải có khả năng gợi vấn đề suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo cho học sinh. Câu hỏi không tuỳ tiện, phải dược xây dựng thành hệ thống lôgíc, có tính toán, giúp học sinh từng bước đi sâu vào tác phẩm như một chỉnh thể . Cần có loại câu hỏi cụ thể kết hợp với các câu hỏi tổng hợp và câu hỏi thảo luận nhóm phù hợp. Câu hỏi nói chung phải căn cứ vào đặc điểm nội dung, nghệ thuật của bài văn, nhằm làm cho học sinh nắm chắc bài văn, tiếng nói của nhà văn. - Sử dụng phương pháp nào là chính trong giờ dạy văn, người giáo viên bao giờ cũng phải tính toán kĩ lưỡng, trên cơ sở nắm chăc đặc điểm của lớp học, học sinh, yêu cầu của chương trình, tính chất của bài văn và cả sở trường của bản thân nữa. Mọi phương pháp đều có giá trị tương đối. Phương pháp không quyết định tài năng mà chính tài năng của người thầy giáo quyết định hiệu lực của mọi phương pháp. Giảng văn quả là một công việc khó khăn và phức tạp. Cái khó khăn của nghề văn nói chung, nghề văn đò hỏi phải có tâm hồn, vừa có hiểu biết, có tình cảm, vừa có kĩ thuật, có khoa học lẫn nghệ thuật. Người giáo viên văn học phải tu dưỡng rèn luyện để có được những điều kiện tối thiểu nhất định của người làm công tác văn học . Ngoài ra người giáo viên văn học còn là nhà sư phạm, người làm công tác văn học trong nhà trường. Người giáo viên văn học không thể không tinh thông nghề nghiệp dạy học Để có một giờ văn có kết quả, đạt hiệu suất cao người giáo viên văn học không những phải học rộng, biết nhiều mà phải có tâm hồn, đạo đức đẹp đẽ, không những phải am hiểu nghề sư phạm mà còn phải hiểu sâu nhà văn, hiểu ý của nhà văn nói trong tác phẩm. Lao động của nhà văn là lao động nghệ thuật, ta phải hiểu người sáng tác lẫn người cảm thụ Mọi phương pháp, biện pháp giảng văn có giá trị khoa học cũng chỉ thực sự có hiệu lực thực tế trong tay người giáo viên văn học có tâm hồn, có tình cảm, có kiến thức toàn diện về văn học lẫn giáo dục, đồng thời phải có vốn hiểu biết phong phú về đời sống và con người. Trên đây là những suy nghĩ, những ý kiến rất nhỏ được rút ra từ thực tế giảng dạy. Từ lý luận và thực tiễn nên có những ý kiến rất nhỏ của tôi xung quanh vấn đề “Phương pháp đặt câu hỏi trong dạy thơ trữ tình”. Song chắc chắn chưa bao quát được đầy đủ vấn đề. Song với chủ quan của người viết chắc chắn đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu suất giờ dạy-kinh nghiệm đặt câu hỏi trong một giờ giảng văn ở các khối lớp. Với một thời gian không nhiều bài viết không khỏi có những khiếm khuyết. Tôi rất mong được sự ủng hộ của các đồng nghiệp và bỏ qua những thiếu sót, rút kinh nghiệm để chúng ta ngày càng đạt nhiều những giờ giảng văn mang hiệu suất cao. Xin chân thành cảm ơn. dĩnh trì, ngày 10 tháng 5 năm 2007 Người viết đề tài Trần Thuý Phượng

File đính kèm:

  • docDE TAI PHUONG.doc
Giáo án liên quan