TDTT là hoạt động không thể thiếu trong đời sống Văn hóa - xã hội loài người. Ngay từ khi mới ra đời TDTT đã là một bộ phận hữu cơ của nền Văn hóa - xã hội và là một phương tiện giáo dục. Ngoài mục đích nâng cao sức khỏe cho mọi người nó còn là một hoạt động vui chơi, giải trí, phương tiện giao tiếp về văn hóa, nghệ thuật, có tác dụng giúp cho con người phát triển cả về “Đức - trí - thể - mỹ” và lao động, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. TDTT còn là phương tiện giao lưu giữa các dân tộc, các quốc gia, nhằm thắt tình hữu nghị trên toàn thế giới. Thông qua TDTT ta có thể đánh giá được sự phát triển của văn hóa thể chất ở mỗi địa phương, dân tộc, quốc gia.
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 94 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Giảng dạy kĩ thuật chạy nhanh trong điều kiện sân bãi chật hẹp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tích cao trong học tập, rèn luyện và mục tiêu đề ra là có những thành tích cao trong các kì thi Hội khỏe Phù Đổng các cấp. Vậy để làm thế nào khắc phục được những khó khăn bởi do sân bãi nhỏ hẹp, phải vận dụng những phương pháp dạy học, bài tập vận động nào phù hợp nhất để nâng cao được kết quả học tập của học sinh?
Qua một qua trình nghiên cứu với thực tế tôi đưa ra một số kinh nghiệm trong giảng dạy để giải quyết những vần đề khó khăn đã nêu trên.
Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh Khối 7. gồm 3 lớp A, B, C.
Học sinh khối 8. gồm 3 lớp A, B, C.
Thời gian nghiên cứu:
Khối 7: Tháng 9 đến tháng 02 năm học 2008 – 2009
Khối 8: Tháng 9 đến tháng 02 năm học 2009-2010
* Kết quả kiểm tra nôi dung Chạy nhanh đối với khối lớp 7 năm học 2008-2009 trước khi áp dụng sáng kiến:
Lớp
Tổng số
Xếp loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
7A
36 em
3
10
20
3
7B
32 em
2
6
18
6
7C
34 em
6
3
19
6
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh kết quả.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Cơ sở lí luận:
Chạy nhanh là một trong những nội dung chính của điền kinh, tùy theo tố chất của mỗi cá nhân từ đó sẽ có thành tích tương ứng với năng lực của mình. Muốn kết quả đạt được một cách tốt nhất thì người thực hiện kĩ thuật phải đảm bảo được 2 yếu tố đó là sức nhanh và sức mạnh.
- Sức mạnh được thực hiện ở những hoạt động nhanh và khắc phục trọng tải. Trong đó lực và tốc độ có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau.
- Sức nhanh là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người. Nó quy định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động.
Các hình thức đơn giản của sức nhanh tương đối độc lập với nhau. Đặc biệt những chỉ số về thời gian phản ứng vận động hầu như không tương quan với tốc độ động tác. Những hình thức thể hiện trên là thể hiện các năng lực tốc độ khác nhau.
Trong thực tiễn thường thấy sức nhanh được thể hiện tổng hợp. Trong động tác được phối hợp phức tạp thì tốc độ không chỉ phụ thuộc vào sức nhanh mà còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác: sức mạnh, sức bền, khéo léo. Vì vậy, tốc độ động tác hoàn chỉnh chỉ thể hiện gián tiếp sức nhanh của con người. Cho nên trong phân tích đánh giá sức nhanh cần căn cứ mức độ phát triển của từng hình thức đơn giản của nó.
2. Cơ sở sinh lý:
- Sức mạnh: Ngoài ra sức mạnh còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố thần kinh trung ương điều khiển sự co cơ và phối hợp vận động giữa các cơ.
Sức mạnh trong chạy nhanh rất quan trọng nhằm nâng cao sức nhanh để khắc phục yếu tố thể lực. Giảng dạy môn Thể dục cho học sinh THCS chủ yếu sử dụng nhiều các bài tập bổ trợ, phải tạo ra nhiều đơn vị vận động tham gia vào vận động hoặc có thể dùng phương pháp tập từ nhẹ đến nặng để nâng cao dần thể lực tùy theo từng đối tượng học sinh.
- Sức nhanh: là khả năng thực hiện động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất. Sức nhanh chịu ảnh hưởng độ linh hoạt của các quá trình thần kinh và tốc độ co cơ. Trong hoạt động TDTT tốc độ và sức mạnh có liên quan mật thiết với nhau. Mức độ phát triển của sức mạnh ảnh hưởng rõ rệt đến sức nhanh. Trong chạy nhanh thành tích phụ thuộc vào sự phối hợp hợp lí giữa hai tố chất nói trên. Cơ sở sinh lí để phát triển sức nhanh là tăng cường độ linh hoạt và tốc độ dẫn truyền hương phấn ở trung ương thần kinh và bộ máy vận động tăng cường sự phối hợp giữ các sợi cơ và các cơ nâng cao tốc độ thả lỏng.
3. Các phương pháp giảng dạy kĩ thuật:
Giảng dạy kĩ thuật là một quá trình giáo viên vận dụng các phưng pháp và phương tiện chuyên môn để truyền thụ những kiến thức và kĩ năng cho người học. Thực tế trong quá trình tập luyện chạy nhanh, việc hình thành các giảng dạy được dựa trên những kĩ thuật tự nhiên của con người. Trong đó quan trọng hơn cả là quy luật hình thành định hình động lực. Do đặc điểm lứa tuổi của những học sinh thuộc lớp 6 còn yếu, thể chất chưa phát triển nên các bài tập trong nội dung Chạy nhanh chủ yếu là các bài tập đơn giản và sử dụng nhiều trò chơi vận động. Đối với lớp 7 đến lớp 9, các em đã có sự phát triển nhanh chóng về tâm sinh lí ở giai đoạn lứa tuổi dậy thì, bởi vậy nội dung Chạy nhanh đã mang tính chất hoàn thiện. Trong quá trình giảng dạy kĩ thuật tôi đã dùng phương pháp sau:
- Phương pháp giảng giải.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp dạy phân chia.
- Phương pháp dạy toàn bộ.
- Phương pháp Trò chơi vận động.
Trong quá trình giảng dạy phối hợp vận dụng phương pháp phân chia và phương pháp toàn bộ sẽ giúp cho học sinh nắm vững chi tiết động tác và hoàn thiện kĩ thuật một cách chính xác. Nhưng do điều kiện sân bãi kích thước không đủ tiêu chuẩn nên sử dụng phương pháp dạy toàn bộ là rất khó thực hiện được.
Khi học sinh hoàn thiện kĩ thuật chạy nhanh, phải chạy với tối đa tốc độ của mình trong điều kiện yếm khí nên học sinh phải tập lặp lại nhiều lần thì mới hình thành được kĩ năng của mình. Tôi nhận thấy, nếu tập luyện các bài tập khác cũng bắt cơ thể làm việc trong điều kiện yếm khí như vậy thì cũng có thể tạo cho người tập hình thành được kĩ năng và tâm lí. Như vậy, ngoài các bài tập bổ trợ cho từng giai đoạn kĩ thuật, giáo viên cần cho học sinh tập các bài tập phát triển thể lực chuyên môn trong giảng dạy kĩ thuật Chạy nhanh.
Bên cạnh đó, việc sửa chữa những sai lầm thường mắc cho học sinh là rất cần thiết, yêu cầu giáo viên phải có tầm quan sát tực tế đối tượng học sinh của mình để đưa ra bài tập phù hợp theo nhóm sức khỏe, tránh hiện tượng quá tải đối với học sinh yếu và thể lực cũng như kĩ thuật.
Ngoài ra, sử dụng Trò chơi vận động có tác dụng làm cho giờ học bớt phần căng thẳng, khi học sinh hứng thú tham gia trò chơi thì cũng đồng nghĩa với việc học sinh được tập luyện theo một hình thức khác mà vẫn mang lại hiệu quả cho giờ học cũng như việc nâng cao độ nhạy bén của các em.
4. Vai trò của sự hoàn thiện kĩ thuật trong việc nâng cao thành tích kĩ thuật Chạy nhanh:
Trong Chạy nhanh, để có thành tích tốt thì phải nhờ rất nhiều vào ỳếu tố thể lực, yếu tố kĩ thuật cũng đóng vai trò rất lớn. Muốn có thành tích tốt phải có sự kết hợp hài hòa giữa hoàn thiện thể lực chuyên môn tốt, mức độ hoàn thiện kĩ thuật cao, có nghĩa là tất cả các động tác kĩ thuật người tập thực hiện một cách liên hoàn gắn bó chặt chẽ với nhau, nhịp điệu phù hợp và không tách rời nhau.
Như chúng ta đã biết, trong Chạy nhanh kĩ thuật được chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị và xuất phát, giai đoạn chạy lao, giai đoạn chạy giữa quãng và giai đoạn về đích.
Như vậy, nuốn có thành tích cao thì kĩ thuật cả 4 giai đoạn đều phải thực hiện tốt. Tất cả các hoạt động phải diễn ra một cách nhịp nhàng, chỉ cần sự phối hơp không đồng thời, không nhịp nhàng của từng hoạt động sẽ ảnh hưởng đến thành tích của từng lần chạy. Hoặc những hoạt động đó chưa được hợp lí và còn có động tác thừa, sai thì nhất định sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của lần chạy.
5. Kết quả ứng dụng những bài tập trong giảng dạy kĩ thuật Chạy nhanh trong điều kiện sân bãi chật hẹp:
Trên cơ sở đánh giá năng lực của học sinh , nghiên cứu địa hình và sân bãi không đủ tiêu chuẩn quy định, đồng thời qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn công tác giảng dạy tôi đã lựa chọn được một số bài tập trong giảng dạy kĩ thuật chạy nhanh phù hợp với điều kiện sân bãi chật hẹp như sau:
Chạy bước nhỏ 20m.
Chạy đạp sau 30m.
Chạy nâng cao đùi 30m.
Chạy 30m tốc độ cao.
Chạy 30m xuất phát cao.
Chạy 30m xuất phát thấp.
Chạy biến tốc 30m.
Chạy lên xuống cầu thang.
Tại chỗ vịn tường, cây nâng cao đùi liên tục.
Trò chơi vận động: “Người thừa thứ 3”, “Chạy đuổi”...
Sau khi lựa chọn được một số bài tập trên tôi đã đưa vào thực nghiệm. Quá trình thực nghiệm được tiến hành trong 24 tuần, mỗi tuần 2 tiết và được áp dụng cho 3 lớp 8 A, B, C của trường năm học 2009 – 2010. Sau khi đã hoàn thành chương trình giảng dạy hết nội dung Chạy nhanh, tôi đã nhờ sân bãi đủ kích thước của xã để kiểm tra thành tích của các em. Kết quả thu được như sau:
Lớp
Tổng số
Xếp loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
8A
36 em
8
15
10
3
8C
32 em
6
17
9
0
8C
34 em
9
12
13
0
Qua bảng trên, ta có thể nhận thấy kết quả học tập của học sinh Khối 7 so với kết quả của Khối 8 năm học 2009 – 2010 là có sự tiến bộ rõ ràng. điều cần chú ý là kết quả của từng khối lớp hoàn toàn phụ thuộc tương ứng vào tiêu chuẩn quy định thành tích của TCRLTT và của giáo viên.
Từ kết quả nghiên cứu đã cứng minh việc vận dụng hợp lí các bài tập để lồng ghép vào qua trình giảng dạy kĩ thuật Chạy nhanh trong điều kiện sân bãi chật hẹp đã đem lại hiệu quả cao, chứng tỏ đã phù hợp với trình độ tập luyện của học sinh độ tuổi lớp 8, 9.
III. KẾT LUẬN:
Qua nghiên cứu đã lựa chọn được các bài tập nói trên cho quá trình giảng dạy kĩ thuật Chạy nhanh trong điều kiện sân bãi không đủ tiêu chuẩn. Trong một giờ Thể dục của cấp học THCS gồm có rất nhiều nội dung, nếu giáo viên vận dụng phương pháp giảng dạy không hợp lí thì rất dễ dẫn đến việc phân phối thời gian cho các nội dung không cân đối. Việc đổi mới phương pháp dạy học đã mang lại tính tích cực, tự giác cho học sinh trong giờ học Thể dục, bởi vậy khi sử dụng các bài tập trên giáo viên cần nắm rõ đối tượng để giảng dạy hợp lí, mang lại hiệu quả giờ học cũng như nâng cao thành tích cho học sinh.
Trên đây là kết quả nghiên cứu của tôi trong thời gian công tác tại trường THCS Trung Sơn. Với một tâm lí chung như các đồng nghiệp Thể dục khác, việc phải dạy kĩ thuật Chạy nhanh trên một sân bãi không đủ tiêu chuẩn là rất khó khăn. Từ thực tế đó tôi đưa ra các bài tập để áp dụng khi giảng dạy kĩ thuật Chạy nhanh để các đồng nghiệp cùng tham khảo và đánh giá kết quả đã áp dụng. Từ đó sẽ đưa ra được một ý kiến chung, một hướng đi thống nhất khắc phục những khó khăn khi giảng dạy bộ môn Thể dục nói chung và nội dung Chạy nhanh nói riêng để ngày càng nâng cao kết quả học tập của học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dung cho đối tượng học sinh trường THCS Trung Sơn và đạt một số kết quả như trên.
Trung sơn, ngày 15 tháng 10 năm 2010
NGƯỜI THỰC HIỆN
Lê Văn Thành
File đính kèm:
- SKKN the duc THCS.doc