Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển đội tuyển bóng bàn cho trường THCS Hậu Nghĩa

Giáo dục thể chất là một trong những nội dung cơ bản của giáo dục toàn diện học sinh đó là : “Trí lực và Thể lực” góp phần giáo dục tố chất vận động , nhân cách , đạo đức lối sống , tác phong làm việc , ý thức tổ chức kỷ luật .

Do vậy bồi dưỡng sức khỏe cho học sinh hiện nay , làm nền tảng sau này đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội , giáo viên chuyên ngành giáo dục thể chất .

Là giáo viên giảng dạy bộ môn Thể Dục của trường việc phát triển tố chất thể lực cho học sinh , phát huy năng khiếu tập luyện đi đến xây dựng đội tuyển cho nhà trường là điều tôi quan tâm .

Truyền thụ cho các em học sinh không chỉ có kiến thức , kỹ năng cơ bản mà còn tập luyện mang tính chuyên nghiệp hơn , bởi vì đối với một số em có năng khiếu thì ngoài việc tập luyện có sức khoẻ tốt thì định hướng phát triển tài năng thể thao ( theo năng khiếu ) là việc rất cần thiết để phát triển thể thao thành tích cao trong học đường .

 

doc14 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 49 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển đội tuyển bóng bàn cho trường THCS Hậu Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i kết hợp cùng Ban huấn luyện xét tuyển qua kiểm tra thực tế, từ đó bổ sung danh sách chính thức cho đội tuyển của trường. Tất nhiên đây là những học sinh tiêu biểu cho các bộ môn. Đặc biệt nhất là chọn danh sách bồi dưỡng những học sinh năng khiếu bộ môn Bóng Bàn từ khối 6 đến khối 9 . Một số biện pháp : Cơ sở vật chất học đường là yếu tố quan trọng . Vì như chúng ta biết từ khi trường THCS Hậu Nghĩa tách ra từ trường Cấp 2 , 3 Hậu Nghĩa thì điều kiện nhà trường chúng ta rất hạn chế về phòng tập , bàn Bóng Bàn. Chính vì thế cho nên giáo viên và học sinh không có điều kiện tập luyện , không có thành tích , không có tấm gương tiêu biểu . Trong những năm gần đây phong trào Bóng bàn trong giáo viên và học sinh có nhiều chuyển biến rỏ nét . Thầy cô giáo cùng tập " học sinh ham thích tập theo " ngày càng có nhiều giáo viên , học sinh đánh Bóng bàn ngày càng hay hơn vì thế có thể phát triển đội tuyển Bóng Bàn cho trường là rất tốt . Thầy cô giáo là tấm gương cho học sinh , anh chị đi trước lại dìu dắt các em sau ( các anh chị ra trường rồi , các bạn hiện đang còn học ở tại trường THCS Hậu Nghĩa là những hạt giống số 1 ) . Cụ thể trong các năm qua thầy cô giáo ( giáo viên nữ của trường luôn thi đấu có giải ), học sinh luôn đoạt giải thưởng trong 3 hạng đầu ( nam , nữ ) thi đấu tại trường THCS Võ Văn Tần mang về cho trường nhiều bằng khen và huy chương cấp huyện , cấp Tỉnh . Chính vì thế , để phát triển đội tuyển Bóng bàn cho nhà trường THCS Hậu Nghĩa cho hiện tại và tương lai sau nầy là khả thi . Muốn thế cần xây dựng một phương pháp giảng dạy kĩ thuật cơ bản cho bộ môn Bóng Bàn. Đây là một trong những giải pháp hợp lý nhất hiện nay . Trên cơ sở của phương pháp giảng dạy cơ bản , đối với học sinh hay người mới tập luyện Bóng Bàn thực hiện theo trình tự các bước sau : Bước 1 : Tập cảm giác với bóng : nhằm mục đích xây dựng cho người tập có cảm giác về không gian , dùng lực thông qua các bài tập . Tâng bóng tại chổ có điều chỉnh về lực . Đánh bóng vào tường với các điểm cố định và thay đổi dần khoảng cách đứng để tạo ra cảm giác góc độ vợt , cảm giác dùng lực . Tâng bóng cho nhau . Bước 2 : Tập động tác mô phỏng động tác tay không nhằm bước đầu hình thành khái niệm , hình dáng động tác . Các động tác mô phỏng càng chính xác thì càng tạo điều kiện tập luyện kĩ thuật chính xác . Bước 3 : Tập luyện với bóng trong điều kiện chủ động ( phân nhỏ động tác ), người tập chủ động thả bóng bên bàn mình ( độ cao cách mặt bàn khoảng 20 4 30 cm ) sau đó chủ động đánh bóng sang bàn bên kia . Yêu cầu thực hiện đúng cơ cấu cơ bản của động tác , phương hướng lăng vợt , mức độ lực sử dụng , mức độ lực sử dụng nhằm tránh những sai sót về kĩ thuật . Bước 4 : Tập luyện với bóng trong trạng thái bị động . Người thực hiện đứng trong trạng thái chuẩn bị ; người phục vụ sẽ đánh bóng sang trong điều kiện chuẩn để người thực hiện đánh bóng với toàn bộ kĩ thuật đã được học . Bước này sẽ nâng cao hơn cả về khả năng phán đoán lẩn khả năng phối hợp vận động . Bước 5 : Hai người đánh bóng qua lại trên một đường cơ bản . Bước 6 : Tập đổi đường , đổi điểm và phối hợp với các kĩ thuật khác . Bước này nhằm củng cố và nâng cao kĩ thuật khác nhau , thông qua đó nâng cao năng lực phối hợp và khả năng phán đoán trong tập luyện . Khi thực hiện các đường bóng đòi hòi di chuyển phải hợp lý , sử dụng kĩ thuật phải chính xác . Chú ý : khi thực hiện các bước cần dựa trên Qũy thời gian cho phép Khả năng ban đầu của học sinh ( đội tuyển chọn lựa ) Khả năng tiếp thu kĩ thuật của học sinh ( đội tuyển chọn lựa ) Điều kiện về vệ sinh , sân bãi , dụng cụ đảm bảo trong qúa trình tập luyện . PHẢI BIẾT MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG MẮC VÀ BIỆN PHÁP SỬA CHỮA KHI TUYỂN CHỌN VÀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN ĐỘI TUYỂN , TẬP LUYỆN CHO HỌC SINH : Trong qúa trình tập luyện kĩ thuật học sinh có thể mắc nhiều sai lầm và thực hiện kĩ thuật một cách đa dạng . Tuy nhiên qua tổng hợp và nghiên cứu ta thấy người tập thường mắc các lổi chính sau đây : Giai đoạn chuẩn bị : Vị trí đứng chưa hợp lý , xa hay qúa gần bàn Góc độ thân người so với bàn chưa hợp lý Điểm chuẩn bị của vợt cao hoặc qúa thấp so với mặt bàn Góc độ mặt vợt chưa hợp lý . Điểm đặt trọng tâm cơ thể chưa đúng . Tư thế thân người chưa đúng . Giai đoạn đánh bóng : Thời điểm đánh bóng chưa hợp lý Tư thế đánh bóng chưa hợp lý . Phương hướng và biên độ dùng lực chưa hợp lý . Góc độ mặt vợt , điểm tiếp xúc bóng chưa hợp lý Động tác di chuyển , tay , chân , thân chưa hợp lý . Các bộ phận còn ảnh hưởng đến sự phối hợp . Giai đoạn kết thúc : Vị trí của vợt chưa đúng , vị trí trọng tâm chưa đúng . Trên thực tế mỗi sai lầm của người học thường có một phương pháp sửa chữa đặc biệt . Tuy nhiên củng có một số phương pháp cơ bản để sửa chữa kĩ thuật là : Bước 1 : Phân tích lại kĩ thuật đặc biệt nhấn mạnh chổ sai người tập . Bước 2 : Cho người tập luyện cách lăng tay ngoài bàn không bóng kết hợp sửa sai kĩ thuật động tác . Bước 3 : Tập đánh bóng từng qủa đặc biệt là từng chỗ sai của kĩ thuật để thực hiện , giáo viên kết hợp sửa chữa kĩ thuật cho học sinh . Bước 4 : Cho học sinh thực hiện đán hbóng trên đường cơ bản , cần chú ý đến tư thế , nhịp điệu của động tác , sau đó mới phối hợp giữa đường và điểm khác nhau . Trong qúa trình sửa chữa cần nghiêm túc , không nóng vội , giáo viên phải giám sát chặt chẻ và sửa chữa ngay những sai sót cả mới lẫn cũ cũa người học . 2.3 Kết quả thực hiện : Cụ thể trong các năm qua thầy cô giáo ( giáo viên nữ của trường luôn thi đấu đạt giải ), học sinh luôn đoạt giải thưởng trong 3 hạng đầu ( nam , nữ ) thi đấu tại trường THCS Võ Văn Tần mang về cho trường nhiều bằng khen và huy chương cấp huyện , cấp Tỉnh . Nhìn lại quá trình luyện tập qua từng năm , ngày càng có nhiều giáo viên và học sinh tham gia tập luyện Bóng bàn hơn nhất là học sinh . Bóng Bàn góp phần không nhỏ mang lại thành tích không chỉ cho cá nhân mà cả cho toàn đơn vị khi tham dự các cấp tổ chức. Nhiều học sinh của trường đã mang về cho trường những thành tích cao, những tấm huy chương các loại cho môn Bóng Bàn ở các giải do Đại hội thể dục thể thao cũng như các kỳ Hội khoẻ phù đổng ở các cấp tổ chức trong thời gian qua Qua thành tích đạt được được khẳng định phát triển đội tuyển Bóng bàn cho trường THCS là hợp lý , đồng thời mang lại thành tích rất đáng mừng cho hiện tại và tương lai sau . Chuẩn bị khá kỹ lưỡng, chu đáo về phương pháp , tổ chức tuyển chọn và tập luyện tốt là công tác hết sức quan trọng , từ đó cho thấy phát triển đội tuyển và gầy dựng phong trào Bóng bàn là sự lựa chọn đúng đắn , hợp lý , thu hút nhiều học sinh tham dự và đạt kết quả càng nhiều. Các em có ý thức tự giác cao , tự giác vào cùng tập với quí thầy cô, tự mua Bóng , vợt mà còn được PHHS nhiệt tình tạo điều kiện , tiết học vui tươi , sinh động hơn, từng bước đã làm thay đổi cách nhìn của các em đối với bộ môn này. Không ít học sinh đã cảm thấy yêu thích môn học và có những đột phá trong học tập , nhất là kĩ năng chơi Bóng Bàn . 3. Kết luận: 3.1 Tóm lược giải pháp : Để nâng cao chất lượng giáo dục cụ thể theo đề tài này thì theo tôi việc trước tiên cần sử dụng linh hoạt phương pháp và nội dung tổ chức huấn luyện . Có kế hoạch cụ thể thời gian tuyển chọn , chọn ra đội tuyển bao gồm những học sinh tiêu biểu cho đội nam , đội nữ của từng khối từ học sinh lớp 6 đến học sinh lớp 9 Trực tiếp bản thân mình phụ trách phòng TDTT để phụ trách huấn luyện các em được chọn , bồi dưỡng . BGH nhà trường phân công cụ thể cho tôi chịu trách nhiệm về phòng bộ môn Bóng bàn để lên lịch tập , nội qui , bảo quản thiết bị , vệ sinh phòng tập . Nghiêm túc trong việc hướng dẫn học sinh đảm bảo an toàn trong khi tập luyện và tham gia thi đấu đạt thành tích . Trên là những suy nghỉ của bản thân tôi , trình bài thành một đề án :” PHÁT TRIỂN ĐỘI TUYỂN BÓNG BÀN CHO TRƯỜNG THCS HẬU NGHĨA” Trong khi tham khảo nội dung trình bày tôi rất mong có thêm nhiều góp ý chân tình của quý thầy cô giáo và đồng nghiệp để bản thân có thêm kinh nghiệm trong công tác . 3.2 Kiến nghị : Tổng kết xây dựng kinh nghiệm qua từng đợt tuyển chọn và đánh giá học sinh trong tập luyện . Tổ chức Đoàn thể , đội nhà trường thường xuyên tuyên truyền hoạt động TDTT nhất là hoạt động bộ môn Bóng ( như Bóng Chuyền , Bóng Bàn ) và đưa vào giải thi đấu định kì như 26 – 03 ( sinh nhật đoàn hằng năm ) Do vậy, muốn đơn vị mạnh phong trào chúng ta cần tạo điều kiện và “ vào cuộc “ngay , có như vậy phong trào mới thật sự vững mạnh. Trên đây là đề tài : “ PHÁT TRIỂN ĐỘI TUYỂN BÓNG BÀN CHO TRƯỜNG THCS HẬU NGHĨA “ Cần tạo điều kiện cho phòng TDTT ( Bóng bàn hoạt động tích cực và hiệu qủa hơn )

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM BONG BAN NAM 08.doc
Giáo án liên quan