Mục tiêu giáo dục phổ thông là "giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ngưòi Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ tr¬ởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: "Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc tr¬ưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học ; bồi d¬ưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh".
18 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền khối THCS - Năm học 2012-2013 - Trần Thị Kim Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng điểm cơ bản sau:
. Giảm lí thuyết, giảng giải đến mức hợp lý, để tranh thủ thời gian cho học sinh luyện tập.
. Đổi mới cách tổ chức giờ học sao cho phù hợp với nội dung, điều kiện cụ thể, giảm tối đa sự chờ đợi tập luyện, tạo điều kiện cho học sinh tự quản.
. Tăng cường áp dụng các phương pháp trò chơi, thi đấu.
. Tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá, tham gia đánh giá.
. Không để giờ học căng thẳng, nặng nề, nên vui tươi, hấp dẫn, nhẹ nhàng nhưng hiệu quả cao.
- Để làm được các vấn đề trên tôi đã sử dụng phiếu học tập để đánh giá sự hiểu biết của học sinh về sức bền như sau:
PHIẾU ĐIỀU TRA
1. Em hiểu thế nào là sức bền?
a) Khả năng của cơ thể chống lại mêt mỏi khi luyện tập.
b) Khả năng lao động hay tập luyện TDTT kéo dài.
c) Cả a và b.
2. Sức bền được chia làm mấy loại:
a) Sức bền chung – Sức bền chuyên môn.
b) Sức bền thể lực – Sức bền riêng biệt.
c) Cả a và b.
3. Sức bền chung là gì?
a) Là khả năng của cơ thể khi thực hiện công việc nói chung trong một thời gian dài.
b) Là khả năng của cơ thể khi làm việc trong một thời gian ngắn.
c) Cả a và b.
4. Sức bền chuyên môn là gì?
a) Là khả năng của cơ thể khi thực hiện chuyên sâu một hoạt động lao động.
b) Là khả năng thực hiện bài tập TT trong một thời gian dài.
c) cả a và b.
- Ngoài ra tôi còn sử dụng phiếu học tập để đánh giá ý thức luyện tập của học sinh và sự hiểu biết về phương pháp luyện tập của học sinh :
1. Em đã tự tập chạy bền bao giờ chưa?
2. Em có định tập sức bền không ? tập theo hình thức nào kế hoạch tập của em ra sao?.
3. Một học sinh nam chưa tập chạy bao giờ ngay buổi đầu tiên đã chạy 1000m theo em có tốt không?
4. Một bạn chạy bền xong đứng lại ngay đúng hay sai?
5. Sau khi tập bài thể dục xong một bạn tập chạy nhẹ nhàng trong 4 - 5 phút theo vòng số 8 ở nhà như thế có tốt hay không?
- Kết quả cho thấy: vốn hiểu biết về sức bền của học sinh rất kém do các em không quan tâm đến luyện tập thể lực, đa số các em không biết rằng sức bền kém sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến học tập cũng như sự phát triển của cơ thể.
* Từ đó tôi đề ra một số phương pháp luyện tập để phát huy tính tích cực của học sinh như sau:
- Trước tiên tôi dạy học sinh cách đo nhịp mạch của cơ thể trước và sau khi luyện tập để biết được khả năng thể lực của chính bản thân.
. Tập phù hợp với sức khoẻ của mỗi người tuý theo lứa tuổi , giới tính và sức khoẻ của mỗi người mà tập luyện cho vừa sức. Với học sinh lớp 9 có sức khoẻ bình thường cần chạy nhẹ nhành liên tục 6 phút hoặc chạy hết 500m trở lên mới có tác dụng rèn luyện sức bền.
. Tập chạy nhẹ đến nặng: những buổi tập đầu tiên cần chạy nhẹ nhàng với tốc độ chậm khoảng 2 – 3 phút hoặc 300 – 350m, sau đó tăng dần thời gian , khoảng cách tốc độ lên một chút. Sau một số buổi tập khi cơ thể đã quen có thể nâng dần từng chỉ tiêu. Cần theo dõi sức khoẻ của học sinh trong quá trình tập bằng cách đặt ra những câu hỏi sau khi học sinh luyện tập như: có cảm thấy khoẻ mạnh dễ chịu không , ăn ngon miệng không, ngủ có tốt không, ....nếu thấy những biểu hiện nêu trên đều tốt có thể nâng dần cự li hoặc thời gian chạy, ngược lại nếu thấy không tốt cần giảm mức độ tập hoặc cho đi kiểm tra sức khoẻ để tìm hiểu nguyên nhân và hướng khắc phục.
. Tập thường xuyên hằng ngày hoặc 3 - 4 lần/ tuần một cách kiên trì, không nóng vội.
. Trong một giờ học, sức bền phải để học sau các nội dung khác và bố trí ở cuối phần cơ bản.
. Tập chạy xong không dừng lại đột ngột, mà thực hiện một số động tác hồi tĩnh trong vài phút.
. Song song với tập chạy, cần rèn luyện kĩ thuật bước chạy, cách thở trong khi chạy, cách chạy vượt qua một số chướng ngại vật trên đường chạy và các động tác hỗi tĩnh sau khi chạy....
. Ngoài ra để học sinh thực sự tích cực luyện tập thể lực trong các giờ học tôi thường xuyên thay đổi cách luyện tập ở từng giờ học để học sinh không cảm thấy nhàm chán khi luyện tập bằng cách sử dụng các phương pháp luyện tập:
. Tập sức bền bằng trò chơi vận động hoặc tập một số bài tập như:
-Bài tập 1 :
-Nhảy dây bền .(thời gian kéo dài tăng dần từ 2 phút -5 phút -7 phút )
-Tâng cầu .(thời gian kéo dài tăng dần từ 2 phút -5 phút -7 phút )
-Chạy đồng đều.(thời gian kéo dài tăng dần từ 2 phút -5 phút -7 phút )
-Bài tập 2 :
-Chạy tiếp sức (15-20 một theo nhúm )
-Chạy zic zăc (15-20 mét theo nhóm)
-Chạy vượt chướng ngại vật (25-60 mét theo nhóm)
-Chạy lặp lại cự ly (250-500 một theo nhúm)
-Bài tập 3 : Chạy tiếp sức vượt chướng ngại vật.
Đi bộ hoặc chạy chậm 50-100 mét đầu tăng tốc độ ở cự ly 200mét và tăng tốc độ ở cự ly 200- 300mét (tuỳ thuộc vào thể lực của học sinh để phân phối bài tập hợp lý ).
-Bài tập 4 :
Tập chạy từ nhẹ đến nặng: những buổi tập đầu tiên cần chạy nhẹ nhàng với tốc độ chậm khoảng 2 – 3 phút hoặc 300 – 350mét, sau đó tăng dần thời gian , khoảng cách tốc độ lên một chút. Sau một số buổi tập khi cơ thể đó quen cú thể nõng dần từng chỉ tiờu.
-Bài tập 5 :
Luyện tập chạy 100 mét đường thẳng và 200 mét đường vũng 1 đến 2 lần thời gian nghĩ 2 đến 3 phút .Sau đó nâng dần cự ly .
-Bài tập 6:
Chạy tại chổ gót chạm mông, chạy nâng cao đầu gối, chạy má ngoài theo nhịp vỗ tay của GV hoặc chạy theo thời gian quy định chừng 2 đến 3 phút sau đó nâng dần thời gian.
-Bài tập 7 :
Chạy theo nhúm sức khoẻ hoặc tự nguyện chạy theo nhóm khoảng 4 đến 5 học sinh một nhóm chạy bấm thành tích hoặc không bấm thành tích(500m-600m có thể động viên các em vượt thành tích hay cự ly đó quy định).
-Bài tập 8 :
Tập chạy tại chổ phối hợp với đánh tay,hơi thở và bước chạy (chia thành 2 nhóm hoặc chạy đồng loạt).
-Bài tập 9 :
Tập sức bền bằng đi bộ hoặc chạy trên địa hỡnh tự nhiờn theo sức khoẻ từ 300m nõng dần đến 500m, 600m, 700m , 800m.... hoặc tập theo thời gian từ 3 phút đến 8, 9 ,10, 12 , 20 .... phút. Chú ý chạy sát đường vũng hướng vào tâm chân trái thấp hơn chân phải khi chạy qua đường vũng và phõn phối sức hợp lý khi chạy.
Kết quả đạt được
- Sau một năm học thực hiện đề tài tôi đã thu được một số kết quả đáng khích lệ so với những năm trước như sau:
Chất lượng thể lực được đánh giá thông qua kết quả RLTT
Năm 2011 – 2012
Khối 9: 95 HS :G: 10%; K: 24%; Đ: 46%; CĐ: 20.%
Khối 8: 85 HS: G: 10%; K: 20%; Đ: 45%; CĐ: 25%
Khối 7: 86 HS: G: 12%; K: 21%; Đ: 44%; CĐ: 23%
Khối 6: 80 HS: G: 8%; K: 21%; Đ: 46%; CĐ: 25%
Trong năm học 2011-2012 tham gia hội khỏe phù đổng cấp huyện đã đạt được một số kết quả sau : đạt giải 3 chạy 1500m (nam) , giải tư 800m nữ. Mặc dù giải đạt chưa cao nhưng đó củng là một điều đáng khích lệ
Trong năm học 2012-2013 tham gia hội khỏe phù đổng cấp huyện đã đạt được kết quả đáng tự hào: đạt giải nhất chạy 800m (nữ) , giải nhì 800m (nam), giải nhì 1500m (nam)
* Kết luận: Mặc dù chất lượng đạt được chưa cao song thông qua các giờ dạy tôi có thể thấy học sinh đã có ý thức tích cực luyện tập không còn các biểu hiện chạy cắt vòng, chạy bỏ vòng, chạy không hết cự li yêu cầu, khi chơi trò chơi phát triển sức bền thì các em tham gia rất nhiệt tình. Việc được luyện tập bằng các phương pháp khác nhau giữa các tiết học đã rèn cho học sinh ý chí quyết tâm và nghị lực của bản thân.
III. PHẦN KẾT LUẬN
3.1 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Việc áp dụng các phương pháp rèn luyện thể lực trong quá trình luyện tập thể lực đã góp phần nâng cao chất lượng cũng như nâng cao thể lực, ý thức rèn luyện, luyện tập của học sinh trong các giờ học.
- Học sinh được vận động sáng tạo, vui chơi, tìm tòi nhưng vẫn được rèn luyện thể lực thường xuyên.
- Việc giảng dạy bộ môn thể dục muốn đạt hiệu quả cao trong việc rèn luyện thể lực giáo viên cần tạo cho học sinh hứng thú trong việc luyện tập và rèn luyện thể lực.
- Giáo viên cần nghiên cứu các phương pháp luyện tập mới cũng như sáng tạo những dụng cụ luyện tập hỗ trợ cho học sinh luyện tập.
- Cần phải tổ chức phù hợp một tiết dạy sao cho việc luyện tập và rèn luyện một cách hợp lý không quá nặng về một phần nào đó.
- Tạo cho học sinh ý thức tự quản, ý chí vươn lên, tham gia đánh giá một cách công bằng, hợp lý như vậy mới có thể phát huy hết khả năng tố chất của học sinh.
- Qua việc khảo nghiệm (xem xét và đánh giá qua ứng dụng, thử thách trong thực tế), tôi nhận thấy các biện pháp đề ra trong đề tài mang tính khả thi (có thể thực hiện được) không chỉ với trường THCS Quảng Thạch mà còn có thể áp dụng đối với nhiều trường THCS trong huyện nhà. Có thể dạy trong năm học này và áp dụng dạy trong nhiều năm học tiếp theo.
- Qua việc nghiên cứu tôi đề xuất các biện pháp cụ thể như sau:
. Trong các tiết học cần thường xuyên thay đổi các phương pháp luyện tập chạy bền cho phong phú, không làm học sinh nhàm chán trong việc luyện tập.
. Tạo cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc luyện tập chạy bền.
. Để học sinh có thể đánh giá việc rèn luyện của mình đạt kết quả đến đâu GV cần phải thường tổ chức các cuộc thi chạy bền nhiều cự li từ quy mô lớp đến cấp trường để tạo ra hứng thú cho học sinh.
. Để đạt thành tích cao trong các cuộc thi trong thể thao nên tổ chức thành các đội năng khiếu cho các môn khác nhau để từ đó có thể tuyển chọn và luyện tập tốt hơn cho các em.
. Đưa ra các bài tập rèn luyện sức bên phù hợp cho từng đối tượng học sinh để học sinh có thể luyện tập ở trường và ở nhà.
3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
- Trang bị đầy đủ các thiết bị dụng cụ hỗ trợ luyện tập.
- Mở các lớp chuyên đề bộ môn để giáo viên đi dự nâng cao chuyên môn.
- Mở các lớp bồi dưỡng học chuyên môn để có thể trao đổi các phương pháp tập luyện giữa các giáo viên.
Quảng Thạch, ngày 16 tháng 11 năm 2012
NGƯỜI VIẾT
Trần Thị Kim Phượng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
TÊN SÁCH
TÁC GIẢ
NHÀ XUẤT BẢN
NĂM XUẤT BẢN
1
SÁCH GIÁO VIÊN (THỂ DỤC 6).
TRẦN ĐỒNG LÂM
GIÁO DỤC
2002
2
SÁCH GIÁO VIÊN (THỂ DỤC 7).
TRẦN ĐỒNG LÂM
GIÁO DỤC
2003
3
SÁCH GIÁO VIÊN (THỂ DỤC 8).
TRẦN ĐỒNG LÂM
GIÁO DỤC
2004
4
SÁCH GIÁO VIÊN (THỂ DỤC 9).
TRẦN ĐỒNG LÂM
GIÁO DỤC
2005
5
TÀI LIỆU BDTX CHO GV THCS CHU KỲ III (2004-2007) QUYỂN 1,2.
PHẠM VĨNH THÔNG
VÀ NHIỀU TÁC GIẢ
GIÁO DỤC
2007
6
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TD THCS .
PHẠM VĨNH THÔNG
GIÁO DỤC
2007
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem chay ben.doc